Lễ hội Huế – Khám phá những sự kiện văn hóa độc đáo đất cố đô
Các lễ hội ở Huế với những hoạt động sôi nổi, đậm màu sắc vùng miền góp phần tạo nên nét văn hoá độc đáo, hấp dẫn du khách khi ghé thăm cố đô. Vậy lễ hội Huế có những gì? Cuốn cẩm nang này sẽ giúp bạn có hành trình du lịch Huế giàu trải nghiệm.
Mục Lục
1. Lễ hội Thanh Trà
- Thời gian: Tổ chức 2 năm một lần
- Địa điểm: Phường Thuỷ Biều – TP. Huế
Lễ hội Thanh Trà Huế thường tổ chức vào thời gian thu hoạch trái thanh trà (cuối tháng 8 đến đầu tháng 9). Khi đến với lễ hội, du khách có thể thăm quan, mua sắm những loại hoa quả nổi tiếng xứ Huế với tâm điểm là trái thanh trà. Song hành với đó, lễ hội Huế Thanh Trà còn có rất nhiều chương trình phục vụ du khách như: Hội thi sản phẩm trái ngon thanh trà Huế, lễ cáo giang sơn cung tiến thanh trà, các trò chơi dân gian…
Đặc biệt hơn nữa, ngoài việc thường thức trái cây tươi ngon thì du khách cũng có cơ hội được thưởng thức các món ăn được chế biến từ chính trái thanh trà như: bánh canh thanh trà, thanh trà rim, chè thanh trà, súp thanh trà…
>>> Xem ngay chùa Thiên Mụ Huế, ngôi chùa linh thiêng 400 năm tuổi, kiến trúc cổ kính đặc sắc, phong cách hữu tình, là điểm check in được yêu thích.
2. Lễ hội điện Hòn Chén
- Thời gian: 2 – 3/3 và tháng 7 âm lịch hàng năm
- Địa điểm: Điện Huệ Nam – Hương Trà – TP. Huế
Lễ hội ở Huế điện Hòn Chén là một trong những lễ hội truyền thống ở Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung, được tổ chức ở điện Hòn Chén khi trời vừa chuyển năm mới. Lễ hội Huế điện Hòn Chén diễn ra rất long trọng với lễ rước Thiên Y Na thánh mẫu. Nghi lễ rước diễn ra trên sông Hương với nhiều chiếc thuyền được trang hoàng rực rỡ bằng màu vàng và cờ xí là chủ đạo. Lễ rước mang theo bàn thờ Thánh cùng long kiệu Thánh mẫu, hòm sắc vua phong và các khí tự như cờ, quạt, tàn… Sau khi kết thúc lễ rước là lễ Túc Yết, lên đồng hầu bóng diễn ra đến lúc kết thúc lễ hội.
>>> Xem thêm những trải nghiệm hấp dẫn trên sông Hương Huế, du thuyền vào buổi sáng, nghe ca Huế, ngắm hoàng hôn lãng mạn trên cầu Tràng Tiền.
3. Festival Huế – Lễ hội ở Huế hấp dẫn bậc nhất
- Thời gian: Năm chẵn
- Địa điểm: TP. Huế
Lễ hội Festival Huế tiền thân là Festival Việt – Pháp được tổ chức năm 1992 và được đổi tên thành Festival Huế như hiện nay từ năm 2000. Từ đó, lễ hội như một sự kiện văn hoá lớn nhằm mục đích tưởng nhớ về những giá trị truyền thống của kinh đô Huế, cùng với đó là quảng bá những giá trị đó cho du khách thập phương. Một số lễ hội du khách có thể tham dự như: Lễ tế Nam Giao, lễ hội áo dài, đêm hoàng cung, thả diều, cờ người …
>>> Tìm hiểu thêm nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa phi vật thể đáng tự hào, loại hình âm nhạc nghệ thuật độc đáo ở Việt Nam.
4. Lễ hội làng bún Phú Đô
- Thời gian: 22/01 âm lịch
- Địa điểm: Đền thờ Bà Bún, làng Vân Cù, huyện Hương Trà, TP. Huế
Lễ hội ở Huế làng bún Phú Đô có 2 phần riêng biệt: Phần lễ và phần hội. Sáng sớm ngày 22/1 âm lịch, người dân sẽ chuẩn bị sản phẩm truyền thống của làng nghề mình cùng với các sản phẩm nông nghiệp khác dâng lên Bà Bún. Kết thúc phần lễ là phần hội với lễ rước kiệu Đức Thánh Cả, Đức Ông và Hai Bà (Đức tổ nghề bún Nguyên Thơ cùng hai bà: Bà An và Bà Phương ). Đây là một nét đẹp văn hoá truyền thống của làng Phú Đô mà du khách có thể đến và trải nghiệm.
>>> Xem thêm 28 đặc sản Huế nổi bật nhất, hương vị đặc biệt, cách chế biến độc đáo, mang đậm nét tinh hoa ẩm thực cố đô.
5. Lễ hội Đu Tiên – Lễ hội Tết ở Huế
- Thời gian: 04/01 âm lịch
- Địa điểm: xã Phong Hiền, TP. Huế
Lễ hội Đu Tiên là lễ hội Tết ở Huế mang âm hưởng của cuộc thi tài nhiều hơn là biểu diễn và có chút mạo hiểm. Lễ hội chính là những cây đu được làm bằng tre và buộc thủ công bởi những người dân. “Thí sinh” tham gia đu sẽ buộc dây bảo hiểm chắc chắn rồi thỏa sức tung mình trên những cây đu đó. Vì lễ hội Huế Đu Tiên mang hơi hướng của cuộc thi nên sẽ có những giải thưởng cho ai giật được chiếc khăn hồng được buộc ở độ cao xấp xỉ với giá đu.
>>> Khám phá thêm cầu Tràng Tiền Huế, công trình giao thông bắc qua sông Hương, chứng nhân lịch sử trường tồn hơn 1 thế kỷ, điểm check in thơ mộng được đông đảo du khách tìm đến.
6. Hội vật làng Sình
- Thời gian: 10/01 âm lịch
- Địa điểm: Làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Huế
Hội vật làng Sình Huế về nguyên tắc cũng sử dụng luật thi đấu vật dân tộc làm luật lệ cuộc thi. Các đô vật muốn muốn đánh bại đối thủ của mình cần phải tìm cách vật ngửa được đối thủ không cho đối thủ đứng được dậy. Ngoài ra, các đô vật cũng không được sử dụng những đòn đánh mang tính “triệt hạ” gây nguy hiểm cho đối thủ như các đòn bẻ, vặn, khóa khớp …
>>> Bỏ túi ngay cách tham quan Đại Nội Huế chi tiết, một quần thể di tích văn hóa lịch sử mang vẻ đẹp tráng lệ với kiến trúc cung điện độc đáo nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật thú vị.
7. Lễ hội đua ghe ở Huế
- Thời gian: 02/9 hằng năm
- Địa điểm: TP. Huế
Lễ hội đua thuyền ở Huế không sử dụng thể thức như những cuộc thi quốc tế trong và ngoài nước tổ chức. Mỗi đội sẽ phải qua 3 vòng, 6 tráo với nam và 2 vòng 4 tráo với nữ. Các ghe đua 3 vè chính dọc sông Hương, lộn vè rốn lúc xuất phát và vòng cuối lúc vào đích.
>>> Xem ngay lăng Khải Định Huế, điểm đến check in tuyệt đẹp với kiến trúc được thiết kế công phu, tinh xảo mang tính nghệ thuật cao.
8. Lễ hội Huế Bài Chòi
- Thời gian: Mùng 1 đến mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm
- Địa điểm: Cầu ngói Thanh Toàn, xã Thanh Thuỷ – H.Hương Thuỷ – Thừa Thiên Huế
Bài chòi là trò chơi dân gian từ xa xưa của người dân vùng trung bộ. Ở Huế, lễ hội bài chòi hằng năm được tổ chức tại Cầu ngói Thanh Toàn – di tích văn hoá cấp quốc gia thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Thuỷ. Nét độc đáo của bài chòi không phải là việc chơi bài như tên của nó thể hiện mà là những câu vè, điều hò dí dỏm của người giao bài và người chơi.
9. Hội Minh Hương Huế
- Thời gian: Ngày 14 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch hằng năm
- Địa điểm: Làng Minh Hương, Xã Điền Hải, H. Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Lễ hội Huế Minh Hương mang đậm màu sắc tâm linh với mong muốn cho một năm bội thu, mưa thuận gió hoà với ngư dân. Giúp người dân có một mùa đi biển bình an, cuộc sống ấm no. Lễ hội nhằm suy tôn Thần Khai canh và được tổ chức tại đình làng Minh Hương, xã Điền Hải, huyện Phong Điền với nhiều hoạt động hội đặc sắc gắn liền với ngư dân như đua thuyền, bủa lưới, rước thuyền…
10. Lễ hội Cầu Ngư ở Huế – Lễ hội Huế của người dân chài
- Thời gian: Ngày 12 tháng 1 âm lịch hằng năm
- Địa điểm: Làng Thái Dương Hạ, xã Thuận An, H. Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Lễ hội cầu ngư là một lễ hội mang nét đặc sắc của người dân miền ven biển thuộc làng Thái Dương Hạ. Lễ hội chia ra làm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Phần lễ người dân sẽ chuẩn bị lễ để dâng lên thành hoàng vào sáng sớm. Phần hội, người dân sẽ khoác lên mình trang phục ngư dân và tái hiện lại cảnh sinh hoạt trên biển. Ngoài ra, lễ hội còn có những buổi lễ cầu an long trong mong cho một năm thuận buồm xuôi gió với những ngư dân ven biển.
Ngoài việc tham gia các lễ hội Huế hấp dẫn, du khách đến Huế nên ghé thăm thêm những địa điểm du lịch nổi tiếng như như đồi Thiên An, vịnh Lăng Cô, đầm Lập An,… và thưởng thức những món ngon ở Huế chỉ ăn 1 lần là nhớ mãi.
Để thuận tiện cho quá trình di chuyển, bạn có thể đặt phòng tại Vinpearl Hotel Huế. Khách sạn tọa lại tại vị trí trung tâm thành phố, sở hữu nhiều tiện ích, dịch vụ đẳng cấp với hệ thống phòng lưu trú 5 sao, hiện đại; khu tập gym, yoga; nhà hàng ẩm thực sang trọng; bể bơi rộng rãi… chắc chắn sẽ giúp kỳ nghỉ của bạn trở nên tuyệt vời.
>>> Đặt phòng Vinpearl Hotel Huế để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn cho chuyến du lịch khám phá lễ hội ở Huế.
Nhắc đến Huế, có lẽ chúng ta đều liên tưởng đến một vùng đất trầm tĩnh, yên bình, ẩn chứa nhiều thú vị. Nhưng cũng có những thời điểm, Huế trở nên sôi động, nhộn nhịp và say mê hơn trong mắt các du khách. Đó là mùa lễ hội ở Huế hàng năm, khi người dân địa phương nô nức chuẩn bị cho các hoạt động truyền thống chào xuân đặc sắc.
>>> Đặt phòng Vinpearl Hotel Huế và lên đường ngay để không bỏ lỡ bất kỳ ngày vui nào của vùng đất cổ kính, đầy mộng mơ này nhé!