Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng: Điểm hẹn văn hóa mỗi dịp đầu năm
Tới du lịch Đà Nẵng, ngoài khám phá các địa điểm du lịch nổi tiếng, nền ẩm thực trứ danh, du khách cũng có thể tới lễ hội đua thuyền Đà Nẵng và hòa mình vào không khí có 1-0-2. Đây là một trong những lễ hội mang tính nhân văn rất sâu sắc thể hiện tinh thần đoàn kết, thể thao của người Đà thành.
Mục Lục
1. Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng tổ chức ở đâu, khi nào?
Vào tháng Giêng âm lịch, có rất nhiều lễ hội Đà Nẵng được tổ chức, một trong số đó không thể không nhắc tới lễ hội đua thuyền, đây là hoạt động văn hóa được tổ chức đều đặn hàng năm thu hút đông đảo người dân, khách du lịch tới tham gia và trải nghiệm. Lễ hội này được diễn ra tại một địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng ở quận Liên Chiểu, đó chính là sông Hàn.
>>> Xem thêm: Cầu sông Hàn – Biểu tượng Đà Nẵng mang vẻ đẹp “ảo diệu”.
2. Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng
Theo lời kể của người xưa, mùa xuân là thời khắc chuyển giao của đất trời. Lễ hội đua thuyền được tổ chức để mong cầu một năm mới khai thông sông rạch, mưa thuận gió hòa, cuộc sống được ấm no hạnh phúc. Trong lễ hội, các làng sẽ lập ra thành từng đội để thi đấu, đội nào về đích đầu tiên sẽ mang một ý nghĩa rất may mắn, trong năm đó làm gì cũng thuận lợi, tài lộc thì phơi phới.
Thực tế, lễ hội đua thuyền Đà Nẵng không đơn thuần là một cuộc thi thể thao giữa các đội với nhau. Thông qua lễ hội này, những nét văn hóa dân gian đã được tái hiện lại, tinh thần đoàn kết tập thể, tương trợ lẫn nhau chưa bao giờ nổi bật đến thế. Đây được xem như là một nét văn hóa tinh thần đã gắn liền với tiềm thức, trở thành một phần không thể thiếu với bao con người Đà Nẵng.
>>> Tất tần tật từ A – Z cẩm nang du lịch Đà Nẵng tự túc.
3. Hướng dẫn cách di chuyển đến lễ hội đua thuyền tại Đà Nẵng
Để có thể đi tới lễ hội đua thuyền Đà Nẵng, du khách có thể lựa chọn các phương tiện như taxi, ô tô, riêng, xe máy cá nhân. Đường di chuyển khá thuận tiện và dễ dàng vì nằm trong trung tâm thành phố. Bạn chỉ cần đi tới sông Hàn, đứng trên phía cầu sông Hàn hoặc hai bên bờ sông gần cầu là đã có thể chiêm ngưỡng được trọn vẹn không khí và sự náo nhiệt của lễ hội.
4. Khám phá lễ hội đua thuyền Đà Nẵng – Nét văn hóa truyền thống đa sắc màu
4.1. Trước thời khắc diễn ra lễ hội đua thuyền trên sông Hàn Đà Nẵng
Trước ngày diễn ra cuộc thi, các làng, xóm đã chuẩn bị ngay từ buổi đêm đến sáng sớm, ai cũng háo hức với hy vọng đội của mình sẽ giành chiến thắng.
Vào buổi sáng ngày lễ hội được tổ chức, ngày từ sáng tinh mơ, các lão làng đã tới sông Hàn và tiến hành các thủ tục khai mạc. Hai bên bờ sông Hàn rộn vang tiếng cười nói, hàng trăm người quy tụ lại từ các vùng Thủy Tú, Nam Ô, Kim Liên,… ai cũng mong chờ và tìm được cho mình một vị trí đẹp để có thể xem được trọn vẹn lễ hội đua thuyền.
Trước khi cuộc tranh tài bắt đầu, các bô lão cùng các “thuyền trưởng” đứng ra mũi thuyền để thắp hương, tuyên bố khai mạc lễ hội. Mỗi đội sẽ có tối đa 30 thành viên với độ tuổi từ 18 đến 35, họ đã cùng nhau tập luyện bàn bạc và đưa ra chiến lược thi đấu từ rất lâu trước đó.
4.2. Hòa mình cùng không khí huyên náo khi lễ hội đang diễn ra
Tiếng còi phát động vang lên cũng chính là lúc cuộc đua bắt đầu, từng mũi thuyền lao vun vút về phía trước. Lúc này, hai bên bờ sông là những tiếng cổ vũ reo hò, tiếng kèn trống vô cùng náo nhiệt. Hàng trăm người dân, khách du lịch dõi theo từng đoàn thuyền đang lướt trên dòng sông, ai cũng rất nhiệt tình, dùng hết sức mình để chèo con thuyền về đích trong sự hoan ca, cổ vũ khiến cho khung cảnh lễ hội càng thêm hấp dẫn.
Kết thúc cuộc đua, sẽ có đội thắng, đội thua nhưng dù kết quả thế nào thì các đội chơi cũng rất vui mừng vì lễ hội đã diễn ra tốt đẹp, tinh thần gắn kết giao lưu giữa những người chơi càng bền chặt hơn.
Trước đây, lễ hội đua thuyền Đà Nẵng chỉ mang tính chất tự phát, các làng tự tổ chức với nhau. Nhưng đến ngày nay, các lễ hội Đà Nẵng này ngày càng được chính quyền quan tâm giữ gìn và phát huy hơn. Bên cạnh lễ hội đua thuyền, Đà Nẵng còn có lễ hội Quan Thế Âm cũng thu hút khá đông đảo người dân tứ phương, khách du lịch ghé thăm mỗi năm.
Tới Đà thành, ngoài lịch trình khám phá các lễ hội truyền thống, du khách cũng có thể kết hợp tham quan cây cầu Vàng Đà Nẵng, cầu Rồng Đà Nẵng hay thỏa sức vui chơi ở bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng, tới chùa Non Nước Đà Nẵng cầu an lành dịp đầu năm và đặc biệt không thể bỏ lỡ các món đặc sản Đà Nẵng như: bánh mì que Đà Nẵng, bánh tráng cuốn, kem bơ Đà Nẵng,…
Để chuyến du lịch đến “thành phố đáng sống nhất Việt Nam” được trọn vẹn nhất, việc lựa chọn khách sạn lưu trú vô cùng quan trọng. Một trong những địa chỉ mà bạn có thể tham khảo đó là hệ thống khách sạn/resort Vinpearl tại Đà Nẵng.
Đến với hệ thống khách sạn/resort Vinpearl tại Đà Nẵng, du khách sẽ được tận hưởng những dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp chuẩn 5*, không gian phòng ốc hiện đại đầy đủ tiện nghi, hệ thống nhà hàng sang trọng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo cùng menu đa dạng… Tất cả sẽ mang tới cho bạn một kỳ nghỉ tuyệt vời tại thành phố Đà Nẵng xinh đẹp.
>>> Đặt phòng Vinpearl Đà Nẵng tại đây với nhiều ưu đãi, giá tốt nhất!
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng – nét văn hóa đặc trưng được nhiều du khách yêu thích vào mỗi dịp đầu năm. Sau những ngày nghỉ Tết trọn vẹn, bạn có thể tới Đà Nẵng du xuân và trải nghiệm không khí tươi vui của lễ hội này. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham khảo thêm voucher, combo, tour du lịch Đà Nẵng để chuyến đi được trọn vẹn, tiết kiệm và ý nghĩa nhé!