Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra vào tháng mấy

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra vào tháng mấy

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên diễn ra từ tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 12, tham dự lễ hội gồm các nghệ nhận của các tỉnh đến biểu diễn văn hóa của dân tộc mình.

Lễ hội công chiêng Tây nguyên diễn ra lần này với 40 nghệ nhân Bahnar tham dự với dàn cồng chiêng tái hiện lễ Đâm trâu, mừng nhà rông, mừng lúa mới, mừng đám cưới, mừng được mùa, Bỏ mả… ngoài ra lễ hội còn tấy đến các giai điệu tiết tấu gặp nhau qua từng nốt nhạc.Du lịch Tây Nguyên tham dự lễ hội mang đậm sắc màu dân tộc, và văn hóa dân gian của Tây Nguyên, Đắk Lắk nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Đồng thời giới thiệu đến du khách và bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó còn có hội chợ triễn lãm các gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ của các dân tộc Tây Nguyên.Lễ hội công chiêng Tây nguyên diễn ra lần này với 40 nghệ nhân Bahnar tham dự với dàn cồng chiêng tái hiện lễ Đâm trâu, mừng nhà rông, mừng lúa mới, mừng đám cưới, mừng được mùa, Bỏ mả… ngoài ra lễ hội còn tấy đến các giai điệu tiết tấu gặp nhau qua từng nốt nhạc.

Theo các nghệ nhân nơi đây thì, làng nào có nhiều cồng chiêng sẽ được các dòng họ, làng khác kính nể, và nghe theo, và già làng ở làng ấy sẽ được tôn lên làm già làng cho cả vùng.

Theo phong tục của người Tây Nguyên thì trẻ con khi vừa sinh ra họ đã đem công chiêng đến đánh dấu tai, và được gọi là lễ thổi tai. Ngoài ra cồng chiêng còn có mặt trong các lễ cúng  từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, và rất nhiều lễ ở Tây Nguyên. Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường diễn ra vào tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 12 hàng năm.

Theo quan niệm của người Tây Nguyên lễ hội cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), và giao hòa với trời đất, giao tiếp trong cộng đồng. Đánh cho ma quỷ mải nghe đến quên làm hại người (Trường ca Đam San).

Theo các bậc cao niên của người Xêđăng kể rằng trước đây có lần đàn voi dữ tràn về làng phá rẫy, phá các buôn làng, và họ đã mang theo lao, tên lá cùng hợp sức tiêu diệt thú dữ, đánh nhau suốt mấy ngày đêm, sức tàn lực kiệt mà thú dữ càng hung tợn. Họ chỉ còn biết chắp tay cầu Yàng. Bỗng thấy đùn lên một ụ đất, và khi đào xuống thấy một vật bằng đồng tròn to bốn người ôm không xuể. Khi gõ thì phát ra tiếng vang lớn, và mang theo các vật bằng đồng ra gỏ vang cả núi rừng khiến đàn voi bỏ đi vào rừng sau.

Từ đó đến nay nền văn hóa cồng chiêng đã gắn sâu vào trong mỗi con người nơi đây và trở thành lễ hội lớn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng ngoạn, không chỉ du khách trong nước mà du khách nước ngoài cùng đến đây tham dự lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên.

Các tin khác

Tinh hoa ẩm thực Quảng Bình

Tinh hoa ẩm thực Quảng Bình

Quảng Bình nổi tiếng với vẻ đẹp của các hang động hùng vỹ,những thác nước trắng xóa hay bãi biển xanh cát trắng trải dài. Bên cạnh vẻ đẹp của du lịch thiên nhiên thì Quảng Bình thu hút du khách bởi nền ẩm thực đa dạng mộc mạc và dân dã với những đặc trưng riêng nơi đây.

Chi tiết
Thỏa sức sống ảo du lịch hè tại Mũi Né

Thỏa sức sống ảo du lịch hè tại Mũi Né

Đi du lịch Mũi Né vào tháng 7 là thời điểm du lịch biển thích hợp nhất trong năm. Bởi lúc này tiết trời Phan Thiết trong xanh, biển lặng sóng, ít mưa bão, nắng đẹp rất thích hợp cho hành trình tham quan khám phá của du khách.

Chi tiết
Du Lịch Lý Sơn tháng 7 có gì

Du Lịch Lý Sơn tháng 7 có gì

Du lịch biển vào hè tháng 7 là thời điểm thích hợp để đi du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ và trong lành nơi đây. Không những vậy khi du lịch đảo Lý Sơn khách du lịch còn thưởng thức những món ăn đặc trưng của văn hóa bản địa nơi mệnh danh là vương quốc tỏi.

Chi tiết
Khám phá vẻ đẹp Bắc Âu

Khám phá vẻ đẹp Bắc Âu

Đồng hành cùng Lê Travel đến với tour du lịch bắc Âu du khách không chỉ khám phá danh thắng Bắc Âu, mà còn được lắng nghe những câu chuyện ly kỳ, hay khám phá khung cảnh làng quê thanh bình.

Chi tiết