Lễ hội Cổ Loa Hà Nội – Màu sắc văn hóa truyền thống Đông Anh | Gỗ Trang Trí
(Gotrangtri.vn) Lễ hội Cổ Loa Hà Nội diễn ra trong không khí vô cùng sôi động. Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn An Dương Vương Thục Phán – Người có công dựng đất nước Âu Lạc và xây dựng lên thành Cổ Loa ngày nay.
Hãy cùng Portfolio khám phá lễ hội Cổ Loa Hà Nội – màu sắc văn hóa truyền thống của người dân Đông Anh nhé!
1. Giới thiệu lễ hội Cổ Loa
Từ lâu, trong dân gian Việt Nam đã lưu truyền câu: “Chết thì bỏ con bỏ cháu, sống thì không bỏ mồng sáu tháng Giêng”. Ý muốn nói lên sức hấp dẫn, sôi động khi lễ hội Cổ Loa diễn ra hàng năm. Xưa kia, hội lễ Cổ Loa thường được bắt đầu từ mồng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng.
Tương truyền rằng, khai hội chính là ngày An Dương Vương lên ngôi, khao toàn bộ binh sĩ. Thế nên, để tưởng nhớ ngày long trọng này, người dân Cổ Loa đã tổ chức lễ hội truyền thống rước kiệu mở hội đông vui cả 1 vùng.
Trước ngày lễ hội Cổ Loa Hà Nội được bắt đầu bằng những nghi thức đại tế và lễ rước. Lễ tế được tiến hành trong tiếng nhạc của phường bát âm. Trước là các chức sắc được diện những bộ trang phục thiết kế với gam màu đỏ, màu vàng rất nổi bật và đặc sắc. Sau đó, dân làng thay phiên nhau lên cầu nguyện, phù hộ cho bà con dân làng làm ăn thịnh vượng, an hưởng cảnh thái bình, no đủ.
Làng Cổ Loa Đông Anh Hà Nội gồm 12 xóm tất cả. Nhưng lễ hội Cổ Loa Hà Nội là của chung 1 cụm 8 làng trước gọi là Bát Xã gồm: Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép. Cả 8 làng này đều thờ Thục Phán thế nên đều tham gia tổ chức hội. Dưới đây chính là nghi lễ rước thần của tám làng trong ngày lễ hội Cổ Loa Hà Nội.
2. Lễ hội Cổ Loa – Nghi lễ rước thần của 8 làng
Khi lễ hội Cổ Loa Hà Nội bắt đầu, thì từ những ngả đường, đâu đâu người ta cũng gặp những đám rước với cờ quạt, nghi trượng, kiệu phường bát âm và màu cờ sắc áo, lễ phục rực rỡ, sôi động, háo hức của người dân nơi đây.
Đi đầu chính là cờ quạt rồi đến long đình với các lộ bộ bát bửu. Tiếp đến chính là phường bát âm và các quan viên đội mũ tế áo thụng, đai hia, tay bưng những vũ khí của nhà vua thời xưa. Liền sau đó là các chức sắc và trai đinh xóm chùa thuộc làng Cổ Loa sẽ khiêng long đình, bên trên có bài vị của nhà vua.
Tiếp đó, chức sắc và dân của các làng khác sẽ lên, mỗi làng rước kiểu riêng của mình với cờ, quạt, phường bát âm rất sôi động.
Kiệu Mỵ Châu được rước ngay từ đình Cổ Loa sang đền Thượng từ chiều mồng 5 thể hiện con gái sang thăm vua cha của mình.
Sau khi phần rước lễ diễn ra xong xuôi, thì tiếp theo chính là phần hội với những hoạt động hấp dẫn được diễn ra như chơi cờ người…
Hay trò chơi đánh đu hết sức táo bạo để thử thách độ cao của những người thích trò chơi mạo hiểm này. Đây cũng là trò chơi đã thu hút đông đảo người dân xem.
Hay sới vật ở hội diễn ra trong không khí vô cùng sôi động và hấp dẫn với đô vật là những thanh niên trai tráng trong vùng có sức khỏe tốt.
Và điều đặc biệt trong lễ hội Cổ Loa Đông Anh thì hát quan họ trên thuyền gỗ cũng thu hút khá nhiều người đến xem.
Lễ hội Cổ Loa Hà Nội không chỉ thu hút đông đảo người dân của 8 làng thuộc huyện Đông Anh. Mà lễ hội còn thu hút nhiều du khách ở các vùng lân cận sang xem làm cho không gian buổi lễ luôn sôi động, hào khí và hấp dẫn.
Có thể nói, lễ hội Cổ Loa Hà Nội chính là nét văn hóa đẹp của người dân làng Đông Anh nói riêng và văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung. Và nếu muốn khám phá nét đẹp văn hóa, kiến trúc và lối thiết kế nội thất độc đáo của Việt Nam thì nhờ đồng hành cùng gotrangtri.vn trong các bài viết tiếp theo nhé!