Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa có gì đặc sắc? Khám phá ngay!
Mục lục
Du lịch Khánh Hòa thu hút du khách không chỉ bởi những bãi biển đẹp, đảo trong xanh, con người hiếu khách, hải sản phong phú, thơm ngon mà còn bởi những lễ hội dân gian đặc sắc như lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa. Du lịch Nha Trang tự túc, du khách nhớ khám phá lễ hội văn hóa độc đáo của người vùng biển này nhé!
1. Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa diễn ra ở đâu, khi nào?
Vào khoảng đầu tháng 2 âm lịch hằng năm, người dân Khánh Hòa lại háo hức đón chờ lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa thường được tổ chức vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch tại các làng ven biển của tỉnh Khánh Hòa. Lễ hội diễn ra 3 ngày 3 đêm trong không khí vui tươi nhưng không kém phần trang nghiêm. Địa điểm tổ chức lễ hội là toàn làng và ngoài biển, trong đó, địa điểm chính để tổ chức phần lễ là Lăng Ông – nơi thờ Ông Nam Hải.
Lễ hội Cầu Ngư ở đâu? Lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân vùng biển Nam Trung Bộ, trong đó có Khánh Hòa. Lễ hội bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải – cách gọi trang trọng dành cho cá voi – loài cá có thân hình to lớn thường xuất hiện cứu giúp ngư dân gặp nạn khi ra khơi.
Chính vì vậy, khi có cá voi chết trôi dạt vào bờ, người dân vùng biển thường làm lễ chôn cất cẩn thận. Dần dần, hình thành nên tục thờ cúng Ông Nam Hải với mong ước Ông phù hộ cho những chuyến ra khơi bình an, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màn bội thu. Lễ tế Ông Nam Hải dần phát triển cùng đời sống người vùng biển, trở thành tín ngưỡng văn hóa dân gian đặc sắc lưu truyền đến ngày nay với tên gọi là lễ hội Cầu Ngư.
2. Các nghi thức của lễ hội Cầu Ngư Khánh Hòa Nha Trang
Ngoài những đặc điểm chung của lễ hội Cầu Ngư vùng Nam Trung Bộ, lễ hội ở Nha Trang lễ Cầu Ngư còn có những nét riêng, thể hiện đặc trưng đời sống của người dân Khánh Hòa. Lễ hội bao gồm phần: lễ Rước Sắc, lễ Nghinh Ông, hò Bá Trạo, lễ Tỉnh Sanh, lễ Tế Chánh, Thứ Lễ và Tôn Vương.
2.1. Lễ Rước Sắc – Mở đầu lễ hội Cầu Ngư
Mở đầu lễ hội Cầu Ngư là phần lễ Rước Sắc được tổ chức vào buổi sáng đầu tiên của lễ hội. Phần lễ Rước Sắc bao gồm phần Thỉnh Sắc, Rước Sắc, Khai Sắc được thực hiện bởi các bô lão lớn tuổi, có chức sắc trong làng.
Phần lễ Thỉnh sắc được các bô lão thực hiện trang trọng tại nhà Tiền Hiền nhằm mục đích thỉnh Ông Nam Hải về với Lăng Ông. Kế tiếp là phần Rước Sắc để đưa Ông Nam Hải từ Nhà Tiền Hiền về Lăng. Phần này được thực hiện bởi một đám rước long trọng cùng sự tham gia của đông đảo người dân trong làng. Khi Ông Nam Hải được rước về Lăng, các bô lão sẽ thực hiện phần lễ Khai Sắc như lời thông báo lễ hội Cầu Ngư chính thức bắt đầu.
2.2. Lễ Nghinh Ông rước hồn Ông Nam Hải từ biển về
Lễ Nghinh Ông trong lễ hội Cầu Ngư ở Nha Trang được tổ chức vào lúc sáng sớm, khi thủy triều lên. Đây là nghi thức tượng trưng nhằm mục đích rước hồn Ông Nam Hải từ biển về Lăng thờ.
Lễ được thực hiện với đoàn thuyền ghe gồm 3 chiếc giong buồm ra khơi để rước Ông Nam Hải cùng tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng. Lễ được tổ chức trong hai giờ trong không khí nhộn nhịp, vui tươi. Đoàn ghe về bờ đưa hồn Ông Nam Hải nhập điện. Lúc này, đội Siêu chờ sẵn sẽ múa trước điện thờ mừng Ông đã về với dân làng.
2.3. Hò Bá Trạo – Trò diễn dân gian đặc trưng
Hò Bá Trạo là một đặc trưng nổi bật chỉ có ở lễ hội Cầu Ngư các tỉnh Nam Trung Bộ. Đây là một loại hình biểu diễn dân gian, mang tính tổng hợp bao gồm múa, hát, nói,… Đội hò Bá Trạo thường được thực hiện bởi 15 – 19 thanh niên, thể hiện các bài hò ca ngợi lao động, ca ngợi tinh thần đoàn kết của con người. Hò Bá Trạo trong lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa thường gồm 4 lớp với các cảnh tế lễ, mùa màng bội thụ, cảnh thuyền vượt sóng ra khơi, cảnh thuyền về bến.
2.4. Lễ Tỉnh Sanh – Lễ xin với Thần linh được hiến tế
Lễ Tỉnh Sanh được thực hiện song song với lễ Nghinh Ông. Trong thời gian các bô lão đi rước hồn Ông Nam Hải thì tại Lăng sẽ tổ chức nghi thức tế các nhiên thần hoặc thiên thần gọi là lễ Tỉnh Sanh. Phần lễ này sử dụng heo sống nguyên con làm vật bái tế.
2.5. Tế Chánh, nghi lễ quan trọng nhất
Lễ Tế Chánh là nghi lễ quan trọng, thiêng liêng nhất trong lễ hội Cầu Ngư. Lễ diễn ra sau khi đội hò Bá Trạo đã hoàn thành xong nghi thức múa trước đền thờ Ông Nam Hải. Lễ Tế Chánh Ông Nam Hải kéo dài từ 10 giờ sáng đến đầu giờ Ngọ, tức 11 giờ trưa. Buổi lễ Tế Chánh luôn được người dân cố gắng tổ chức trang nghiêm, chỉn chu nhất vì họ tin rằng phần lễ càn long trọng càng nhận được sự độ trì, phù hộ của Ông Nam Hải.
2.6. Thứ lễ và Tôn vương
Trong lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa, Thứ lễ thường 2 – 3 năm mới tổ chức một lần. Đây là phần hát cúng thần không bắt buộc, phần hát này chỉ nhằm phục vụ bà con. Các đoàn hát bội được mời về sẽ thể hiện những ca khúc nói về niềm vui của bà con khi mùa màng bội thu, thể hiện lòng biết ơn của người dân dành cho Ông Nam Hải.
Nếu như lễ Rước Sắc là phần mở màn cho lễ hội Cầu Ngư thì Tôn vương lại là nghi thức kết thúc lễ hội. Phần này cũng do đoàn hát bội thực hiện. Đoàn hát sẽ thể hiện những khúc ca ngợi về cuộc sống, ca ngợi lao động, gửi gắm ước mơ của người dân về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.
>>> Tham khảo: Làng chài Nha Trang – Kinh nghiệm khám phá, ăn chơi 2022
3. Lễ hội Cầu Ngư Nha Trang mang ý nghĩa gì?
Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa được tổ chức hằng năm nhằm thể hiện lòng biết ơn của ngư dân với Ông Nam Hải, vị thần biển luôn che chở cho người dân những lúc ra khơi. Qua đó, thể hiện được truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc ta. Góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.
Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của dân làng biển được hình thành và phát triển cùng đời sống của người dân vùng ven biển khu vực Nam Trung Bộ. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi sau những ngày lao động, là dịp gặp gỡ, gắn kết tình làng nghĩa xóm, dịp để giao lưu với các làng lân cận.
Lễ hội còn thể hiện niềm tin của người dân biển vào ngư nghiệp. Dù công việc ra khơi có nhiều bấp bênh do điều kiện thời tiết, mùa màng nhưng bao đời nay ngư dân Khánh Hòa vẫn vươn khơi, bám biển, gìn giữ nghề truyền thống của cha ông. Lễ hội còn góp phần giữ gìn những loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống như hát bội, hò bá trạo,…
>>> Xem thêm: TOP 30 khu du lịch Nha Trang HOT NHẤT 2022
4. Các show diễn, lễ hội nổi tiếng ở Khánh Hòa khác
Ngoài lễ hội Cầu Ngư, du lịch Nha Trang, du khách còn có thể xem, tham gia nhiều show diễn, các lễ hội ở Khánh Hòa hấp dẫn khác như Tata Show, lễ hội Yến Sào, lễ hội Am Chúa Khánh Hòa,…
4.1. Show diễn triệu đô Tata Show
Nếu có dịp đặt chân đến Nha Trang, Khánh Hòa, du khách nhất định phải thưởng thức show diễn triệu đô Tata Show. Show diễn thực cảnh đa phương tiện hoành tráng đẳng cấp quốc tế này sẽ mang đến cho du khách những giây phút thăng hoa về cảm xúc, mãn nhãn phần nhìn với Công nghệ mapping 3D, cốt truyện huyền ảo cùng dàn nhân vật đầy sức hút cũng như những thông điệp ý nghĩa mà show diễn muốn truyền tải đến người xem,…
Theo kinh nghiệm đi Vinpearl Nha Trang của nhiều du khách thì Tata Show là “đỉnh cao giải trí” nhất định phải trải nghiệm khi đến Nha Trang. Du lịch Khánh Hòa, du khách nhớ ghé thăm VinWonders Nha Trang để xem show diễn Tata Show và thử nhiều trò chơi thú vị tại đây.
VinWonders Nha Trang – nơi du khách tha hồ trải nghiệm vô vàn hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn hàng đầu như: show diễn thực cảnh đa phương tiện Tata Show; đường trượt Zipline: đường trượt giữ kỷ lục dài nhất, dốc nhất, cao nhất Việt Nam; khám phá quần thể động, thực vật phong phú tại The World Garden, check in với Bánh xe Bầu trời,… cùng vô vàn trải nghiệm có 1-0-2 thú vị khác.
>>> Đặt ngay vé VinWonders Nha Trang để trải nghiệm ngay những trò chơi thú vị, hấp dẫn!
4.2. Lễ hội Yến Sào
Lễ hội Yến Sào là một trong những lễ hội đặc trưng của Khánh Hòa nhằm tri ân, tưởng nhớ công ơn những người đã khai sinh và phát triển nghề khai thác và chế biến tổ yến. Qua đó truyền cho con cháu lòng yêu nghề, dạy cho thế hệ hôm nay và mai sau biết gìn giữ và phát triển nghề làm yến.
Lễ hội Yến Sào Nha Trang diễn ra vào ngày 10/05 âm lịch hàng năm tại đảo yến Hòn Nội thuộc TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong ngày này, không chỉ những người làm nghề kinh doanh, khai thác yến mà còn có du khách khắp nơi cùng về dâng hương giỗ tổ ngành.
4.3. Lễ hội Am Chúa Khánh Hòa
Lễ hội Am Chúa diễn ra từ ngày 1/3 – 3/3 âm lịch hàng năm tại núi Đại An, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với vị Thánh Mẫu Thiên Y A Na, người có công dạy dân làm nông nghiệp, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.
Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc với lễ cúng trang nghiêm theo nghi thức cổ truyền cùng lễ rước lân, biểu diễn múa và nhiều hoạt động trò chơi dân gian như hò bài chòi, chơi đu,… Đến Nha Trang vào dịp lễ hội Am Chúa, du khách sẽ được tham gia vào nhiều trò chơi dân gian, xem biểu diễn văn nghệ, cùng nhiều hoạt động vui chơi thú vị.
Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa là lễ hội văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân vùng biển, góp phần giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông. Nếu có dịp đến Nha Trang vào dịp tháng 2, tháng 3 âm lịch, du khách đừng quên tham gia lễ hội để hiểu hơn về đời sống, sinh hoạt của người dân nơi đây.
>>> Du lịch Nha Trang, du khách nhớ đặt vé vào cửa VinWonders Nha Trang và mua combo, tour du lịch Nha Trang NHIỀU ƯU ĐÃI để chuyển khám phá phố biển thêm tiết kiệm, vui vẻ!