Lập luận là gì trong văn nghị luận? Các phương thức lập luận

Có rất nhiều cách để triển khai ý tưởng cho một bài phân tích nhưng phương thức lập luận lại được sử dụng rộng rãi hơn cả. Vậy thì lập luận là gì? Có những cách lập luận nào hiện nay? Mời bạn khám phá điều này trong bài viết chi tiết ngay sau đây của muahangdambao.com nhé!

Khái niệm lập luận là gì?

Thao tác lập luận là gì? Theo logic học thì lập luận là những suy luận (suy diễn logic), là một “hình thức vô cùng cơ bản của tư duy mà từ một hay nhiều phán đoán đã có (tiền đề) từ trước để người ta đưa ra được những phán đoán mới (kết luận)”.

Phương pháp lập luận trong văn nghị luận là gì?

Còn theo Đại từ điển tiếng Việt thì lập luận chính là phương thức trình bày lý lẽ một cách có hệ thống, có tính logic nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề nào đó.

Còn theo tác giả Nguyễn Đức Dân thì lập luận lại chính là một hoạt động về ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói sẽ đưa ra những lý lẽ thuyết phục nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó để rồi rút ra một số kết luận hay chấp nhận một số kết luận nào đó.

Như vậy, lập luận là một hành động về mặt ngôn ngữ, dựa trên những căn cứ như sự kiện, bằng chứng, chân lý…) đã được thừa nhận, thông qua việc sử dụng cũng như sắp xếp các lý lẽ, cách diễn đạt, cách phản hồi… để có thể dẫn dắt đến những kết luận nhằm đạt được mục đích (chứng minh, tạo dựng niềm tin…) trong suốt quá trình giao tiếp.

Chứng minh, thuyết phục chính là mục đích mà lập luận hướng tới. Tuy nhiên, không phải bất cứ một nỗ lực chứng minh, thuyết phục nào cũng đều được coi là những lập luận. Điều này sẽ được xem xét và phân tích kỹ hơn khi nghiên cứu cấu trúc của lập luận. Như vậy bạn đã hiểu cách lập luận là gì rồi đúng không nào?

Có những phương thức lập luận nào?

Lập luận quy nạp

Lập luận quy nạp dùng để khẳng định rằng sự thật của kết luận được hỗ trợ bởi một xác suất của tiền đề. Một lập luận quy nạp được cho là mạnh hay yếu nếu tiền đề của lập luận quy nạp được giả định là đúng thì liệu kết luận có đúng hay không? Nếu có thì lập luận là mạnh mẽ còn nếu không thì nó là yếu.

Một lập luận chặt chẽ được cho là hợp lý nếu nó sở hữu tất cả các tiền đề đúng. Nếu không thì lập luận là hoàn toàn vô nghĩa.

Lập luận loại suy luận

Một lập luận suy diễn, nếu hợp lệ thì sẽ có một kết luận được đưa ra bởi các tiền đề của nó. Chân lý của kết luận chính là hệ quả logic của tiền đề, nếu tiền đề là đúng thì kết luận cũng phải đúng. Nó sẽ tự mâu thuẫn nếu chúng ta khẳng định tiền đề và phủ nhận kết luận, bởi vì phủ định kết luận chính là mâu thuẫn với chân lý của tiền đề.

Lập luận ngụy biện

Các lập luận suy diễn có thể được cho là hợp lệ hoặc không hợp lệ. Nếu một lập luận hợp lệ thì nó là một suy luận hợp lệ và nếu những tiền đề của nó là đúng, thì kết luận cũng phải đúng. Tóm lại, một lập luận hợp lệ không thể có những tiền đề đúng và một kết luận cuối cùng là sai. Một lập luận có giá trị chính thức nếu và chỉ khi nó phủ nhận kết luận không phù hợp với việc chấp nhận tất cả các tiền đề khác.

Điểm qua các cách lập luận phổ biến

Lập luận chứng minh

Là dùng những bằng chứng có tính chân thực, đã được thừa nhận để có thể chứng tỏ đối tượng. Cách chứng minh như sau: Xác định vấn đề cần chứng minh để tìm được nguồn dẫn chứng phù hợp nhất. Các dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện để hợp với vấn đề cần chứng minh, sau đó sắp xếp dẫn chứng phải logic, chặt chẽ và đảm bảo tính hợp lý. Như vậy bạn đã hiểu lập luận chứng minh là gì rồi đúng không nào?

Lập luận so sánh

Lập luận so sánh là gì? Có thể hiểu đây là phương pháp làm sáng tỏ các đối tượng đang được nghiên cứu trong 1 mối tương quan với đối tượng khác. Cách so sánh như sau, đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một hệ thống tiêu chí rồi nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết bài.

Lập luận diễn dịch

Lập luận diễn dịch là gì? Đây là phương pháp lập luận đưa ra kết luận riêng lẻ từ những kết luận chung hoặc 1 sự việc chung.

Lập luận bình luận

Bình luận chính là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề nào đó. Cách lập luận vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần trình bày thật rõ ràng, trung thực vấn đề đang được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được những ý kiến nhận định, đánh giá đó là xác đáng và thể hiện rõ chủ kiến của mình.

Lập luận bác bỏ

Đây là cách trao đổi, tranh luận để có thể bác bỏ ý kiến được cho là sai, không đúng. Cách bác bỏ như sau, nêu lên ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định các ý kiến đúng. Nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu ở từng phần. Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của các ý lớn.

Mục đích của lập luận phục vụ điều gì?

Ngoài việc giải đáp lập luận trong văn nghị luận là gì, chúng tôi còn chia sẻ thêm thông tin về mục đích của lập luận, cụ thể như sau:

+ Lập luận giúp chứng minh cho một yêu cầu nào đó như là vấn đề đó có hợp pháp không, pháp luật quy định chúng như thế nào?

+ Nhận định về vấn đề bằng cách đưa ra quan điểm của bản thân.

+ Đưa ra các chỉ dẫn, lời khuyên và kết luận. Ví dụ như chỉ ra bản chất của vấn đề pháp lý, đánh giá tính hợp pháp và rủi ro của 1 hoạt động nào đó, lựa chọn phương án giải quyết tốt nhất cho vấn đề nào đó,…

Có những công cụ lập luận nào?

Luận điểm

Đây là ý kiến nhằm thể hiện quan điểm của người nói khẳng định hoặc là phủ định về một vấn đề nào đó. Một luận điểm cần thể hiện được ngay phần kết luận, ý chính cũng như các khái niệm hay các nguyên tắc đánh giá của người nói đối với vấn đề đang được đề cập tới.

Thế nào được coi là luận điểm?

Mặt khác, người nghe cũng thường dựa theo bài nói nhờ vào các ý chính nên luận điểm cũng cần được trình bày dễ hiểu và dễ nhớ nhất. Yêu cầu đối với các luận điểm như sau:

+ Đảm bảo tính chính xác, phù hợp và nêu rõ được bản chất của vấn đề.

+ Bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của đối tượng mình đang bảo vệ.

+ Làm đúng theo quy định của pháp luật, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Luận cứ

Là những lý lẽ mà người nói sử dụng với mục đích chứng minh, khẳng định hay bác bỏ để có thể làm rõ luận điểm mà mình đưa ra. Yêu cầu đối với luận cứ sẽ là:

+ Làm rõ ràng các luận điểm

+ Logic phải chặt chẽ, không có sơ hở.

+ Đảm bảo tính đúng đắn, bảo vệ quyền lợi của đối tượng mà mình đang bảo vệ.

+ Thuyết phục được người đọc.

Luận chứng

Là các bằng chứng, chứng cứ sử dụng để có thể lập luận làm rõ luận cứ, chứng minh cho luận điểm của mình. Yêu cầu đối với các luận chứng như sau:

+ Đảm bảo được thuộc tính của các chứng cứ.

+ Đảm bảo được giá trị chứng minh theo hướng có lợi cho chính mình.

+ Được lựa chọn kỹ càng và sắp xếp khoa học, logic.

+ Gắn kết với các lý lẽ ta đưa ra.

Trình tự lập luận của văn bản cụ thể như thế nào?

Trình tự lập luận của một văn bản được diễn giải theo thứ tự như sau:

Diễn dịch

Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có 1 câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát được đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại sẽ triển khai cụ thể ý nghĩa của câu chủ đề và làm rõ cho câu chủ đề.

Quy nạp

Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ rồi mới đến các ý lớn, từ ý chi tiết rồi đến ý khái quát. Câu chủ đề sẽ nằm ở cuối đoạn văn.

Song hành

Đây là kiểu đoạn văn không có câu chủ đề. Có các câu triển khai với nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên bất cứ nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn sẽ nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ nội dung đoạn văn ấy.

Móc xích

Là đoạn văn mà các ý được gối đầu, đan xen với nhau và thể hiện cụ thể bằng việc luôn lặp đi lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước và câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề đều được.

Tổng – phân – hợp

Câu chủ đề sẽ nằm ở đầu và cuối đoạn văn.

Trình tự để thiết lập một bài lập luận không hề khó

Hy vọng bài viết này đã giúp người đọc hiểu được phép lập luận là gì cũng như nắm được các phương thức lập luận phổ biến để áp dụng vào bài viết của mình được nhuần nhuyễn nhất.