Lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô công nghiệp
CÔNG TY TNHH CHĂN NUÔI
THIÊN THUẬN PHÁT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày .. tháng 06 năm 2020
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo công văn xin đề nghị thực hiện dự án đầu tư số: 01/CV-DAMP
ngày tháng 06 năm 2020)
I. NHÀ ĐẦU TƯ:
Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát
Xin đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:
II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG CỤ THỂ NHƯ SAU:
1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:
1.1. Tên dự án: Trang trại nuôi 2 Thiên Thuận Phát.
1.2. Địa điểm thực hiện dự án: tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
2. Mục tiêu dự án:
STT
Mục tiêu hoạt động
Tên ngành
(Ghi tên ngành cấp 4 theo VSIC)
Mã ngành theo VSIC
(Mã ngành cấp 4)
Mã ngành CPC (*)
1
Hoạt động chăn nuôi
Chăn nuôi heo và sản xuất giống heo
0141
2
Chăn nuôi gà
2
Hoạt động xây dựng
Xây dựng nhà để ở
4101
Xây dựng nhà không để ở
4102
+ Mục tiêu đầu tư: Đầu tư hệ thống chuồng trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng tại thành phố HCM và các tỉnh phía Nam.
ü Phát triển chăn nuôi đàn heo thịt 8.400 con/năm.
ü Phát triển chăn nuôi đàn heo Nái 600 con/năm.
ü Phát triển chăn nuôi đàn gà bố mẹ 40.000 con/năm.
3. Quy mô đầu tư:
Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:
– Đầu tư hệ thống chuồng trại chăn nuôi heo thịt có diện tích 6.120 m2.
– Phát triển đàn heo giai đoạn 1 là 4.500 con và tăng dần lên tới 6.000 con.
– Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 44.000 m2
– Quy mô kiến trúc xây dựng, sản phẩm, dịch vụ dự án cung cấp:
STT
Hạng mục xây dựng
Số lượng
Đơn vị
Khối lượng
1
Khu nhà nuôi heo nái (14mx60m)
1
m2
1,020
2
Khu nhà nuôi heo thịt (17mx90m)
7
m2
10,710
3
Khu nhà nuôi gà siêu trứng (14mx60m)
6
m2
5,040
4
Cổng tường rào
1
m2
1
5
Nhà để xe
1
m2
75
6
Nhà ở kỹ thuật (8mx20m)
1
m2
160
7
Nhà công nhân (7mx20m)
1
m2
140
8
Nhà ăn + bếp (7mx9m)
1
m2
63
9
Tháp nước sinh hoạt 4m3
1
m2
4
10
Sân bóng chuyền
1
m2
300
11
Nhà sát trùng xe
1
m2
54
12
Nhà điều hành
1
m2
144
13
Nhà phơi đồ
1
m2
24
14
Nhà đặt máy phát điện
1
m2
24
15
Nhà nghỉ trưa
1
m2
50
16
Kho dụng cụ
1
m2
25
17
Kho cám heo (2 kho)
2
m2
350
18
Nhà cách ly
1
m2
200
19
Bệ xuất nhập heo
2
m2
6
20
Bể nước 350m3, tháp 20m3
2
m2
120
21
Bể ngâm rửa đan
8
m2
5
22
Hầm biogas
1
m2
3,150
23
Ao xử lý nước thải số 3
2
m2
1,750
24
Nhà cân heo
1
m2
25
25
Hố hủy xác
2
m2
20
26
Sân phơi phân
1
m2
300
27
Nhà bảo vệ
1
m2
20
28
Nhà để phân
1
m2
120
29
Hệ thống xử lý nước thải
1
m2
350
30
Đường giao thông
1
m2
2,500
4. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất:
4.1. Địa điểm khu đất:
– Giới thiệu tổng thể về khu đất: vị trí dự án có diện tích 44.000 m2 tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
– Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất: Khu đất thực hiện dự án đã thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư, toàn bộ quỹ đất được góp vốn vào công ty theo hình thức góp vốn vào dự án do bà Vòng Cún Cú làm đại diện. (xem hồ sơ góp vốn vào dự án đính kèm)
4.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất:
Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
STT
Loại đất
Diện tích (m2)
Ghi chú
A
Đất sản xuất nông nghiệp
1
– Đất trồng cây lâu năm
44.000
2
– Đất chuyên dùng khác
0
Tổng
44.000
4.3. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất:
Nhà đầu tư xin được thực hiện dự án Trang trại nuôi 1 Thiên Thuận Phát tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích là 44.000 m2. Trong đó phần xây dựng nhà kho, chuồng trại, nhà văn phòng, khu sân bãi và công trình phụ trợ.
Bảng cân bằng đất đai
STT
LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH (m2)
TỶ LỆ (%)
1
Khu chuồng trại nuôi heo, gà
33.78%
2
Khu nhà văn phòng nhà ở công nhân…
3.53%
3
Khu nhà kho
4
Sân Bãi
5
Đường giao thông nội bộ
6
Khu hầm biogas, bể nước
7
Đất trồng cây lâu năm, sân vườn…
TỔNG CỘNG
100%
4.4. Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
– Điều kiện về thực hiện dự án: Dự án xây dựng trang trại chăn nuôi được thực hiện trên quỹ đất sẵn có của chủ đầu tư theo hỉnh thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào dự án.
– Điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư, cụ thể là:
+ Nhà đầu tư có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư (do dự án có quy mô dưới 20 ha): Giấy tờ đất thuộc sở hữu của chủ đầu tư.
+ Nhà đầu tư có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ ngân hàng và các cá nhân khác: được ngân hàng cam kết hỗ trợ vốn vay và các cá nhân khác tham gia góp vốn đầu tư, văn bản ngân hàng cam kết cho vay thực hiện dự án.
– Điều kiện về việc sử dụng đất: Do công ty mới thành lập, đây là dự án đầu tiên Công ty xin chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện, Công ty không có vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.
4.4. Dự kiến kế hoạch, tiến độ giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai: Phù hợp do đất thuộc sở hữu của chủ đầu tư và các thành viên góp vốn vào dự án.
4.5. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: Đất thuộc sở hữu của chủ đầu tư không phải đền bù GPMB.
5. Vốn đầu tư:
5.1. Tổng vốn đầu tư: 60,000,000,000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi tỷ đồng)
Trong đó:
a) Vốn cố định: 58,000,000,000 đồng, (Bằng chữ:Ba mươi tám tỷ đồng)
b) Vốn lưu động: 2,000,000,000 đồng, (Bằng chữ: Hai tỷ đồng).
ĐTV: 1000 đồng.
STT
Hạng mục
Giá trị trước thuế
Thuế VAT
Giá trị sau thuế
I
Chi phí xây lắp
II.
Giá trị thiết bị
III.
Chi phí quản lý dự án
IV.
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
4.1
Chi phí khảo sát đia chất, đia hình lập TKBVTC
4.2
Chi phí lập dự án
4.3
Chi phí thiết kế lập TKBVTC
4.4
Chi phí thẩm tra thiết kế
4.5
Chi phí thẩm tra dự toán
4.6
Chi phí lập HSMT xây lắp
4.7
Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị
4.8
Chi phí giám sát thi công xây lắp
4.9
Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị
4.10
Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị
V
Chi phí mua và chuyển mục đích sử dụng đất
VI
Chi phí khác
5.1
Chi phí chuyển giao công nghệ, đào tạo, đăng ký thương hiệu
5.2
Chi phí bảo hiểm xây dựng
5.3
Chi phí kiểm toán
5.4
Chi phí rà phá bom mìn…
5.5
Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
VII.
CHI PHÍ DỰ PHÒNG
*
Tổng vốn cố định
*
Vốn lưu động
IX
Tổng cộng nguồn vốn đầu tư
Làm tròn
5.2. Nguồn vốn đầu tư:
a) Vốn góp để thực hiện dự án đầu tư (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):
Tên nhà đầu tư
Số vốn góp
Tỷ lệ (%)
Phương thức góp vốn (*)
Tiến độ góp vốn
VNĐ
Tương đương USD
1
Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát
…,000,000,000
30
Tiền mặt
2
Vốn Vay ngân hàng
..,000,000,000
70
Tiền mặt
b) Vốn huy động:
6. Thời hạn thực hiện/hoạt động của dự án: 50 năm.
7. Tiến độ thực hiện dự án:
Tiến độ thực hiện xây dựng dự án cụ thể theo bảng sau:
TT Hang mục
Thời gian thi công
1
2
I
Chuẩn bị đầu tư
1
Khảo sát thiết kế, lập hồ sơ
2/6/2020
30/10/2020
II
Thực hiện đầu tư
1
Lập TK, KT tổng dự toán
1/10/2020
30/12/2020
2
Lập hồ sơ mời thầu
– ►
30/1/2021
3
Đấu thầu xây lắp hạ tầng
15/2/2021
30/3/2021
Đấu thầu xây lắp khu nhà kho, nhà chăn nuôi,
-30/3/2021
30/4/2021
4
Đấu thầu xây lắp khu nhà văn phòng
30/4/2021
Xây lắp hạ tầng
5/2021
1/12/2021
III
Công tác hoàn thiện
12/2021
8. Nhu cầu về lao động:
Nhu cầu lao động trong giai đoạn thi công:
Dự kiến nhu cầu lao động phục vụ dự án
TT
Cán bộ, lao động
Trình độ
Số lượng
Ghi chú
1
Trưởng Ban quản lý dự án
Đại học trở lên
1
2
Trưởng Ban Xây dựng
Đại học trở lên
1
3
Phó Ban quản lý dự án
Đại học trở lên
1
4
Phó Ban Xây dựng
Đại học trở lên
1
5
Phụ trách kỹ thuật, kế hoạch
Đại học trở lên
1
6
Phụ trách kế toán – thủ quỹ
Đại học trở lên
2
7
Phụ trách kho vận – vật tư
Đại học trở lên
2
8
TVGS trưởng
Đại học trở lên
1
9
Giám sát thi công
Đại học trở lên
2
10
Kế toán
Cao đẳng trở lên
2
11
Phụ trách nhân sự
Cao đẳng trở lên
1
12
An toàn lao động – Vệ sinh môi trường
Đại học trở lên
1
13
Quản lý kỹ thuật
Đại học trở lên
1
14
Kỹ thuật thi công
Cao đẳng trở lên
1
15
Đội trưởng thi công
Trung cấp trở lên
2
16
Lao động phổ thông
Không yêu cầu
10
Tổng
30
Nhu cầu lao động trong giai đoạn quản lý, vận hành khai thác dự án:
STT
Nhân sự
SL
I
Bộ phận gián tiếp
8
1
Giám đốc
1
2
Phó giám đốc
1
3
Kế toán trưởng
1
5
Kế toán, thu ngân
2
6
Bảo vệ
3
II
Bộ phận trực tiếp
20
1
Trưởng trại phụ trách chung
1
2
Phó trại
1
3
Công nhân
16
4
Kỹ thuật viên
1
5
Bác sỹ thú y
1
Tổng
28
9. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án:
Dự án xây dựng Trang trại nuôi 1 Thiên Thuận Phát có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực. Nhà nước/ địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư;
Hiệu quả kinh kế của dự án
ĐVT: 1000 đồng
TT
Chỉ tiêu
1
Tổng mức đầu tư bao gồm thuế GTGT
60,000,000
2
Giá trị hiện tại thực NPV ( VND)
3
Tỷ suất hòan vốn nội bộ IRR (%)
4
Thời gian hoàn vốn (năm)
8 năm 11 tháng
Đánh giá
Hiệu quả
Không chỉ tiềm năng về mặt thị trường ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV = 32,9 tỷ đồng ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 22.58 % ; thời gian hoà vốn sau 8 năm 11 tháng. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho tỉnh. Tạo việc làm thường xuyên cho người lao động tại địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của một bộ phận nhân dân trong vùng dự án. Tạo ra diện mạo mới, thúc đẩy kinh tế – xã hội ở địa phương phát triển, góp phần ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng dự án nhằm từng bước góp phần đưa kinh tế phát triển. Cung cấp một lựa chọn mới cho người dân đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường đang trong tình trạng thiếu hụt nhà ở.
– Đánh giá tác động môi trường:
Quy trình thực hiện dự án như sau:
Trên cơ sở đó, các nguồn có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường từ việc triển khai dự án có thể thống kê như sau:
Các nguồn gây ô nhiễm và các tác động trong quá trình thi công
Đặc điểm địa hình đã được giải phóng mặt bằng, vì vậy cao độ xây dựng chủ yếu theo cao độ hiện trạng san lấp bù lún không nhiểu. Ưu điểm của khu vực là địa hình chỉ cần san ủi về mặt bằng xây dựng và giải quyết thoát nước tốt.
Tác động trong quá trình thi công xây dựng dự án chủ yếu như sau:
v Tác động đến môi trường không khí
Công tác đào đắp đất công trình, xúc đất, vận chuyển đất đào và vật liệu xây dựng, phối trộn xi măng, san nền, xây dựng các khối công trình… trên quy mô toàn bộ khu vực dự án có thể gây tác động đến không khí, một số tác động cơ bản là
· Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải
Ô nhiễm không khí từ các phương tiện vận tải chủ yếu do hoạt động của các xe vận chuyển vật liệu xây dựng cho công trình và các phương tiện, máy móc thi công trong giai đoạn san lấp mặt bằng, vận chuyển đất đá thừa ra khỏi phạm vi dự án.
Hoạt động của các phương tiện này sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbonhydro, aldehyd, bụi.
· Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động
Bên cạnh nguồn ồn nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như máy đào, máy xúc, cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bê tông, máy phát điện,… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn.
Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: Công nhân trực tiếp thi công công trình, dân cư và xung quanh khu đất dự án, người tham gia lưu thông trên các tuyến đường gần khu vực dự án.
Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau:
– Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m);
– Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m);
– Nhẹ: Người đi đường và động vật nuôi.
· Ô nhiễm nhiệt
Từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.
v Tác động đến môi trường nước
Nước thải sinh hoạt: Việc tập kết công nhân tại khu vực thi công sẽ phát sinh một lượng nước thải sinh hoạt có thể tác động đến môi trường nước khu vực. Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân ước tính khoảng 5m3/ngày đêm (ước tính có khoảng gần 50 công nhân lao động trên công trường ở thời điểm cao điểm). Tuy lưu lượng nước thải này không cao, nhưng có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên cần được thu gom và xử lý hợp lý…
Nước rửa xe cơ giới : Nước rửa xe cơ giới chủ yếu là nước làm sạch bánh xe trước khi ra khỏi công trường. Lượng nước thải này chứa đất, cát dính bám vào bánh xe. Tuy nhiên, lượng nước thải này không nhiều và không thường xuyên, nếu được quản lý tốt thì cũng không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nước mặt. Nhà thầu sẽ thu gom về hố lắng cặn trước khi cho tự thấm.
Nước mưa chảy tràn: Với cường độ mưa tương đối cao, lượng nước mưa này có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng. Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công và gây xói mòn đất, ngập úng cục bộ cho khu vực.
Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng, song đây không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ tự biến mất sau khi công trình được thi công hoàn tất.
v Đánh giá tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng bao gồm chất thải rắn từ hoạt động xây dựng và rác thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường.
Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng có thành phần chủ yếu là: gỗ coffa, cây chống, sắt thép dư thừa, các loại vỏ bao bì đựng xi măng, vữa xi măng thừa,…
Chất thải rắn sinh hoạt: theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người lao động trên công trường là 0,5 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 100 người thì lượng rác thải ra là 50 kg rác/ngày Chất thải rắn sinh hoạt chứa 60 – 70% chất hữu cơ và 30 – 40% các chất khác và đặc biệt còn có thể chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Tuy vậy, lượng chất thải sinh hoạt này không nhiều và không thường xuyên, nếu được quản lý tốt thì cũng không gây ảnh hưởng đáng kể.
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu do hoạt động bảo trì, sửa chữa xe, thiết bị thi công và sử dụng các loại sơn, hóa chất xây dựng trong quá trình trang trí các hạng mục công trình. Thành phần: Bao gồm cặn dầu, nhớt thải, giẻ lau dính dầu, sơn khô cứng dư thừa, chất chống thấm, thùng chứa sơn, thùng chứa dầu, que hàn, cọ dính sơn,….
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công dự án gồm có 3 loại là phế thải vật liệu xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại. Nếu các thành phần này không được thu gom, xử lý hợp lý (đặc biệt là chất thải nguy hại) sẽ gây tác động lên sức khỏe công nhân và chất lượng môi trường như môi trường đất, nước mặt và nước ngầm. Do vậy, chủ đầu tư sẽ kết hợp với đơn vị thi công để có các biện pháp quản lý tốt nguồn ô nhiễm này.
v Tác động đến tài nguyên – môi trường đất
Trong quá trình thi công, hoạt động đào xúc đất thi công các hố móng của công trình làm thay đổi chiều sâu lớp đất, tác động này là không thể tránh khỏi.
Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng sản sinh ra trong quá trình thi công công trình cũng như trong quá trình khai thác dự án, nếu như không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như môi trường đất…
v Tác động đối với các điều kiện kinh tế xã hội khác
· Giao thông
Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với quy mô khá lớn sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở đất và nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân,… Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe cộ vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên một cách đáng kể, từ đó sẽ gia tăng thêm bụi bặm, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động.
· Tai nạn lao động
Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng với quy mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm:
– Các chất ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời;
– Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này;
– Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ…
– Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện…
– Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt ngã cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công…
· Khả năng cháy nổ
Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ: Nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa…) thì khả năng gây cháy có thể xảy ra.
Các nguồn nhiên liệu (dầu DO) thường có chứa trong công trường dù ít cũng là một nguồn gây cháy nổ.
Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện.
Trong giai đoạn vận hành
Nước thải:
Nước thải của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước mưa và nước thải sản xuất. Nước thải trước khi thải ra môi trường phải được xử lý để đảm bảo nước thải phải đạt tiêu chuẩn thải theo quy định.
Đối với nước mưa: thiết kế, thi công hệ thống đường cống thoát nước nhằm tách nước thải ra khỏi nước mưa. Do đặc tính nước mưa không có độ ô nhiễm nên nước mưa sẽ được tách các rác có kích thước lớn bằng song chắn rác đặt trên hệ thống cống dẫn nước mưa và được lắng lọc bằng các hố ga trước khi thải vào môi trường.
Đối với nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt được đưa vào bể tự hoại 3 ngăn. Bể này có chức năng lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân giải, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan, phần cặn không tan sẽ được rút đi. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao. Nước thoát ra từ bể tự hoại sẽ được bơm sang hệ thống xử lý tập trung của chung cư để xử lý.
Chất thải rắn
Trong khu đô thị, tại các khu nhà liền kề, trường học, rác thải sinh hoạt với thành phần đặc trưng của rác thải đô thị. Tuy nhiên, các chất thải rắn này nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu sẽ gây tác động xấu đến môi trường đất, nước mặt, nhất là mỹ quan và là môi trường thuận lợi cho các vi trùng, các loại chuột, gián, muỗi và các loại côn trùng có hại phát triển, đồng thời còn là nơi phát sinh các nguồn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến con người và cảnh quan khu vực. Do đó, không tồn trữ chất thải rắn tại khu nhà liền kề, trường học, và nơi thu gom của cơ sở quá 24 giờ. Hợp đồng với đơn vị thu gom và xử lý. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải đảm bảo kín, không rò rỉ, không rơi vãi, không thoát mùi hôi.
Giảm thiểu ô nhiễm không khí, bụi từ các phương tiện giao thông
Về vấn đề ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông ra vào khu vực dự án, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp thích hợp để hạn chế tối đa nguồn ô nhiễm trên.
Trồng nhiều cây xanh có tán trong khuôn viên trường học, khu nhà liền kề, diện tích cây xanh đạt từ 20% tổng diện tích xây dựng. Cây xanh có tác dụng chắn bụi, điều hòa vi khí hậu và tạo cảnh quan cho khu đô thị.
Đối với khí thải máy phát điện dự phòng
Sử dụng loại máy phát điện mới và hiện đại, có lắp đặt hệ thống giảm thiểu ô nhiễm khí thải; Sử dụng loại dầu có tỷ lệ %S thấp (dầu DO 0,05%S) để giảm nồng độ SO2 trong khí thải sau quá trình đốt; Chỉ sử dụng máy phát điện dự phòng khi bị cúp điện hoặc xảy ra sự cố liên quan đến lưới điện.
Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường
Ø Giảm thiểu lượng chất thải
Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh.
Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình. Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến. Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong quá trình thi công. Thường xuyên kiểm tra, có chế độ bảo dưỡng định kỳ các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra.
Ø Thu gom và xử lý chất thải
Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với các khu dự án. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi vào hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau:
Ø Chất thải rắn
Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong quá trình thi công bao gồm đất, đá, giấy, khăn vải,… là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi hỏi phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định thuận tiện cho việc tái chế. Những loại rác thải khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi công, sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.
9. Giải trình về sử dụng công nghệ: Dự án chăn nuôi heo thịt công nghệ cao
Xây dựng chuồng trại
Vị trí chuồng trại phải được xây ở khu đất rộng có vị trí cao ráo, thoáng mát, dễ dàng làm vệ sinh, và riêng biệt để đảm bảo vệ sinh môi trường một cách tốt nhất. Kích thước chuồng diện tích tổng tùy thuộc vào số lượng đàn heo , chiều cao chuồng nên từ 3,5 – 6 m, còn chiều dài thì tùy theo ý muốn. Diện tích cho mỗi bò, gồm chuồng (được che mái) khoảng 3 m2 và sân chơi cho bò vận động (không che mái, không tráng xi măng) khoảng 5 m2.
Hướng chuồng xây dựng theo hướng Nam hoặc Đông nam.
Nền chuồng thiết kế mặt nền chuồng cao hơn sân vườn và có độ dốc thoai thoải về phía sau để nước thoát dễ dàng, không gây ứ đọng, mất vệ sinh. Sử dụng những loại gạch lát nền có độ nhám cao hoặc đổ bê tông để chống trơn trượt cho đàn heo .
Mái chuồng mái cần có độ cao 3,2-3,5 m và có độ dốc. Chất liệu làm mái có thể dùng ngói, tấm lợp, mái tranh.
Máng ăn, máng uống: chia máng ăn, máng uống riêng thành nhóm để nuôi các đối tượng bò theo từng giai đoạn sinh lý khác nhau. Sử dụng xi măng để xây máng ăn cũng như máng uống cho bò hoặc dùng máng gỗ tùy theo điều kiện của từng hộ chăn nuôi.
Rãnh thoát nước: bố trí rãnh thoát nước (kích thước từ 20-25 cm) ở cả 2 phía sau và phía trước với độ dốc vừa đủ và nối liền với cống rãnh thoát nước chung.
Hố phân: xây dựng hố phân gần ngay chuồng bò. Chú ý lát gạch, tráng xi măng và thiết kế nắp đậy cho hố phân. Có thể dùng chung hố phân với các hình thức chăn nuôi khác.
Chọn giống: Lựa chọn con giống có khả năng tăng trọng cao, thích nghi với điều kiện khí hậu và nguồn thức ăn ở địa phương như giống bò lai 50% và 75% máu bò Charolais, bò Simmental.
Sử dụng phương pháp phối giống trực tiếp giữa bò đực lai 50% máu bò ngoại với bò cái Lai Sind để tạo con lai có 25% máu bò Charolais và bò Simmental.
Sử dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo giữa tinh bò đực thuần Charolais, Simmental với bò cái lai 50% máu bò ngoại để tạo con lai có 75% máu bò Charolais, bò Simmental. Có sử dụng vòng Cuemate cho một số trường hợp để tạo lên giống cùng lúc.
Quản lý sinh sản: sử dụng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo để tạo ra bò giống lai bò ngoại với tỷ lệ 50% và 75%.
Chăm sóc nuôi dưỡng: Chăm sóc nuôi dưỡng bê từ sơ sinh đến 4-5 tháng tuổi:
Bê khi mới sinh ra phải được lau khô, cắt rốn, bóc móng và cho bú sữa đầu. Giai đoạn này cần nuôi heo thịt mẹ tốt để có đủ lượng sữa cho bê bằng cách bổ sung cỏ, thức ăn thô khác và thức ăn tinh tại chuồng. Tập cho bê ăn từ tuần thứ 3 trở đi để bê quen dần với các loại thức ăn, giúp hệ tiêu hóa của bê phát triển tốt cho giai đoạn sau cai sữa. Vệ sinh tốt, tiêm phòng đầy đủ và định kỳ tẩy ký sinh trùng cho bê.
Chăm sóc nuôi dưỡng bò trong giai đoạn từ 6-18 tháng: Cai sữa cho bê sau 4-5 tháng tuổi. Đây là giai đoạn chuyển đổi chế độ nuôi dưỡng từ sữa mẹ sang thức ăn thô xanh nên cần đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn cho bê. Ngoài việc chăn thả, có thể sử dụng thức ăn thô khác như rơm, vỏ khoai mỳ và thức ăn tinh như rỉ mật, cám trong giai đoạn 4-8 tháng và giai đoạn bò tơ mang thai 3 tháng cuối. Bò tơ thường động dục lần đầu vào 12–13 tháng tuổi, nhưng chỉ nên phối giống cho bò tơ lúc 14 tháng tuổi với khốilượng trên 220 kg và thành thục sinh dục hòan chỉnh.
Đánh giá chung: dự án có hiệu quả kinh tế cao về Kinh tế – Tài chính- Xã hội và Môi trường, tác động tích cực đén mọi mặt đời sống xã hội của địa phương, tao việc làm, nộp ngân sách, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ,… Dự án là dự án xanh, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ Môi trường, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra san phẩm sạch, môi trường sản xuât thân thiện với môi trường nên có tính bền vững cao
11. Giải trình việc đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài: Không
II. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
ü Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp: miễn hoàn toàn 100% trong 04 năm đầu kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư.
ü Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: giảm 50% tiền thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư.
2. Đề xuất hỗ trợ đầu tư:
ü Đối với các hạng mục cung cấp điện cho dự án đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai giao cho ngành Điện lực thực hiện đầu tư hệ thống cung cấp điện (bao gồm cả đường dây, đường ống, trạm biến áp, hệ thống chiếu sáng…) đến chân công trình để phục vụ dự án theo đúng Luật Điện lực.
CHỦ ĐẦU TƯ
GIÁM ĐỐC
Liên hệ tư vấn:
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (028) 35146426 – (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579 – Hotline 090 3649782
Website: www.lapduan.com; www.lapduan.info ; www.khoanngam.com
Email: [email protected] ; [email protected]