Lần đầu tiên nhân bản vô tính phôi người

Hành trình dài
Gần đây, các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc đã biểu quyết ủng hộ một lệnh cấm mọi hình thức nhân bản con người. Tuy nhiên nghị quyết này không có giá trị pháp lý đối với các nước thành viên. Chính trong bối cảnh này, các nhà khoa học Anh, Hàn Quốc và một số nước khác thực hiện những thí nghiệm nhân bản vô tính với phôi người chỉ nhằm trị bệnh cho con người (liệu pháp nhân bản vô tính). Nó hoàn toàn khác với “sinh sản vô tính” tức nhân bản phôi người với mục đích tạo ra những em bé vô tính, một việc làm mà tất cả mọi người đều lên án vi phạm đạo đức một cách nghiêm trọng.

. Tế bào mầm: Tế bào mầm là tế bào gốc hiện diện trong phôi người ở giai đoạn sơ khai. Chúng có thể được lập trình để trở thành bất cứ mô nào trong cơ thể con người. Có nhiều loại tế bào mầm nhưng, theo các nhà khoa học, những tế bào mầm hữu dụng nhất nằm trong mô của phôi.

Việc nhân bản vô tính phôi người nhằm mục đích nghiên cứu tế bào mầm của các nhà khoa học ở Đại học Newcastle được Chính phủ Anh cấp phép. Dưới sự chỉ đạo của giáo sư Alison Murdoch, trong 9 tháng qua, các nhà khoa học của trường đã sử dụng trứng của 11 phụ nữ, rút bỏ phần nhân chứa chất di truyền và thay vào đó ADN (axit deoxyribonucleic) lấy từ tế bào mầm phôi. Mục đích của thí nghiệm này là nhân bản vô tính phôi để thu hoạch tế bào mầm trị bệnh.
Kết quả họ đã thu được 3 mẫu phôi vô tính dưới dạng túi mầm (phôi ở giai đoạn sơ khai) còn sống và tăng trưởng trong phòng thí nghiệm 3 ngày. Ngoài ra có một phôi sống được tới 5 ngày. Tế bào mầm của phôi nhân bản vô tính này có khả năng phát triển thành bất cứ mô nào trong cơ thể con người. Và trên lý thuyết, nó có thể thay thế các tế bào bị tổn thương do mắc các chứng bệnh thoái hóa như Parkinson, Alzheimer, tiểu đường hoặc bệnh liệt do tổn thương cột sống.
Tuy nhiên từ thí nghiệm trên đến việc chữa được các bệnh vừa kể bằng liệu pháp tế bào mầm là một con đường dài. Và, như tiến sĩ Miodrag Stojkovic – một đồng nghiệp của giáo sư Murdoch – nói, đó mới là điểm xuất phát của một cuộc hành trình dài.
Đi trước một bước
Song song với cuộc thí nghiệm của nhóm giáo sư Murdoch, tại Hàn Quốc, giáo sư Woo Suk Hwang và các đồng sự ở Đại học Quốc gia Seoul cũng đã thành công trong việc tạo ra 11 dòng tế bào mầm đầu tiên phù hợp với ADN của 11 người cụ thể.
Để thực hiện việc trên, họ lấy tế bào da của bệnh nhân tình nguyện (chứa ADN của bệnh nhân này) cấy vào nhân rỗng của một trứng hiến rồi nuôi dưỡng trứng lớn lên khoảng 6 ngày theo phương pháp nhân bản vô tính. Sau đó, họ thu hoạch những tế bào mầm cần thiết dùng để chữa bệnh. Phần còn lại của trứng bị hủy để không trở thành một thai nhi vô tính. Loại tế bào mầm này cấy ghép vào người cho ADN không sợ gặp vấn đề thải loại vì cùng một chất di truyền.
Đánh giá tầm quan trọng của công trình khoa học ở Đại học Quốc gia Seoul, giáo sư Chris Higgins, thuộc Hội đồng Nghiên cứu y học Anh, nhận xét: “Họ đã thật sự đi trước một bước. Nó cho thấy khả năng của những liệu pháp tế bào mầm không bị thải loại. Các nhà khoa học (Hàn Quốc) cũng đã cải tiến được kỹ thuật và chất lượng chuyển đổi tế bào mầm”.
Giáo sư Ian Wilmut thuộc Viện Roslin ở Edinburgh (Scotland) – người đã tạo ra chú cừu Dolly đầu tiên theo phương pháp sinh sản vô tính – cũng ca ngợi: “Họ đã có một bước tiến rất có ý nghĩa và quan trọng trong việc dùng tế bào của phôi người nhân bản vô tính trong nghiên cứu và trị bệnh”.
Nhóm khoa học gia Hàn Quốc, dưới sự lãnh đạo của giáo sư Woo Suk Hwang, cách đây 1 năm, từng nhân bản vô tính thành công 30 phôi người với mục đích trích lấy tế bào mầm dùng vào công việc chữa bệnh. Nó cũng mở ra triển vọng phát triển tế bào mầm trong cấy ghép cơ quan nội tạng.

Để có được 30 phôi đó, họ dùng 242 trứng hiến của 16 phụ nữ. Mỗi trứng nhân bản vô tính là một bản sao của người hiến trứng. Nuôi đến ngày thứ 6, các nhà khoa học trích lấy tế bào mầm để nghiên cứu tiếp.
Trái với y đức?
Bản thân việc nhân bản vô tính phôi người dù cho nhằm mục đích chữa bệnh từng gây tranh cãi gay gắt về mặt y đức ở Anh. Hai thành tựu nói trên cũng không tránh khỏi búa rìu dư luận.
Bà Julia Millington thuộc Liên minh Vì sự sống, một tổ chức chống mọi hình thức nhân bản vô tính phôi người ở Anh, đả kích dữ dội chủ trương cho phép nhân bản vô tính phôi người để trị bệnh của chính phủ ông Tony Blair. Theo bà, nhân bản vì mục đích nghiên cứu bao gồm cả chuyện tạo ra phôi người để thí nghiệm rồi hủy bỏ không thương tiếc là vô cùng trái với đạo đức.
Bà Josephine Quintavalle, thuộc tổ chức CORE, cũng bức xúc: “Dù được tạo ra bằng cách gì, số phận của phôi người là phải sống chớ không nên biến thành tế bào mầm”. Theo lập luận của 2 nhân vật nữ này, nhân bản vô tính phôi người “không an toàn và không hiệu quả”.
Chính phủ Anh và Hàn Quốc đã cân nhắc rất dữ khi cho phép các nhà khoa học nhân bản vô tính phôi người vì mục đích chữa bệnh. Hơn nữa, trước khi ra quyết định cấp phép, họ đã tham khảo kỹ ý kiến các hội đồng y đức và nhiều tổ chức xã hội. Những người hiến trứng cũng biết rõ mục đích khi họ tình nguyện tham gia các chương trình nhân bản vô tính phôi người của Đại học Quốc gia Seoul và Đại học Newcastle.

Gần đây, các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc đã biểu quyết ủng hộ một lệnh cấm mọi hình thức nhân bản con người. Tuy nhiên nghị quyết này không có giá trị pháp lý đối với các nước thành viên. Chính trong bối cảnh này, các nhà khoa học Anh, Hàn Quốc và một số nước khác thực hiện những thí nghiệm nhân bản vô tính với phôi người chỉ nhằm trị bệnh cho con người (liệu pháp nhân bản vô tính). Nó hoàn toàn khác với “sinh sản vô tính” tức nhân bản phôi người với mục đích tạo ra những em bé vô tính, một việc làm mà tất cả mọi người đều lên án vi phạm đạo đức một cách nghiêm trọng.Việc nhân bản vô tính phôi người nhằm mục đích nghiên cứu tế bào mầm của các nhà khoa học ở Đại học Newcastle được Chính phủ Anh cấp phép. Dưới sự chỉ đạo của giáo sư Alison Murdoch, trong 9 tháng qua, các nhà khoa học của trường đã sử dụng trứng của 11 phụ nữ, rút bỏ phần nhân chứa chất di truyền và thay vào đó ADN (axit deoxyribonucleic) lấy từ tế bào mầm phôi. Mục đích của thí nghiệm này là nhân bản vô tính phôi để thu hoạch tế bào mầm trị bệnh. Kết quả họ đã thu được 3 mẫu phôi vô tính dưới dạng túi mầm (phôi ở giai đoạn sơ khai) còn sống và tăng trưởng trong phòng thí nghiệm 3 ngày. Ngoài ra có một phôi sống được tới 5 ngày. Tế bào mầm của phôi nhân bản vô tính này có khả năng phát triển thành bất cứ mô nào trong cơ thể con người. Và trên lý thuyết, nó có thể thay thế các tế bào bị tổn thương do mắc các chứng bệnh thoái hóa như Parkinson, Alzheimer, tiểu đường hoặc bệnh liệt do tổn thương cột sống. Tuy nhiên từ thí nghiệm trên đến việc chữa được các bệnh vừa kể bằng liệu pháp tế bào mầm là một con đường dài. Và, như tiến sĩ Miodrag Stojkovic – một đồng nghiệp của giáo sư Murdoch – nói, đó mới là điểm xuất phát của một cuộc hành trình dài.Song song với cuộc thí nghiệm của nhóm giáo sư Murdoch, tại Hàn Quốc, giáo sư Woo Suk Hwang và các đồng sự ở Đại học Quốc gia Seoul cũng đã thành công trong việc tạo ra 11 dòng tế bào mầm đầu tiên phù hợp với ADN của 11 người cụ thể. Để thực hiện việc trên, họ lấy tế bào da của bệnh nhân tình nguyện (chứa ADN của bệnh nhân này) cấy vào nhân rỗng của một trứng hiến rồi nuôi dưỡng trứng lớn lên khoảng 6 ngày theo phương pháp nhân bản vô tính. Sau đó, họ thu hoạch những tế bào mầm cần thiết dùng để chữa bệnh. Phần còn lại của trứng bị hủy để không trở thành một thai nhi vô tính. Loại tế bào mầm này cấy ghép vào người cho ADN không sợ gặp vấn đề thải loại vì cùng một chất di truyền. Đánh giá tầm quan trọng của công trình khoa học ở Đại học Quốc gia Seoul, giáo sư Chris Higgins, thuộc Hội đồng Nghiên cứu y học Anh, nhận xét: “Họ đã thật sự đi trước một bước. Nó cho thấy khả năng của những liệu pháp tế bào mầm không bị thải loại. Các nhà khoa học (Hàn Quốc) cũng đã cải tiến được kỹ thuật và chất lượng chuyển đổi tế bào mầm”. Giáo sư Ian Wilmut thuộc Viện Roslin ở Edinburgh (Scotland) – người đã tạo ra chú cừu Dolly đầu tiên theo phương pháp sinh sản vô tính – cũng ca ngợi: “Họ đã có một bước tiến rất có ý nghĩa và quan trọng trong việc dùng tế bào của phôi người nhân bản vô tính trong nghiên cứu và trị bệnh”. Nhóm khoa học gia Hàn Quốc, dưới sự lãnh đạo của giáo sư Woo Suk Hwang, cách đây 1 năm, từng nhân bản vô tính thành công 30 phôi người với mục đích trích lấy tế bào mầm dùng vào công việc chữa bệnh. Nó cũng mở ra triển vọng phát triển tế bào mầm trong cấy ghép cơ quan nội tạng.Để có được 30 phôi đó, họ dùng 242 trứng hiến của 16 phụ nữ. Mỗi trứng nhân bản vô tính là một bản sao của người hiến trứng. Nuôi đến ngày thứ 6, các nhà khoa học trích lấy tế bào mầm để nghiên cứu tiếp.Bản thân việc nhân bản vô tính phôi người dù cho nhằm mục đích chữa bệnh từng gây tranh cãi gay gắt về mặt y đức ở Anh. Hai thành tựu nói trên cũng không tránh khỏi búa rìu dư luận. Bà Julia Millington thuộc Liên minh Vì sự sống, một tổ chức chống mọi hình thức nhân bản vô tính phôi người ở Anh, đả kích dữ dội chủ trương cho phép nhân bản vô tính phôi người để trị bệnh của chính phủ ông Tony Blair. Theo bà, nhân bản vì mục đích nghiên cứu bao gồm cả chuyện tạo ra phôi người để thí nghiệm rồi hủy bỏ không thương tiếc là vô cùng trái với đạo đức. Bà Josephine Quintavalle, thuộc tổ chức CORE, cũng bức xúc: “Dù được tạo ra bằng cách gì, số phận của phôi người là phải sống chớ không nên biến thành tế bào mầm”. Theo lập luận của 2 nhân vật nữ này, nhân bản vô tính phôi người “không an toàn và không hiệu quả”. Chính phủ Anh và Hàn Quốc đã cân nhắc rất dữ khi cho phép các nhà khoa học nhân bản vô tính phôi người vì mục đích chữa bệnh. Hơn nữa, trước khi ra quyết định cấp phép, họ đã tham khảo kỹ ý kiến các hội đồng y đức và nhiều tổ chức xã hội. Những người hiến trứng cũng biết rõ mục đích khi họ tình nguyện tham gia các chương trình nhân bản vô tính phôi người của Đại học Quốc gia Seoul và Đại học Newcastle.

Vấn đề cuối cùng, liệu các nhà khoa học có vượt qua ranh giới liệu pháp nhân bản vô tính và sinh sản vô tính hay không? Đã từng có trường hợp như vậy khi một công ty bí mật của giáo phái Raelian mang tên Clonaid tuyên bố đã nhân bản vô tính được nhiều em bé nhưng không bao giờ thấy mặt cách đây mấy năm. Chính điều này giúp những người như bà Quintavalle và Millington mạnh miệng phản đối.