Làm việc tại nhà? Không, đây là kỉ nguyên làm-việc-từ-bất-cứ-nơi-nào
Bạn nghĩ rằng các doanh nghiệp cho phép nhân viên tự do làm việc tại nhà vào bất kỳ ngày nào trong tuần đã rất cấp tiến? Hãy suy nghĩ lại. COVID-19 đã thúc đẩy và tăng tốc cho vô số các dự án chuyển đổi số tưởng chừng như sẽ bị trì hoãn vô thời hạn. Trong đó, xu hướng làm việc tại nhà (WFH) gia tăng mạnh nhất do mối quan tâm về sức khỏe ngày càng tăng của nhân viên.
Đọc thêm: 5 câu hỏi sống còn cho lãnh đạo doanh nghiệp thời hậu COVID
Không ít lãnh đạo doanh nghiệp vẫn tiếp tục cho phép nhân viên làm việc tại nhà, đồng thời biến nó thành một phúc lợi bổ sung của nhân viên, tạo nên một lợi thế cạnh tranh để thu hút nhân tài mới.
Ngày nay, WFH không còn là một đặc quyền chỉ thuộc về các công ty start-up hoặc những “ông lớn” ngành công nghệ. Mọi chuyên môn hoạt động trong bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay đều có thể được thực hiện từ xa. Và không chỉ ở nhà, mà từ thực tế là ở bất cứ đâu mà nhân viên cảm thấy họ làm việc hiệu quả nhất.
Nếu bạn vẫn đang chật vật với ý tưởng làm việc tại nhà, bạn có thể sẽ muốn bỏ qua nó và chuyển sang triển khai mô hình “làm việc từ bất cứ nơi nào” – một tương lai mà các công ty sẽ sớm cân nhắc.
Đọc thêm: Xu hướng tuần làm việc 4 ngày. Bạn đã sẵn sàng chưa?
Chờ đã, “làm việc từ bất cứ nơi nào” mà bạn đang nói đến là gì?
Làm việc từ bất cứ nơi nào (work from anywhere; WFA) giống như tên gọi của nó. Bạn có thể làm việc bằng bất kì cách nào, vào bất kì khi nào và tại bất cứ nơi đâu mà bạn muốn, như là ở bãi biển, từ quán cà phê, trong khách sạn hay ngay tại một đất nước nào khác, v.v. Với hiện tượng WFA, hai mô hình làm “tại văn phòng” và “tại nhà” không còn đóng vai trò trung tâm. Khái niệm này vượt xa để truyền đạt ý nghĩa thực sự của tính linh hoạt – lịch trình không ràng buộc, mức độ căng thẳng thấp và môi trường làm việc không biên giới.
Đọc thêm: 5 ứng dụng của data lake có thể bạn chưa biết
Làm việc từ bất cứ nơi nào theo nghĩa đen có nghĩa là bất cứ nơi nào mà nhân viên cho là phù hợp – tự do về mặt địa lý. Do đó, họ không còn bị giới hạn ở một địa điểm cụ thể và hoàn toàn kiểm soát không gian làm việc của riêng họ, có thể ở một thành phố, thị trấn hoặc thậm chí quốc gia khác với công ty mà họ làm việc.
Ví dụ, tại TRG International, chúng tôi có một đội ngũ nhân sự rất đa dạng đến từ Thái Lan, Malaysia, Pakistan, Ấn Độ, Anh, Ả Rập Xê-út, Hoa Kỳ và tất cả đều được tự do làm việc theo múi giờ và ở bất cứ đâu họ cảm thấy thoải mái và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, làm việc từ bất cứ nơi nào không phải dành cho tất cả mọi người. Một bộ phận nhân sự thích các tương tác xã hội chỉ có được khi thực sự gặp nhau. Hơn nữa, WFA chủ yếu được áp dụng cho lao động trí óc. Với tốc độ phát triển của công nghệ ngày nay, hy vọng rằng một ngày nào đó, ý tưởng này sẽ được áp dụng rộng rãi mọi nơi trên thế giới cho mọi nhân viên bất kể công việc và ngành nghề mà họ đang làm.
Đọc thêm: TRG thích nghi với môi trường làm việc ảo trong COVID-19 như thế nào?
Thách thức nằm ở “Làm thế nào” – Làm thế nào để tạo dựng văn hóa “làm việc ở bất cứ nơi nào”?
Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của WFA là nâng cao năng suất. Khi nhân viên được trao tự do tối đa để làm việc, họ giờ đây có động lực hơn, và do đó, hiệu quả tăng đột biến.
Khả năng làm việc ở mọi nơi về cơ bản không giới hạn ở một vài vị trí cụ thể mà có thể áp dụng với tất cả các nhân viên, từ thực tập sinh mới gia nhập công ty ngày hôm qua, đến các quản lý cấp cao muốn chuyển đến sống tại một địa điểm thuận tiện hơn hoặc chính CEO.
Một lợi thế lớn hơn nữa của WFA chính là nhân tài. Mô hình làm việc truyền thống yêu cầu các nhân tài phải có mặt tại văn phòng, điều này về cơ bản có thể loại bỏ những cá nhân chất lượng muốn làm việc cho một công ty cụ thể nhưng không thể vì những trở ngại về địa lý hoặc vật lý. Do đó, những doanh nghiệp không áp dụng mô hình WFA thực sự có nguy cơ mất đi những tài năng mới giá trị và không thể giữ chân được những nhân viên giỏi nhất.
Mặt khác, khi nhân viên đang phân tán, liệu các tổ chức sẽ trợ cấp hoặc hoàn trả chi phí của nhân viên phát sinh khi chuyển sang WFH/WFA đột ngột? Ví dụ, chi phí cho trang thiết bị tại nhà để họ có thể tiếp tục công việc, truy cập internet, mua cà phê, thuê cơ sở làm việc chung, chi phí đi lại giữa các thành phố khác nhau, v.v. Hơn nữa, làm thế nào để các tổ chức giúp nhân viên từ xa kết nối trong cuộc sống thực thay vì thông qua màn hình máy tính, từ đó giảm chứng “mệt mỏi vì Zoom” – một hiện tượng kiệt sức hậu COVID?
Cũng cần lưu ý rằng, để WFA hiệu quả, doanh nghiệp cần trao cho nhân viên quyền tự chủ và linh hoạt thực sự. Điều này có nghĩa là ngoài việc thiết lập nền tảng giao tiếp cụ thể và minh bạch, văn hóa tương trợ, cổng thông tin tài nguyên dễ truy cập và các công cụ liên quan, các nhà lãnh đạo cần hạn chế việc quản lý tiểu tiết.
Quản lý tiểu tiết sẽ không khả thi khi làm việc từ xa. Không ít quản lý phản đối việc cho phép nhân viên làm việc từ xa vì lo ngại họ sẽ bị phân tâm hoặc chất lượng công việc giảm sút do nhân viên làm nhiều việc cùng một lúc hay do họđang theo đuổi một dự án khác không thuộc phạm vi công việc.
Thay vì buộc nhân viên phải hành động theo mệnh lệnh khi làm việc từ xa, các nhà quản lý và lãnh đạo có thể áp dụng một hệ thống theo dõi hiệu suất hiện đại và linh hoạt hơn. Khi các doanh nghiệp đang chuyển đổi, không chỉ địa điểm mà còn cả quy trình kinh doanh, mục tiêu và phong cách lãnh đạo cũng cần phải làm mới.
Quan trọng hơn hết, các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng một môi trường làm việc đáng tin cậy – yếu tố chính để thúc đẩy sự gắn kết và năng suất của nhân viên trước khác biệt về thời gian và địa điểm.
Nếu bạn chưa quen với khái niệm làm việc bất cứ nơi nào WFA, hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết từng bước và các yếu tố quan trọng cần xem xét khi xây dựng một môi trường làm việc trực tuyến cho chính bạn cũng như nhân viên của bạn tại liên kết này.