Làm thế nào để ôn thi viên chức giáo dục đạt hiệu quả tối đa?
01:34:42 09-08-2021
Ngành giáo dục nói chung có nhu cầu sử dụng viên chức khá cao. Do vậy, được đứng vào hàng ngũ viên chức giáo dục là mơ ước của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm ôn thi viên chức giáo dục hiệu quả.
Cách ôn thi các chuyên đề về Luật
Luật là nội dung dài và rất khó, do vậy để ghi nhớ một cách chính xác, không bị sai, nhầm lẫn hay thiếu ý thì bạn nhất định phải ôn tập theo từ khóa. Không nên học thuộc lòng theo kiểu học vẹt mà nên học theo từng ý trọng tâm, gạch đầu dòng những ý chính.
Chẳng hạn như: “Nêu những điều giáo viên không được làm?”
Đáp án đầy đủ: Điều 35 Điều lệ Trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, bao gồm những điều sau:
-
Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của đồng nghiệp và học sinh.
-
Hành vi gian lận trong thi cử, kiểm tra, tuyển sinh, đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
-
Hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, giảng dạy sai kiến thức, nội dung không đúng với đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước.
-
Hành vi ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
-
Hành vi uống rượu, bia, hút thuốc lá và sử dụng những chất kích thích khác khi đang trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục, sử dụng điện thoại cá nhân khi đang giảng dạy.
-
Hành vi bỏ buổi dạy, bỏ giờ dạy, tùy tiện cắt bỏ chương trình giảng dạy.
Và đây là cách học theo dạng từ khóa:
-
Từ khóa 1: Xúc phạm.
-
Từ khóa 2: Gian lận.
-
Từ khóa 3: Xuyên tạc.
-
Từ khóa 4: Ép buộc.
-
Từ khóa 5: Hút thuốc.
-
Từ khóa 6: Bỏ giờ.
Mẹo xử lý tình huống sư phạm đạt điểm cao
Đây là những sai lầm thường gặp khi ôn thi viên chức giáo dục phần xử lý tình huống sư phạm:
-
Phần lớn các bạn đều bị động trong việc đưa ra phương án giải quyết tình huống. Sự bị đồng này dẫn đến tình huống được xử lý không hay và được bị đánh giá thấp.
-
Các bạn thường xưng hô em và thường nói “em sẽ xử lý như thế này, như thế kia”. Cách xưng hô như thế chưa hợp lý, thay vào đó hãy đặt mình vào tình huống cụ thể và xưng hô là “các em” hoặc “cô (thầy)”.
-
Đa phần đều mới dừng lại ở mức độ trả lời chứ không đi sâu vào việc thực hành diễn giải.
-
Làm thế nào để khắc phục những sai lầm trên? Lời khuyên là bạn phải chủ động, giải quyết bằng cách đặt mình đúng vào cương vị là giáo viên chứ không đơn thuần là một thí sinh dự thi.
Chẳng hạn như tình huống là: Vào giờ ra chơi, em đi sau hai học sinh thì có một học sinh nói: “Cô Ngọc dạy môn Toán làm tao không hiểu gì”. Là giáo viên chủ nhiệm của em học sinh đó, em sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Trả lời: Thưa ban giám khảo, em xin phép được đưa ra phương hướng giải quyết trường hợp trên như sau. Trong tình huống này cần phải gặp hai đối tượng, một là cô Ngọc dạy môn Toán và hai là bạn học sinh. Em sẽ dành thời gian trong buổi sinh hoạt lớp để trao đổi với bạn học sinh như sau:
Học sinh: Các em vừa nghe xong phần nhận xét của các tổ trưởng về những ưu khuyết điểm của toàn bộ thành viên trong tổ ở tuần vừa qua. Cô rất vui và có phần tuyên dương cả lớp đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong tuần qua. Hôm nọ cô vô tình nghe có bạn nói là cô Ngọc dạy môn Toán khó hiểu. Các em biết đấy, cô Ngọc là một giáo viên giỏi, có kinh nghiệm và có nhiều phương pháp giảng dạy đa dạng, chắc có thể phương pháp cô áp dụng cho lớp chúng ta chưa được phù hợp.
Cô cho rằng chúng ta không nên nhận xét về cô Ngọc như thế. Thay vào đó, các em có thể trực tiếp trao đổi lại với cô Ngọc nếu không hiểu bài để cô có thể xem xét áp dụng cách dạy phù hợp hơn. Tất nhiên, các em hoàn toàn có quyền để làm như vậy. Cô chắc rằng khi tương tác nhiều hơn với cô Ngọc, các em sẽ hiểu bài và yêu thích bộ môn của cô ấy hơn.
Cô giáo Ngọc: Chị Ngọc ơi, em có thể nói chuyện một chút không? Nhiều bạn lớp em có trao đổi lại là chưa hiểu bài khi học môn của chị lắm. Em biết chị là người vừa có kinh nghiệm, vừa có chuyên môn, lại có phương pháp giảng dạy phong phú, em đã học hỏi từ chị rất nhiều. Em trao đổi với chị và mong rằng chị sẽ xem xét để có thể điều chỉnh một chút cách dạy học cho các bạn để chắc chắn ai ai cũng hiểu bài. Chị là một giáo viên rất thương yêu và quan tâm đến các em, em tin là tương lai chị sẽ còn được rất nhiều bạn học sinh kính trọng và quý mến chị, đồng thời thích học bộ môn này hơn.
Cách ôn phần giảng dạy không có học sinh
Giảng không có học sinh là phần thi quan trọng nhất, thường được nhân đôi điểm. Do đó, việc đỗ hay không đỗ viên chức giáo dục phụ thuộc vào phần này. Rất nhiều bạn trên thực tế có nhiều kinh nghiệm khi giảng có học sinh nhưng lại không biết giảng khi không có học sinh. Điều quan trọng là vẫn phải tạo được sự hứng thú, sự hấp dẫn khi giảng không có học sinh.
Thực hiện theo tuần tự các bước sau khi giảng không có học sinh:
-
Bước 1: Giới thiệu ban giám khảo.
-
Bước 2: Kiểm tra bài cũ.
-
Bước 3: Giới thiệu bài mới.
-
Bước 4: Phác thảo kiến thức.
-
Bước 5: Luyện tập.
-
Bước 6: Thực hành.
-
Bước 7: Mở rộng, liên hệ.
-
Bước 8: Tự đánh giá giờ học để ban giám khảo cho điểm cao.
-
Bước 9: Kết thúc giờ học.
Chú ý, cần thực hiện đủ các bước nêu trên kể cả khi giảng trong một thời gian ngắn hay thời gian dài.
Cách trình bày một vấn đề
Giảng dạy và trình bày vấn đề có sự liên hệ mật thiết với nhau. Xét về khái niệm, giảng dạy khó và rộng hơn so với trình bày. Tuy nhiên để trình bày một vấn đề nhất định cho ban giám khảo hiểu thì khó hơn giảng dạy rất nhiều.
Và tất nhiên, giảng dạy tốt đồng nghĩa với việc trình bày cũng sẽ tốt.
Tốt nhất, các bạn nên dành khoảng 2 tháng để ôn thi viên chức giáo dục đạt điểm cao nhé!