Làm thế nào để kiểm tra CIC cá nhân? | Mirae Asset Finance Vietnam

Vẫn có nhiều người còn mơ hồ về khái niệm CIC và chưa biết làm thế nào để kiểm tra CIC của mình? Hãy để Touch giải đáp thắc mắc này cho bạn nhé!

1. CIC là gì 

CIC hay còn gọi (Credit Information Center) là Trung tâm Thông tin Tín Dụng. Là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước. CIC có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. 

2. Những hoạt động chính của CIC 

  • Tổ chức khai thác, thu thập, mua thông tin tín dụng từ các nguồn trong, ngoài nước. 
  • Cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực các sản phẩm thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác theo quy định của Thống đốc và của pháp luật. 
  • Thực hiện việc phân tích, xếp hạng và chấm điểm tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ vay vốn của các tổ chức tín dụng. 
  • Thực hiện các dịch vụ thông tin tín dụng; cảnh báo sớm rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật. 
  • Cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

3. Tại sao bạn cần tra cứu CIC? 

CIC giống như là một bộ lưu trữ thông tin lịch sử tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó có thể biết được mức độ uy tín, hoạt động tín dụng và mức nợ xấu của cá nhân hoặc doanh nghiệp tại hệ thống các ngân hàng trên cả nước. 

Kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân để bạn biết được mình có bị nợ xấu hay không. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định bạn có được sử dụng các sản phẩm tài chính và hạn mức tín dụng của bạn tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.  

Trong trường hợp bạn bị nợ xấu, các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng của bạn (phụ thuộc vào bạn ở nhóm nợ xấu nào). Vì vậy, kiểm tra CIC là rất cần thiết để các cá nhân doanh nghiệp nhanh chóng xử lý các khoản vay còn tồn đọng (nếu có). Ngoài ra, đề phòng trường hợp bạn cần vay vốn cho mục đích cá nhân hay cho doanh nghiệp nhưng lại ở trong danh sách nợ xấu nên không thể vay được hoặc vay với hạn mức không như mong muốn.  

4. Cách kiểm tra CIC cá nhân  

4.1 Kiểm tra CIC cá nhân Online qua website  

Để tra cứu CIC cá nhân, bạn có thể lên trang web https://cic.gov.vn/#/  để đăng ký tài khoản

Điền các thông tin yêu cầu như hình bên dưới 

Sau 1 ngày làm việc, bên CIC sẽ có người gọi lại cho bạn để xác nhận thông tin. Nếu đúng chính chủ thì sẽ trả kết quả tra CIC qua email.  

Lưu ý: tra cứu CIC online qua website hoàn toàn miễn phí

4.2. Tra cứu qua App kiểm tra CIC 

Bạn có thể kiểm tra CIC qua ứng dụng CIC Credit Connect. Thực hiện đã được đề cập rõ tại link hướng dẫn sử dụng bên dưới. 

Lưu ý: tra cứu CIC online qua website hoàn toàn miễn phí

4.3 Kiểm tra CIC Trực tiếp tại trung tâm  

Bạn có thể đến trực tiếp trung tâm để kiểm tra theo địa chỉ bên dưới. Tuy nhiên, việc tra cứu này sẽ mất phí 

Trụ sở chính: Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam 

Chi nhánh: Lầu 14 Vietcombank Tower, Số 5 – Công trường Mê Linh, P.Bến Nghé, Q.1, TP HCM 

4.4 Kiểm tra CIC qua ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng  

Trường hợp bạn kiểm tra CIC qua ngân hàng/ tổ chức tín dụng khi bạn đăng ý khoản vay/ dịch vụ tài chính. Tùy thuộc vào ngân hàng/tổ chức tín dụng, bạn có thể hoặc không bị mất phí kiểm tra CIC. Vì vậy bạn hãy hỏi rõ nhân viên tư vấn về khoản phí này nhé. 

Tính năng kiểm tra hạn mức trên Touch, điều này giúp khách hàng biết được “tình trạng tín dụng” của mình và đề xuất hạn mức tín dụng phù hợp. 

Tìm hiểu về Touch: https://touch.mafc.vn/

Tải app: CHPlay | App Store 

Hotline: (028) 7300-7777.