Làm thế nào để khắc phục da dầu bị khô bong tróc?

Da khô và nhờn kết hợp chung dễ gặp ở những bạn bị mất nước mãn tính. Nhưng cũng có thể là do di truyền, ngoài ra còn có da hỗn hợp cũng rất dễ bị mụn, nếp nhăn, khô căng và bí lỗ chân lông. Vậy đâu là cách nhận biết da dầu bị khô vì bong tróc và mất nước? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết này.

Làm thế nào để biết da dầu bị khô bong tróc thiếu nước?

Chỉ cần nắm rõ 3 bước sau đây bạn sẽ biết da mình có bị mất nước và bong tróc không:

  • Kiểm tra da của bạn đang như thế nào? Nếu bạn thấy da mình căng không bóng hay nhờn thì có thể là làn da khô. Trong khi da dầu sẽ hay nhờn và bóng khắp mặt hay cơ thể. Da hỗn hợp có nghĩa là kết hợp 2 biểu hiện trên cho vùng da khác nhau.

  • Kiểm tra lỗ chân lông của bạn to hay nhỏ

  • Kiểm tra bạn có rửa mặt sai cách? Quy trình dưỡng da của bạn đủ ẩm không?

Làm thế nào để khắc phục da dầu bị khô bong tróc?

Chất nhờn tự nhiên của da không xấu. Ngược lại còn có tác dụng giúp da đàn hồi tốt hơn và lão hóa muộn hơn các loại da khác. Trên thang PH, sợi bã nhờn thường trong khoảng 4,5 – 6,2. Nghĩa là bã nhờn mang tính axit.

Điều này tốt cho bạn vì máu là tính kiềm, vi khuẩn rất thích tính kiềm. Khi vi khuẩn tấn công da sẽ biến môi trường trên da thành “nhà”. Nhưng bã nhờn mang tính axit sẽ bảo vệ da của bạn khiến vi khuẩn khó xâm nhập. Vì quá trình này vi khuẩn rất khó sống sót khi từ môi trường axit của da sang môi trường kiềm của máu.

Da chúng ta bị mất nước, khô bong tróc khi bạn cố loại bỏ sạch sẽ bã nhờn. Cách thức loại bỏ có thể dùng chất làm sạch mạnh, có tính kiềm cao. Khi ấy da bạn tăng độ PH nhưng dần yếu đi và khó chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Chứng minh vi khuẩn P.Acnes rất thích môi trường kiềm của da

Các nhà nghiên cứu đã kiểm nghiệm thí nghiệm như sau:

Đối với những người tham gia, họ chia ra 2 nhóm:

  • Nhóm 1 dùng chất làm sạch có tính kiềm

  • Nhóm 2 dùng chất tẩy rửa có tính axit

Sau thời gian phân tích dữ liệu và quan sát diễn tiến thay đổi của da cả 2 nhóm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy vi khuẩn P.Acnes nhanh chóng phát triển ở nhóm 1. Nhưng với da dùng chất tẩy rửa có tính axit lại khiến các vi khuẩn dần chết đi ở nhóm 2.

Vậy nên đây là một kết quả đã có kiểm chứng chắc chắn cho bạn đọc khi chọn thành phần làm sạch da.

Ngược lại với da dầu bị bong tróc là tình trạng da đồ dầu sau khi ngủ dậy. Nếu bạn muốn biết rõ về nguyên nhân và cách chăm sóc hãy tham khảo bài viết này.

3 bước phục hồi da dầu bị khô bong tróc tại nhà

lam the nao tri da dau bi kho bong troc tai nha, dieu tri phuc hoi da dau bi kho va bong troc

Bước 1: Làm sạch đúng và đủ

Rửa mặt da dầu bị khô tróc vảy cho buổi sáng chỉ cần dùng nước thường để làm sạch da. Tại sao lại như vậy?

Khi làn da hư tổn, bạn cần làm sạch cẩn thận vào buổi tối. Sau một đêm dài ngủ dậy, da của bạn chỉ có bã nhờn, tế bào chết và các mỹ phẩm dưỡng da kèm sản phẩm dưỡng tóc (nếu có) từ gối. 

Vì thế chúng tôi khuyên bạn nên ưu tiên làm sạch sâu vào ban đêm. Khi tẩy trang nên ưu tiên dạng nước và lau từng chút một. Hãy luôn nhớ là đối xử với làn da thật nhẹ nhàng bạn nhé. Sau đó hãy dùng sữa rửa mặt làm sạch sâu. Sau 1 tháng da của bạn sẽ mềm và các vảy bong tróc sẽ mất đi.

Bước 2: Tẩy tế bào chết dịu nhẹ

Sự thay đổi của da rất tuyệt vời. Làn da của bạn khi được chăm sóc đúng sẽ ngày càng khỏe khoắn và căng mịn.

Nếu da bị mụn trứng cá hay nhạy cảm bạn vẫn nên tẩy tế bào chết. Khi làn da đang nhạy cảm hoặc tổn thương cần tránh tẩy da chết vật lý. Đây là cách làm tình trạng da khó chịu hơn ban đầu. Tuy nhiên không nên lạm dụng và chà xát lên da khi tẩy da chết chỉ để da hết vảy bong tróc. Khi ấy da bạn sẽ đỏ tấy, thô và rất khô càng làm da mất nước và nhờn.

Bước 3: Dưỡng ẩm cho da dầu bị khô bong tróc

Bất kỳ chuyên gia về da nào đều sẽ tìm hiểu kỹ làn da và quy trình chăm sóc da của người cần tư vấn trước. Họ làm như thế vì để xem trong quá trình đó người cần trị liệu da đang gặp vấn đề ở đâu? 

Trong vấn đề da cụ thể như da dầu bong tróc. Thì nguyên nhân thường gặp cũng là ở bước dưỡng ẩm này. Nhiều người ưa chuộng thành phần jojoba, argan oil hay thoa dầu dưỡng cho làn da mất nước bong tróc. Nhưng riêng đối với da dầu, đây lại là thành phần khá dày và gây bí bách tạo điều kiện phát triển mụn ở da dầu. Vậy nên bạn có thể tham khảo dòng dưỡng ẩm tinh chất phục hồi da cao cấp từ Dermalogica có tốt không? Nếu phù hợp hãy “sắm” ngay để chăm sóc làn da của bạn nhé.

Ngoài ra, Dermalogica xin giới thiệu Skin Hydrating Boosters dưỡng ẩm tăng cường cho da dầu bị khô bong tróc. Với khả năng khôi phục lớp bảo vệ và phục hồi làn da nứt nẻ. Bên cạnh đó còn cải thiện nếp nhăn và độ đàn hồi mang lại làn da rạng rỡ tươi tắn hơn. Hãy tìm hiểu dòng dưỡng ẩm này có phù hợp với tình trạng da hiện tại của bạn không nhé!

Qua những chia sẻ trên,

Dermalogica

hy vọng bạn đọc hiểu rõ về tình trạng da và biết cách điều trị phù hợp. Hãy dành chút thời gian trao đổi nếu bạn còn có thắc mắc về vấn đề này tại Hotline 0911370011

. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất cho câu hỏi của bạn!