Làm sữa chua thế nào cho ngon, bổ, rẻ?
Với hương vị thơm ngon, sữa chua luôn là món quà vặt được nhiều lứa tuổi ưa thích, từ người già đến trẻ em. Đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực thì sữa chua mang lại cảm giác thanh mát, xoá tan đi cái oi bức. Không những vậy, trong sữa chua còn chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá. Vậy bạn còn chần chừ gì mà không vào bếp thực hiện ngay món tráng miệng này nào!
Mục Lục
Công dụng mà sữa chua mang lại
Sữa chua là loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho người sử dụng và mang lại rất nhiều lợi ích đã được khoa học chứng minh như:
- Cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B12 và riboflavin.
- Sữa chua là nguồn cung cấp protein dồi dào.
- Sữa chua có chứa lợi khuẩn sống hoặc các men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hoá.
- Ăn sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Sữa chua chứa một số chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp.
- Sữa chua mang lại lợi ích cho tim mạch, giảm tình trạng tăng huyết áp.
- Sữa chua có đặc tính giúp kiểm soát cân nặng, mang lại lợi ích trong quá trình tăng cận hoặc giảm cân.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 lon sữa đặc (bạn có thể sử dụng bất kì thương hiệu nào mà mình thích)
1 lon nước sôi (khoảng 75 – 90 độ, đong bằng lon sữa đặc)
2,5 lon sữa tươi không đường
1 hộp sữa chua cái (bạn có thể sử dụng các loại sữa chua bán sẵn trong siêu thị)
Hũ nhỏ đã được tiệt trùng hoặc túi/ bịch
Công thức làm sữa chua ngon, rẻ tại nhà
Thời gian chuẩn bị: 5 phút
Thời gian thực hiện: 15 phút
Độ khó: dễ
Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp sữa
Cho vào nồi sữa đặc, sữa tươi và 1 lon nước sôi (khoảng 75 – 90 độ) sau đó khuấy đều hỗn hợp cho tan sữa
Đun hỗn hợp trên bếp với lửa nhỏ cho đến khi bắt đầu sôi lăn tăn thì cho thêm đường (nếu thích). Khi đường đã tan thì tắt bếp, để cho hỗn hợp nguội.
Bước 2: Pha hỗn hợp sữa với sữa chua cái
Khi hỗn hợp sữa ấm đã nguội bớt thì đổ sữa chua cái vào và khuấy đều tay.
Để thành phẩm sữa chua được mịn, mượt thì bạn nên dùng rây lọc sữa chua.
Lưu ý: Phải để sữa chua cái ở nhiệt độ phòng rồi mới sử dụng. Khi cho sữa chua cái vào, cần phải kiểm tra độ nóng của phần sữa ấm, nhiệt độ chuẩn khoảng 32 – 40 độ để tránh làm chết men. Khi khuấy hỗn hợp phải khuấy theo một chiều và khuấy đều tay để sữa chua được mịn.
Bước 3: Ủ sữa chua
Ở bước này, có khá nhiều cách thức khác nhau để ủ sữa chua thành công, bạn có thể tham khảo 1 trong những cách sau đây:
- Ủ bằng thùng xốp: Đổ sữa chua còn ấm vào từng hũ nhỏ hoặc vào từng bịch. Pha nước ấm theo tỉ lệ 2 nóng : 1 nguội ngập ⅔ hũ hoặc túi. Đậy kín nắp thùng xốp lại và ủ trong vòng 7 – 8 tiếng.
- Ủ bằng nồi cơm điện: Tương tự như cách ủ bằng thùng xốp, bạn cũng đổ nước ngập ⅔ hũ hoặc túi và ủ trong vòng 7 – 8 tiếng. Nếu trời lạnh, để nồi cơm ở chế độ warm 2 tiếng 1 lần, mỗi lần 15 phút rồi rút điện ra.
- Ủ bằng máy ủ sữa chua chuyên dụng: Sau khi đổ sữa chua vào từng hũ, đặt vào máy ủ rồi chọn chế độ ủ thích hợp. Nếu vào mùa hè, trời nóng thì chỉ cần ủ trong vòng 4 – 6 tiếng. Nếu vào mùa đông, trời lạnh thì ủ từ 5 – 8 tiếng.
Lưu ý: 70 độ C là nhiệt độ lý tưởng nhất để ủ sữa chua. Tuỳ vào thời tiết mà thời gian ủ sữa chua sẽ thay đổi.
Bí quyết để sữa chua được ngon mịn, đặc sánh
- Bạn cần cân đo đong đếm tỉ lệ của các nguyên liệu sao cho chính xác để thành phẩm sữa chua được mềm mịn, đặc sánh.
- Nếu ủ quá 8 tiếng sẽ làm sữa chua có vị chua gắt.
- Khi ủ sữa chua thì tuyệt đối không di chuyển để tránh sữa chua bị long chân.
Cách thưởng thức và bảo quản sữa chua
Sau khi ủ xong, cất sữa chua vào tủ lạnh ăn dần.
Ngoài cách làm sữa chua truyền thống, bạn cũng có thể kết hợp cùng với các nguyên liệu khác như nếp cẩm, nha đam, nước cốt dừa, trái cây để tăng thêm hương vị của sữa chua.
Có thể cho ít đá nhuyễn vào sữa chua rồi đánh lên, làm thành món sữa chua đánh đá mát lạnh.
Sữa chua nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 7 – 15 ngày.
Lưu ý khi ăn sữa chua
- Không nên để sữa chua quá lâu vì các loại vitamin có trong sữa chua sẽ bị biến đổi, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hệ tiêu hoá của người sử dụng.
- Người bị mắc bệnh đau dạ dày hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá nên hạn chế sử dụng sữa chua.
- Không nên ăn sữa chua khi đói.
- Thời điểm tốt nhất nên ăn sữa chua là vào buổi sáng và buổi tối, giúp cho hệ tiêu hoá và làn da của bạn được cải thiện đáng kể.
Xem thêm : Cách Soạn Văn Hay Nhất
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách làm sữa chua thế nào chỉ với vài bước đơn giản. Chúc bạn thành công với công thức sữa chua này. Còn gì tuyệt vời hơn khi có thể tự mình làm được món tráng miệng đơn giản mà thơm ngon, bổ dưỡng.