Làm chủ giọng nói & ngôn ngữ cơ thể

1. Lời dẫn

Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lí, hiểu biết lẫn nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau và thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Khi nói đến giao tiếp, nhiều người cho rằng lời nói là công cụ, phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất của con người. Tuy nhiên điều này thật không hẳn đúng khi có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng con người có khả năng giao tiếp ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Khi người cha hoặc người mẹ xoa nhẹ vào bụng bầu của bà mẹ đang mang thai, phản ứng của đứa trẻ trong bụng cho thấy nó rất vui, phấn khích bằng cách đạp chân lục đục trong bụng mẹ. Với những đứa trẻ mới chào đời, người mẹ chỉ cần nhìn thấy bé cau mày lại hay ưỡn lưng lên là đã hiểu ngay rằng bé đang khó chịu, còn khi lớn hơn một tí, do chưa biết nói nên bé thường dùng tay chỉ khi muốn cái gì. Như vậy, việc giao tiếp có thể xảy ra ngay cả khi không có ngôn từ nào được phát ra. Trong tình huống cụ thể, mỗi biểu hiện, cử chỉ đều mang một ý nghĩa nhất định và ta gọi đó là một thứ ngôn ngữ không lời (Nonverbal communication) hay Ngôn ngữ cơ thể (Body language). Vậy hiểu một cách chung nhất thì ngôn ngữ cơ thể là tất cả những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp với người khác. Đó là hệ thống tín hiệu đặc biệt, được tạo thành bởi những thao tác, chuyển động của từng bộ phận cơ thể bao gồm các cử chỉ, sự biểu lộ trên khuôn mặt, sự thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay, giọng điệu, điệu bộ cơ thể,… hoặc của nhiều bộ phận phối hợp và có chức năng giao tiếp hoặc phụ trợ cho ngôn ngữ nói trong quá trình giao tiếp. Có thể nói, ngôn ngữ cơ thể là công cụ hỗ trợ giao tiếp mà ai cũng có bẩm sinh.
Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học đã bỏ nhiều công sức đi tìm hiểu thông điệp do cử chỉ mang lại. Đầu tiên phải kể đến là nhà tự nhiên học nổi tiếng Charles Robert Darwin (1809-1882) với cuốn sách “ Sự biểu hiện tình cảm của con người và động vật” cùng những nghiên cứu hiện đại về giao tiếp không lời của ông. Những nghiên cứu này cho thấy về cơ bản, ngôn ngữ cơ thể là một sự pha trộn của các cử động, động tác, tư thế, dáng điệu và ngữ điệu của giọng nói. Tiếp theo là cuốn” Ngôn ngữ khuôn mặt” của Robert L. Vaitsaida, “ Đọc khuôn mặt” của Leopold Bellan và Xema Sinpolier Baker , “ Ngôn ngữ của cử chỉ” của Allan Pease, vv…
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể) và giọng điệu thì ngôn ngữ lạ thay chỉ góp phần nhỏ nhất là 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55%. Những công trình nghiên cứu này đã ghi vào danh mục hơn một triệu bản mã và tín hiệu liên quan đến ngôn ngữ cơ thể. Các chuyên gia nói rằng trong cuộc đàm phán kéo dài 30 phút, hai người có thể biểu hiện hơn 800 thông điệp phi lời nói khác nhau. Do tốc độ suy nghĩ của chúng ta nhanh hơn lời nói (trung bình 1 phút ta nghĩ được khoảng 700 đến 1200 từ trong khi ta chỉ có thể nói với tốc độ khoảng 120 đến 150 từ/ 1 phút). Vì thế, khi lời nói không thể hiện hết thì cơ thể tìm cách bộc lộ ra thông qua ngôn ngữ cơ thể. Đôi khi ngôn ngữ cơ thể còn là công cụ hữu hiệu để thể hiện những điều mà vì hoàn cảnh, tình huống nào đó mà con người không thể diễn đạt bằng lời.
2. Các hành vi phi ngôn ngữ, vai trò và thông điệp chúng.
Năm 1960, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa Phó Tổng thống Nixon và Thượng Nghị sĩ Kenedy đã được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia. 70 triệu cử tri Mỹ có cơ hội tận mắt chứng kiến những hành động, cử chỉ của các ứng viên trong cuộc tranh luận công khai giành chức Tổng thống. Thật đáng ngạc nhiên khi kết quả cuộc thăm dò dư luận dân chúng đã cho thấy sự tương phản rõ ràng giữa những cử tri theo dõi cuộc tranh cử trên TV và những cử tri chỉ đơn thuần nghe trên radio.Trong khi những người nghe radio cho rằng chắc chắn ông Nixon sẽ chiến thắng trong cuộc chạy đua này thì những người xem TV lại bị mê hoặc bởi nụ cười, sự quyến rũ và dáng dấp thể thao của ông Kenedy. Phần lớn những người xem TV hôm đó được phỏng vấn đã nói rằng hình dáng tối tăm và ánh mắt liếc nhanh như chảo chớp của ông Nixon khiến cho ông ta trông như một kẻ độc ác, nham hiểm và không thể sánh được với đối thủ. Tình huống này cho thấy ngôn ngữ nói bị yếu thế hơn khi ngôn ngữ của của cơ thể lên tiếng. Quả là ý nghĩa của thứ ngôn ngữ không thể hiện bằng lời nói có sức mạnh biết chừng nào, thậm chí nó đã làm thay đổi vận mệnh của một quốc gia và làm biến sắc cả một bức tranh chính trị của thế giới.
Nếu như ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và cũng còn có thể để che dấu, đánh lạc hướng người khác (vì ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó được sử dụng một cách có chủ định của ý thức) thì ngôn ngữ cơ thể hoặc không gắn liền với ý thức, hoặc ít chịu kiểm soát của ý thức. Chúng chủ yếu là những hành vi vô thức, là những thói quen hay phản xạ bản năng mà con người không hoặc ít tự nhận biết được. Chúng có thể được biểu lộ một cách tự động, máy móc mà người khác cũng chưa chắc đã hiểu ra… Do ngôn ngữ cơ thể là một sự phản ánh chính xác những cảm xúc thật sự của con người, nó mang khá nhiều thông tin về trạng thái tâm lí cụ thể nên qua nghiên cứu , các nhà khoa học đã khẳng định rằng giao tiếp không biểu hiện thành lời thường chân thật, ít dối trá và có tính tin cậy hơn so với lời nói. S. Freud đã nói: “Sự thật vẫn sẽ bị hé lộ ra mọi lỗ chân lông bé nhỏ”. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tín hiệu không lời mang thông tin nhiều gấp 5 lần so với nói bằng lời. 75% thông tin mà con người thu nhận được là qua kênh thị giác, qua kênh thính giác là 12%, xúc giác là 6%, khứu giác là 4%, vị giác là 3%. Ngôn ngữ cơ thể được thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, … trong quá trình giao tiếp và có hệ mã riêng.
*Một số hành vi phi ngôn ngữ và thông điệp của chúng:
– Giao tiếp bằng mắt (Eyes contact).
Đôi mắt là “cửa sổ của tâm hồn”, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người.
“Ngôn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh buổi giao tiếp. Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của mình đối với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói cũng như hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. Nhiều nhà kinh doanh hàng đầu khẳng định rằng chính đôi mắt của bạn truyền tải nhiều nhất về con người bạn trong suốt thời điểm ban đầu của buổi gặp gỡ. Nếu bạn nhìn xuống đất, bạn đang nói với người đối diện rằng tôi ngại ngùng, hồi hộp và thậm chí không đáng tin cậy. Mắt nhìn về một hướng, mi mắt và tròng mắt hơi cụp xuống là biểu hiện một nỗi buồn. Còn tròng mắt mở to, hai con mắt nhìn rất mạnh vào người khác là biểu hiện sự tức giận. Người nào không hiểu những gì bạn đang nói thì thường hay nheo mắt kèm theo dướn đầu ra nghe hay ghé tai ra phía trước biểu thị muốn nghe rõ hơn. Việc tránh giao tiếp qua mắt thường là biểu hiện điển hình ở những người làm điều gì sai trái và cảm thấy mặc cảm, tội lỗi. Nhìn thẳng vào mắt ai đó chỉ ra rằng bạn đang dành sự chú ý cho người đó. Nó thể hiện sự quan tâm của bạn trong cuộc gặp gỡ, việc bạn cảm thấy thật vui khi được gặp họ. Người biết dùng “đôi mắt trong giao tiếp” thường khiến buổi trao đổi thêm cởi mở và chuyển tải được sự thích thú, chú tâm, nhiệt tình và độ đáng tin cậy của mình đến người tiếp nhận. Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói, đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn. Ánh mắt còn có thể thay thế lời nói trong những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần hay không thể nói mà vẫn làm cho người giao tiếp hiểu được điều mình muốn nói.
– Gương mặt biểu cảm (Facial expression)
Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp. Khi trong lòng thấy vui, khuôn mặt bạn trông thật rạng rỡ, các cơ trên mặt của bạn giãn căng. Ngược lại khi bạn buồn bực, trong lòng nặng trĩu thì các cơ trên khuôn mặt bạn cũng bị trùng xuống cho dù bạn có cố tình giấu đi tâm trạng đó nhưng ngôn ngữ không lời trên khôn mặt bạn lại cho thấy tất cả. Nụ cười được xem là một trang sức trong lúc giao tiếp. Cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình và thích thú. Cười thường dễ lây từ người này sang người khác và khiến cho việc giao tiếp được thuận lợi hơn. Người bạn giao tiếp sẽ cảm thấy thoải mái khi ở cạnh bạn và muốn lắng nghe bạn hơn.
– Cử chỉ ( Gestures)
Thông thường, sau khi chào hỏi xã giao, người có kinh nghiệm bắt đầu chú ý đến các cử chỉ phi ngôn ngữ của người đối diện.
Đó là những cử chỉ như vuốt mái tóc hay lấy tay che miệng khi cười, … ở phái nữ và những cử chỉ như khuya tay, nới cà vạt, … khi cuộc nói chuyện đang lên cao trào mà ta thường thấy ở phái nam. …
Có thể nói, trong rất nhiều tình huống, cử chỉ trợ giúp đắc lực cho lời nói. Nói kèm theo cử chỉ phù hợp sẽ tác động hiệu quả hơn tới người giao tiếp. Ngược lại, hiểu được ngôn ngữ cử chỉ còn giúp ta nhìn thấy thái độ không lời của đối phương trước khi họ nói ra lời. Điều này giúp ta có khả năng thay đổi tình thế kịp thời. Tuy nhiên việc hiểu ý nghĩa của cử chỉ không phải là dễ. Những nghiên cứu thực tế cho thấy rằng: Bàn tay đưa lên ngực khi nói là một cử chỉ biểu hiện sự chân thật, chân thành. Ngón tay cái đưa lên cằm là cử chỉ biểu lộ thái độ chỉ trích và tiêu cực. Cử chỉ xoa cằm chỉ sự kiên định, quả quyết. Khi ai đó xoa mũi có nghĩa họ không muốn đề cập đến chủ đề này nữa. Cử chỉ đặt cặp kính lên môi có nghĩa là người đó đang do dự hay trì hoãn việc đưa ra quyết định. Khi một người nhìn lướt nhanh qua cặp kính của anh ta, có nghĩa là anh ta đang có ý chỉ trích, phê bình và cần phải xem xét vấn đề một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng hơn. Những cử chỉ như: Nói qua những ngón tay, xoa mắt, xoa tai, nhăn mũi, không nhìn trực diện vào mắt người đối diện đều thể hiện sự lừa dối. đặc biệt cử chỉ của đôi tay được sử dụng đến nhiều nhất khi giao tiếp. Thật khó tìm ra người nào khi nói chuyện với đôi tay hoàn toàn bất động. Với sự hỗ trợ của hai bàn tay, hai cánh tay trong từng ngữ cảnh khác nhau, lời nói được minh họa rất rõ nét. Tay chống nạnh biểu thị người đó đang có ưu thế về quyền lực. Khi nói, lòng bàn tay mở biểu lộ sự cởi mở và thẳng thắn, không dấu diếm điều gì. Bàn tay nắm lại biểu tjhij một sự không thân thiện. Cử chỉ gõ nhẹ các ngón tay xuống bàn khi nói chuyện là thể hiện sự cân nhắc trong suy nghĩ trước khi ra quyết định. Đối với một số người, cử chỉ bắt tay chỉ là một thủ tục nghi lễ. Nhưng đối với hầu hết nhiều người thì cử chỉ bắt tay không chỉ là một dấu hiệu của tình bạn mà cách bắt tay của bạn là một sự khẳng định sâu xa về tính cách con người bạn, nó chứng minh hùng hồn về bạn là ai với tư cách một con người, thể hiện sức mạnh của bạn và cả độ đáng tin cậy của bạn nữa. Khi bạn bắt tay với một người, bạn đang làm nhiều hơn là nói: “xin chào” đấy. Đó là khi bạn khẳng định rằng: “Đây chính là con người tôi”. Một cái bắt tay lỏng lẻo có thể chỉ ra sự bất an, yếu đuối, không thực sự quan tâm đến chính người mà bạn đang bắt tay. Một cái bắt tay lướt nhanh có thể truyền đạt sự kiêu ngạo, nhưng ngược lại một cái bắt tay mạnh mẽ có thể truyền đạt sự tự tin, ổn định và đáng tin cậy, mở ra một cuộc đối thoại mới và thậm chí là những tình bạn mới .
– Tư thế và điệu bộ ( Posture & Body Orientation)
Người ta chuyển tải được hàng tấn thông điệp thông qua việc phát ngôn và chuyển động cơ thể. Ví dụ: Khi tư thế đúng thẳng lưng, ngả người về phía trước, người ta sẽ hiểu bạn là người dễ gần, dễ tiếp thu và thân thiện. Tư thế ngồi nghiêm, cứng nhắc gây cho người đối diện có cảm giác bạn là người quá cứng nhắc, bảo thủ và nguyên tắc trong công việc. Tư thế ngồi khoanh tay trước ngực thể hiện sự kiêu căng, đôi khi bất lịch sự. Còn khoanh tay trên bàn lại là tư thế thụ động và thiếu tự tin.
– Giữ khoảng cách (Proximity)
Tiêu chuẩn văn hóa đòi hỏi một khoảng cách thoải mái nhất định trong giao tiếp. Ở các nước có nền văn hóa La tinh, người ta thường thấy thoải mái hơn khi đúng gần nhau trong khi ở các nước Bắc Âu thì ngược lại. Người Mỹ thường giữ khoảng cách khi nói chuyện với người La tinh và Ả rập nhưng lại xích gần hơn khi chuyện trò với người châu Á. Khoảng cách giữa hai người giao tiếp có thể phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể. Chẳng hạn khi đi phỏng vấn xin việc làm, khoảng cách tiếp xúc của người phỏng vấn quá gần sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái như đang bị uy hiếp, khiến bạn mất bình tĩnh và không nghe rõ những câu hỏi. Ngược lại khi nói chuyện với người yêu, người thân mà giữ khoảng cách quá xa lại tạo nên sự xa cách, không thân mật. Bạn sẽ nhận ra ngay những dấu hiệu không thoải mái khi đang xâm phạm đến khoảng không của người khác như là: đu đưa, móc chân mó tay, quấn lấy, nhìn chằm chặp, …
– Giọng điệu ( Tone of voice)
Giao tiếp phi ngôn ngữ còn biểu hiện ở cách phát âm như: chất giọng, độ cao thấp (lên giọng, xuống giọng), nhịp điệu, âm sắc, tính kịch liệt ( hưởng ứng hay phản kháng), cách chuyển tông điệu. …
3. Những đặc điểm nổi bật của giao tiếp phi ngôn từ
– Giao tiếp phi ngôn từ thường chuyển tải thông điệp một cách không rõ ràng. Điều này xảy ra khi hai người tham gia giao tiếp không hiểu được cử chỉ của nhau.( Chẳng hạn khi đang ngồi nói chuyện, chợt đối phương nhìn ra ngoài thấy một hình ảnh gây cười khiến anh ta bật cười trong khi người nói chuyện lại tưởng anh ta cười mình)
– Giao tiếp phi ngôn từ là diễn biến liên tục.
Sự giao tiếp bằng lời chỉ xảy ra khi lời nói được cất lên và kết thúc ngay khi âm thanh của lời nói đó kết thúc, trong khi đó, giao tiếp cơ thể xảy ra và kéo dài cho tới khi nào người bạn đang giao tiếp vẫn còn nằm trong tầm mắt của bạn.
– Giao tiếp phi ngôn từ mang tính đa kênh.
Chúng ta tiếp nhận những dấu hiệu của giao tiếp bằng lời trong cùng một lúc và chúng chỉ được thể hiện bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, với giao tiếp phi ngôn từ, chúng ta có thể tiếp nhận thông tin bằng nhiều cách như nhìn, nghe, cảm nhận, ngửi hoặc nếm và có thể tất cả những dấu hiệu thông tin này cùng được thể hiện một lúc.
– Giao tiếp phi ngôn từ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về trạng thái tình cảm của người chúng ta đang giao tiếp.
Dù người nói có dùng lời lẽ thế nào đi nữa để nói về cảm xúc của họ thì qua những hành động, cử chỉ, sự biểu hiện trên nét mặt, và cả ánh mắt của họ nữa, ta cũng có thể nhận biết được cảm xúc thật của họ.
– Một số dạng giao tiếp phi ngôn từ có thể được nhận biết qua những nền văn hóa khác nhau.
Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa có hề thống ngôn ngữ riêng biệt mà những người đến từ nền văn hóa khác khó có thể hiểu được. Ngược lại, trong học thuyết tâm lí tinh thần các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người dù ở bất cứ một nền văn hóa nào cũng đều có 6 trạng thái tâm lí ( hạnh phúc, buồn khổ, giận dữ, sợ hãi, ghét, ngạc nhiên) và tất cả các trạng thái tâm lí đó đều do sự chi phối của não, tạo ra những thay đổi trên mặt và có chung cách biểu lộ cảm xúc trên mặt như vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, ghét hay ngạc nhiên, … vv. Do vậy, trong trường hợp ngôn ngữ bất đồng, cách giao tiếp hiệu quả nhất chính là giao tiếp phi ngôn từ- giao tiếp cơ thể. Chúng ta có thể dùng những dấu hiệu giao tiếp đơn giản như gật đầu, chỉ tay, bắt tay, cười, …. để giao tiếp.
4. Ý nghĩa của ngôn ngữ cử chỉ ở một số nền văn hóa khác nhau
– Gật đầu có nghĩa: “Tôi đồng ý” ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên ở một số nơi tại Hi lạp, Bungary, Thổ nhĩ kỳ và Yugoslavia thì lại có nghĩa ngược lại là: “ Tôi không đồng ý”
Ở Nhật, gật đầu không nhất thiết là “đồng ý” mà là dấu hiệu cho biết người nghe hiểu bạn đang nói gì.
Người Bungary gật đầu là “ không” và lắc đầu lại là “ có”
– Hất đầu ra sau có nghĩa “Đồng ý” ở Thái lan, Philipines, Ấn độ và Lào.
– Nhướn lông mày: “Đồng ý” ở Thái lan và một số nước khác ở châu Á . Còn ở Philipines lại có nghĩa: “ Xin chào”
– Nháy mắt: “Tôi có bí mật muốn chia xe với anh nè!” ở nước Mỹ và một số nước châu Âu. Nháy mắt còn là dấu hiệu tán tỉnh người khác giới ở một số quốc gia, trong đó có Việt nam.
– Mắt lim dim: “Chán quá” hay “Buồn ngủ quá” ở Mỹ. Nhưng ở Nhật và Thái lan, Trung quốc thì lại có nghĩa: “ Tôi đang lẵng nghe đây” .
– Vỗ nhẹ (bằng ngón trỏ) lên mũi: “ Bí mật đó nha!” Ở Anh, nhưng lại có nghĩa: “Coi chừng!” hay “ Cẩn thận đó!” ở Ý.
– Khua tay: Người Ý thường xuyên khua tay khi trò chuyện nhưng ở Nhật, khua tay khi nói chuyện bị coi là bất lịch sự.
– Khoanh tay: Ở một số quốc gia, khoanh tay có nghĩa là: “Tôi đang phòng thủ” hoặc “Tôi không đồng ý với anh đâu”.
– Dấu hiệu “ OK” : ( ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ O)
“Tốt đẹp” hay “ Ổn cả” ở Mỹ.
Người Đức hiểu là “Đồ ngu” hay “ Đồ đáng khinh”
Người Pháp hiểu như là “zero” hay “ vô giá trị”
Ở Nhật là dấu hiệu của tiền bạc
Là sự sỉ nhục người khác ở Hy lạp, Brazin, Ý, Thổ nhĩ kỳ, Nga và một số nước khác.
– Chỉ trỏ: Ở Bắc Mỹ hay châu Âu, dùng ngón trỏ để chỉ là chuyện bình thường.
Ở Nhật bản, Trung quốc mà chỉ người khác bằng ngón tay trỏ bị xem là bất kính và vô cùng bất lịch sự. Người ta thường dùng cả bàn tay để chỉ ai đó hay vấn đề gì đó.
– Nhìn thẳng vào mắt khi giao tiếp: Thể hiện sự tự tin của người giao tiếp ở các quốc gia thuộc Châu Âu, Canada, Mỹ nhưng ngược lại đối với người Nhật thì việc nhìn chằm chằm vào mắt người giao tiếp, đặc biệt là đối với người mới quen hay người cấp trên bị xem là bất lịch sự.
– Cử chỉ “ chạm” tùy theo từng nền văn hóa mà được đón nhận hay không đón nhận đối với mỗi cá nhân. Nói chung, ở các nước như Pháp, các nước Mỹ La tinh, Israel, Hy lạp và Ả rập, người ta thường chạm tay vào đối phương khi giao tiếp hơn là so với những nước như Đức, Anh, Nhật và các nước Bắc Mỹ. Người Mỹ thường siết và lắc tay người đối dieenjddeer bày tỏ sự tin tưởng.
Ở một số nước, việc chạm tay vào đối phương được xem là để nhấn mạnh điều gì đó. Hay, cử chỉ đặt tay lên vai người khác, thậm chí đặt tay lên tay người khác được xem là cử chỉ thể hiện sự tin tưởng và đồng thuận. Ngược lại, ở một số nơi, những cử chỉ này bị xem là suồng sã, vượt quá giới hạn, thậm chí là quấy rối tình dục.
Ở Ả rập, hai người cùng giới tính có thể chào nhau bằng cách hôn vào má nhau hoặc nắm tay nhau bước đi, nhưng các đồng nghiệp khác giới sẽ không có sự đụng chạm như vậy.
– Bắt tay: Cử chỉ chào hỏi phổ biến mà các doanh nhân trên thế giới hay dùng là bắt tay, nhưng ngay trong cách bắt tay cũng thể hiện những nét văn hóa khác biệt. Ở Mỹ, người ta thường siết và lắc tay đối phương để tỏ sự tự tin. Người Anh thường lắc tay từ ba đến năm lần. Ở Đức hay Pháp, bóp nhẹ và lắc tay từ một đến hai lần là đủ. Người châu Á bắt tay nhẹ và từ tốn. Người Mỹ La tinh thường bắt tay nhẹ và giữ lâu bởi vì rút tay về quá sớm có thể bị xem là cử chỉ coi thường đối phương
Cử chỉ bắt tay không phổ biến ở một số nước, chẳng hạn như ở Nhật và Hàn quốc, thay vì bắt tay, họ sẽ nghiêng mình cúi chào nhau. Người Ấn độ chào nhau bằng cách chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện. Người Ả Rập và một số nước Hồi giáo thì dùng lòng bàn tay phải đặt lên tim rồi đưa ra ngoài.
– Nhìn : Ở mỗi nền văn hóa, cử chỉ giao tiếp bằng mắt lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Khi nói chuyện, người Phần lan và người Pháp thường nhìn thẳng vào mắt đối phương trong khi đó người Nhật và Hàn quốc lại tránh nhìn vào mắt nhau vì xem đó là cử chỉ suồng sã, bất lịch sự. Ở Mỹ người ta chỉ nhìn thẳng vào mắt nhau khoảng nửa giây; trong khi ở Ý, Tây Ban Nha và các nước Mỹ La-tinh, thời gian nhìn vào mắt nhau có thể kéo dài hơn. Ở một số nơi, nhìn xuống là cách tránh nhìn vào mắt đối phương và được xem là dấu hiệu của sự tôn kính. Ở một số nước châu Phi, nếu người có địa vị thấp hơn mà nhìn thẳng vào mắt đối phương sẽ bị cho là bất kính. Ở Đông Nam Á, người ta chỉ nhìn vào mắt nhau khi mối quan hệ đã được thiết lập bền vững.
5. Kỹ năng và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Như đã trình bầy ở trên, ngôn ngữ cơ thể rất phong phú, đa dạng và gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người. Mỗi hành vi, cử chỉ của con người thuộc những nền văn hóa, lứa tuổi, giới tính hay đẳng cấp khác nhau trong xã hội lại mang những ý nghĩa khác nhau. Hiểu và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách đúng lúc, đúng chỗ càng tôn thêm vẻ đẹp và sự tự tin của người giao tiếp, giúp họ thuận lợi hơn trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Qua thực tế cho thấy, thành công trong công việc gắn liền với trình độ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời.
– Mỗi người trong mọi xã hội đều có khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có sẵn những kỹ năng trong việc “giải mã”- đọc chính xác được các dấu hiệu không lời từ đối phương và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để chúng ta cải thiện được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình? Các chuyên gia khuyên rằng:
+ Rèn luyện: Phần nhiều cử chỉ là phản xạ tự nhiên, tự động kết hợp với những gì có trong tâm trí chúng ta khi đang suy nghĩ tại bất kỳ thời điểm nào để thể hiện ra bên ngoài mà hầu như ta hoàn toàn không tự nhận biết về ngôn ngữ cơ thể của riêng mình. (Chẳng hạn, nhiều người trong khi giao tiếp với người khác lại thường hoặc cho chân lên ghế, hoặc rung đùi, khua tay múa chân, ngoáy tai, ngoáy mũi, xỉa răng vv…).Vẫn biết đó là những cử chỉ không đẹp trong giao tiếp nhưng không phải ai cũng có thể bỗng dưng loại trừ chúng trong quá trình giao tiếp của mình một khi chúng đã trở thành thói quen vô thức. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng để cải thiện khả năng giao tiếp đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, học hỏi, rèn luyện bằng cách tập chú ý quan sát thái độ và hành vi của đối phương để nhận thức cái hay, cái dở, bắt chước những cử chỉ đẹp, loại bỏ những hành vi xấu nhằm điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lí, kiềm chế được ngôn ngữ cơ thể, khiến mỗi chúng ta trở nên tinh tế hơn trong giao tiếp.
+ Hãy bắt đầu bằng nụ cười. Một nụ cười chân thật là bước khởi đầu để mở những cánh cửa tiếp theo, sưởi ấm mọi trái tim đồng thời xây dựng sự tin tưởng vào các mối quan hệ tôn trọng.
+ Chú ý tới những hành động phi ngôn ngữ của người khác sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp của mình bởi ngoài ý nghĩa của ngôn từ, tất cả những tín hiệu của những cử chỉ đều phát đi những thông tin quan trọng. Đặc biệt theo dõi cử chỉ và lời lói có ăn khớp với nhau không. Các nhà nghiên cứu nói rằng khi ngôn ngữ không ăn khớp với các tín hiệu phi ngôn ngữ thì người ta sẽ bỏ qua những lời bạn nói và chỉ chú ý tói các biểu hiện phi ngôn ngữ bao gồm tính khí, suy nghĩ và cảm xúc.
+ Hiểu chính xác tín hiệu giao tiếp và sử dụng hợp lí tín hiệu. Trong giao tiếp, ngoài việc để ý đến các cử chỉ điệu bộ và thông điệp của người đối diện, bạn còn phải biết cách đọc được những cử chỉ của người ấy và ý nghĩa của chúng. Khi có được kinh nghiệm đó, bạn sẽ nhận biết được người đối diện, nhận biết bản thân và kiểm soát bản thân cũng như người đối diện bằng hành động phi ngôn ngữ. Hãy luôn nắm bắt tín hiệu theo nhóm. Một cử chỉ đơn lẻ có thể ám chỉ nhiều điều nhưng có khi cũng chẳng là gì hết. Thái độ tổng thể của một người nói lên nhiều điều hơn là một hành động riêng rẽ của họ. Chìa khóa để đọc chính xác các hành động phi ngôn ngữ là nhìn vào những nhớm tín hiệu nhằm nhấn mạnh một điểm chung. Nếu bạn chỉ tập trung tới một tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu thì rất có khả năng bạn sẽ hiểu lầm ý người khác. Ngôn ngữ cơ thể phản ánh cảm xúc thực sự bên trong con người nên hiểu được nó, bạn có thể sử dụng chúng một cách có lợi nhất.
Trong khi truyền tải một thông điệp, việc sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh khiến cho giao tiếp của bạn hiệu quả và ý nghĩa hơn. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên vung tay, vung chân quá nhiều khi nói khiến người nghe nghĩ bạn quá bốc đồng, không thể kiểm soát được hành vi của mình.
+ Hỏi những câu hỏi để hiểu rõ về các dấu hiệu phi ngôn ngữ của đối phương nếu bạn không hiểu và bạn cũng có thể lí giải lại cách hiểu của mình và hỏi xem mình hiểu như vậy đã đúng chưa.
+ Chú ý tới âm lượng của giọng nói. Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền đạt được một lượng lớn thông tin, thể hiện sự nhiệt tình hay thờ ơ của bạn. Hãy chú ý xem âm lượng giọng nói của bạn tác động thế nào tới phản ứng của người khác đối với bạn và cố gắng sử dụng âm lượng của giọng nói để nhấn mạnh những ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt.
+ Sử dụng phương thức giao tiếp bằng mắt bởi đây là một phần quan trọng trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên giao tiếp bằng mắt bao nhiêu là đủ? Một số chuyên gia khuyên rằng khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây. Nếu giao tiếp bằng mắt quá lâu hay nhìn chằm chằm vào mắt đối phương thì có thể bị xem là một sự đối đầu và dọa nạt. Ngược lại không nhìn vào mắt đối phương trong khi giao tiếp thì sẽ bị hiểu như bạn đang muốn lảng tránh hoặc cố tình che giấu một điều gì đó.
Tuy nhiên điều mà bạn lưu ý nhất khi giao tiếp bằng mắt chính là sự tự nhiên, tùy theo lời nói, cảm xúc mà có nhu cầu giao tiếp bằng mắt hay không. Thông thường, giao tiếp bằng mắt với tỷ lệ 60% là một con số an toàn, vừa đủ để làm người đối thoại có cảm tình với bạn.
+ Xem bối cảnh, đối tượng giao tiếp. Khi bạn đang giao tiếp với nhiều người, luôn chú ý tới tình huống và bối cảnh của cuộc đàm thoại. Chẳng hạn cách cư xử trang trọng được xem là thích hợp trong tình huống này nhưng lại bị xem là lạc lõng trong những bối cảnh khác. Còn giao tiếp với những người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, … ở những hoàn cảnh cụ thể có thể khác nhau tùy vào từng nền văn hóa.
6. Những tai nạn dễ gặp và những cử chỉ cần tránh khi giao tiếp phi ngôn ngữ.
Các cử chỉ của chúng ta đều được người khác diễn giải trong tâm trí của họ trong khi ta hầu như hoàn toàn không tự nhận biết về ngôn ngữ cơ thể của mình. Do không phải tất cả các diễn giải ngôn ngữ cơ thể đều là đúng nên trong giao tiếp nó thường gây nên sự hiểu lầm. Vì thế để tránh những tai nạn do hiểu lầm trong khi giao tiếp phi ngôn ngữ gây nên, chúng ta cần tránh sử dụng những cử chỉ sau:
+ Xem đồng hồ, ngắm móng tay, nhìn đi chỗ khác, ngáp vặt, hay không trực tiếp đối mặt khi đang nói chuyện với một ai đó khiến đối phương cảm thấy bạn đang không có hứng thú giao tiếp.
+ Gãi đầu, gãi cổ, ngoáy tai, ngoáy mũi, rung đùi, nhổ râu, xỉa răng …vv khi giao tiếp khiến bạn bị đánh giá thuộc người văn hóa thấp.
+Xoa cằm của bạn trong khi nhìn ai đó khiến họ có thể cho rằng bạn đang đánh giá, phán xét họ.
+ Qúa áp sát người nói chuyện (trừ sự thân mật) khiến mọi người cảm thấy khó chịu bởi cảm thấy họ bị lấn át.
+ Nhìn xuống khi giao tiếp thường bị cho là không quan tâm, đôi khi thậm chí còn bị xem như là một dấu hiệu của kiêu ngạo.
+ Khoanh tay trước ngực được hiểu là bạn đang trong tư thế tự vệ hay không đồng tình những gì người ta nói.
+ Cử động hoặc lắc lư cơ thể, thay đổi chân quá nhiều khiến cho người đang đối thoại nghĩ rằng bạn đang sốt ruột về điều gì đó, muốn nói nhanh cho xong.
+ Nhìn chằm chằm vào người nói chuyện khiến bạn bị cho là hợm hĩnh hoặc đang bực tức điều gì.
+ Lấy tay che miệng khi giao tiếp thường gây cho đối phương có cảm giác bạn không cởi mở và nghi ngờ điều bạn nói.
7. Vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong dạy học ngoại ngữ.
Như vây, rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng cũng như sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp nói chung. Đặc biệt trong việc dạy học ngoại ngữ, khi nắm vững một số kỹ năng ngôn ngữ cơ thể thông dụng, người giáo viên sẽ không chỉ đọc chính xác các dấu hiệu không lời từ học sinh, mà còn biết sử dụng ngôn ngữ không lời một cách hiệu quả trong việc thuyết trình, truyền đạt và giảng dạy ngoại ngữ tốt hơn. Thực tế cho thấy, thành công trong công việc giảng dạy ngoại ngữ cũng gắn liền với trình độ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời. Một bài giảng hay, tạo nên sự lôi cuốn người học khi được giáo viên kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố ngôn ngữ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười…). Trong khi giảng bài, ánh mắt của giáo viên cũng làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin và thể hiện tình cảm, nhiệt huyết của mình, làm ảnh hưởng và lan tỏa đến người nghe. Người học có thể từ đôi mắt của thầy mà cảm nhận được cái hồn của bài giảng rồi đọng lại trong tâm trí họ. Dạy ngoại ngữ là một quá trình giúp người học sử dụng được một ngôn ngữ của một nền văn hóa mới, khác với chúng ta về cách sống, và cách thể hiện hành vi, cử chỉ giao tiếp. Việc giáo viên hiểu và sử dụng đúng ngôn ngữ cử chỉ của cả hai nền văn hóa khác nhau là vô cùng quan trọng, giúp truyền tải nội dung, ý nghĩa của từ vựng, cụm từ, thành ngữ, ngữ pháp,…. một cách nhanh và chính xác hơn, giúp cho việc dạy thực hành những bài hội thoại được sinh động và dễ hiểu hơn. Ngoài ra, việc phát huy những cử chỉ thân thiện như gật đầu, mỉm cười, ánh mắt nhìn động viên, khích lệ, … sẽ khiến cho người học có thêm động lực, chăm chỉ và yêu thích môn học hơn.
Kết luận: Ngôn ngữ cơ thể làm phong phú thêm ngôn ngữ nói và cách giao tiếp. Đôi khi không cần nói mà ánh mắt, vẻ mặt của bạn đã nói lên tất cả tâm tình của bạn. Ứng dụng của ngôn ngữ cơ thể có thể được biểu hiện qua giao tiếp hàng ngày, trong cả cuộc sống và trong công việc …. Sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ sẽ giúp chúng ta thể hiện bản thân một cách toàn diện và gây ấn tượng mạnh hơn với người nghe. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể phải được sử dụng một cáchhợp lí, tế nhị và bài bản ngay từ khi bắt đầu mọi cuộc giao tiếp. Tránh lạm dụng quá mức sẽ dẫn tới phản tác dụng. Nếu thực hiện đúng, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hạn chế những xung đột hay tai nạn giao tiếp không đáng có.

Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lí, hiểu biết lẫn nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau và thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Khi nói đến giao tiếp, nhiều người cho rằng lời nói là công cụ, phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất của con người. Tuy nhiên điều này thật không hẳn đúng khi có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng con người có khả năng giao tiếp ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Khi người cha hoặc người mẹ xoa nhẹ vào bụng bầu của bà mẹ đang mang thai, phản ứng của đứa trẻ trong bụng cho thấy nó rất vui, phấn khích bằng cách đạp chân lục đục trong bụng mẹ. Với những đứa trẻ mới chào đời, người mẹ chỉ cần nhìn thấy bé cau mày lại hay ưỡn lưng lên là đã hiểu ngay rằng bé đang khó chịu, còn khi lớn hơn một tí, do chưa biết nói nên bé thường dùng tay chỉ khi muốn cái gì. Như vậy, việc giao tiếp có thể xảy ra ngay cả khi không có ngôn từ nào được phát ra. Trong tình huống cụ thể, mỗi biểu hiện, cử chỉ đều mang một ý nghĩa nhất định và ta gọi đó là một thứ ngôn ngữ không lời (Nonverbal communication) hay Ngôn ngữ cơ thể (Body language). Vậy hiểu một cách chung nhất thì ngôn ngữ cơ thể là tất cả những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp với người khác. Đó là hệ thống tín hiệu đặc biệt, được tạo thành bởi những thao tác, chuyển động của từng bộ phận cơ thể bao gồm các cử chỉ, sự biểu lộ trên khuôn mặt, sự thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay, giọng điệu, điệu bộ cơ thể,… hoặc của nhiều bộ phận phối hợp và có chức năng giao tiếp hoặc phụ trợ cho ngôn ngữ nói trong quá trình giao tiếp. Có thể nói, ngôn ngữ cơ thể là công cụ hỗ trợ giao tiếp mà ai cũng có bẩm sinh.Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học đã bỏ nhiều công sức đi tìm hiểu thông điệp do cử chỉ mang lại. Đầu tiên phải kể đến là nhà tự nhiên học nổi tiếng Charles Robert Darwin (1809-1882) với cuốn sách “ Sự biểu hiện tình cảm của con người và động vật” cùng những nghiên cứu hiện đại về giao tiếp không lời của ông. Những nghiên cứu này cho thấy về cơ bản, ngôn ngữ cơ thể là một sự pha trộn của các cử động, động tác, tư thế, dáng điệu và ngữ điệu của giọng nói. Tiếp theo là cuốn” Ngôn ngữ khuôn mặt” của Robert L. Vaitsaida, “ Đọc khuôn mặt” của Leopold Bellan và Xema Sinpolier Baker , “ Ngôn ngữ của cử chỉ” của Allan Pease, vv…Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể) và giọng điệu thì ngôn ngữ lạ thay chỉ góp phần nhỏ nhất là 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55%. Những công trình nghiên cứu này đã ghi vào danh mục hơn một triệu bản mã và tín hiệu liên quan đến ngôn ngữ cơ thể. Các chuyên gia nói rằng trong cuộc đàm phán kéo dài 30 phút, hai người có thể biểu hiện hơn 800 thông điệp phi lời nói khác nhau. Do tốc độ suy nghĩ của chúng ta nhanh hơn lời nói (trung bình 1 phút ta nghĩ được khoảng 700 đến 1200 từ trong khi ta chỉ có thể nói với tốc độ khoảng 120 đến 150 từ/ 1 phút). Vì thế, khi lời nói không thể hiện hết thì cơ thể tìm cách bộc lộ ra thông qua ngôn ngữ cơ thể. Đôi khi ngôn ngữ cơ thể còn là công cụ hữu hiệu để thể hiện những điều mà vì hoàn cảnh, tình huống nào đó mà con người không thể diễn đạt bằng lời.Năm 1960, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa Phó Tổng thống Nixon và Thượng Nghị sĩ Kenedy đã được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia. 70 triệu cử tri Mỹ có cơ hội tận mắt chứng kiến những hành động, cử chỉ của các ứng viên trong cuộc tranh luận công khai giành chức Tổng thống. Thật đáng ngạc nhiên khi kết quả cuộc thăm dò dư luận dân chúng đã cho thấy sự tương phản rõ ràng giữa những cử tri theo dõi cuộc tranh cử trên TV và những cử tri chỉ đơn thuần nghe trên radio.Trong khi những người nghe radio cho rằng chắc chắn ông Nixon sẽ chiến thắng trong cuộc chạy đua này thì những người xem TV lại bị mê hoặc bởi nụ cười, sự quyến rũ và dáng dấp thể thao của ông Kenedy. Phần lớn những người xem TV hôm đó được phỏng vấn đã nói rằng hình dáng tối tăm và ánh mắt liếc nhanh như chảo chớp của ông Nixon khiến cho ông ta trông như một kẻ độc ác, nham hiểm và không thể sánh được với đối thủ. Tình huống này cho thấy ngôn ngữ nói bị yếu thế hơn khi ngôn ngữ của của cơ thể lên tiếng. Quả là ý nghĩa của thứ ngôn ngữ không thể hiện bằng lời nói có sức mạnh biết chừng nào, thậm chí nó đã làm thay đổi vận mệnh của một quốc gia và làm biến sắc cả một bức tranh chính trị của thế giới.Nếu như ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và cũng còn có thể để che dấu, đánh lạc hướng người khác (vì ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó được sử dụng một cách có chủ định của ý thức) thì ngôn ngữ cơ thể hoặc không gắn liền với ý thức, hoặc ít chịu kiểm soát của ý thức. Chúng chủ yếu là những hành vi vô thức, là những thói quen hay phản xạ bản năng mà con người không hoặc ít tự nhận biết được. Chúng có thể được biểu lộ một cách tự động, máy móc mà người khác cũng chưa chắc đã hiểu ra… Do ngôn ngữ cơ thể là một sự phản ánh chính xác những cảm xúc thật sự của con người, nó mang khá nhiều thông tin về trạng thái tâm lí cụ thể nên qua nghiên cứu , các nhà khoa học đã khẳng định rằng giao tiếp không biểu hiện thành lời thường chân thật, ít dối trá và có tính tin cậy hơn so với lời nói. S. Freud đã nói: “Sự thật vẫn sẽ bị hé lộ ra mọi lỗ chân lông bé nhỏ”. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tín hiệu không lời mang thông tin nhiều gấp 5 lần so với nói bằng lời. 75% thông tin mà con người thu nhận được là qua kênh thị giác, qua kênh thính giác là 12%, xúc giác là 6%, khứu giác là 4%, vị giác là 3%. Ngôn ngữ cơ thể được thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, … trong quá trình giao tiếp và có hệ mã riêng.*Một số hành vi phi ngôn ngữ và thông điệp của chúng:- Giao tiếp bằng mắt (Eyes contact).Đôi mắt là “cửa sổ của tâm hồn”, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người.“Ngôn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh buổi giao tiếp. Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của mình đối với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói cũng như hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. Nhiều nhà kinh doanh hàng đầu khẳng định rằng chính đôi mắt của bạn truyền tải nhiều nhất về con người bạn trong suốt thời điểm ban đầu của buổi gặp gỡ. Nếu bạn nhìn xuống đất, bạn đang nói với người đối diện rằng tôi ngại ngùng, hồi hộp và thậm chí không đáng tin cậy. Mắt nhìn về một hướng, mi mắt và tròng mắt hơi cụp xuống là biểu hiện một nỗi buồn. Còn tròng mắt mở to, hai con mắt nhìn rất mạnh vào người khác là biểu hiện sự tức giận. Người nào không hiểu những gì bạn đang nói thì thường hay nheo mắt kèm theo dướn đầu ra nghe hay ghé tai ra phía trước biểu thị muốn nghe rõ hơn. Việc tránh giao tiếp qua mắt thường là biểu hiện điển hình ở những người làm điều gì sai trái và cảm thấy mặc cảm, tội lỗi. Nhìn thẳng vào mắt ai đó chỉ ra rằng bạn đang dành sự chú ý cho người đó. Nó thể hiện sự quan tâm của bạn trong cuộc gặp gỡ, việc bạn cảm thấy thật vui khi được gặp họ. Người biết dùng “đôi mắt trong giao tiếp” thường khiến buổi trao đổi thêm cởi mở và chuyển tải được sự thích thú, chú tâm, nhiệt tình và độ đáng tin cậy của mình đến người tiếp nhận. Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói, đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn. Ánh mắt còn có thể thay thế lời nói trong những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần hay không thể nói mà vẫn làm cho người giao tiếp hiểu được điều mình muốn nói.- Gương mặt biểu cảm (Facial expression)Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp. Khi trong lòng thấy vui, khuôn mặt bạn trông thật rạng rỡ, các cơ trên mặt của bạn giãn căng. Ngược lại khi bạn buồn bực, trong lòng nặng trĩu thì các cơ trên khuôn mặt bạn cũng bị trùng xuống cho dù bạn có cố tình giấu đi tâm trạng đó nhưng ngôn ngữ không lời trên khôn mặt bạn lại cho thấy tất cả. Nụ cười được xem là một trang sức trong lúc giao tiếp. Cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình và thích thú. Cười thường dễ lây từ người này sang người khác và khiến cho việc giao tiếp được thuận lợi hơn. Người bạn giao tiếp sẽ cảm thấy thoải mái khi ở cạnh bạn và muốn lắng nghe bạn hơn.- Cử chỉ ( Gestures)Thông thường, sau khi chào hỏi xã giao, người có kinh nghiệm bắt đầu chú ý đến các cử chỉ phi ngôn ngữ của người đối diện.Đó là những cử chỉ như vuốt mái tóc hay lấy tay che miệng khi cười, … ở phái nữ và những cử chỉ như khuya tay, nới cà vạt, … khi cuộc nói chuyện đang lên cao trào mà ta thường thấy ở phái nam. …Có thể nói, trong rất nhiều tình huống, cử chỉ trợ giúp đắc lực cho lời nói. Nói kèm theo cử chỉ phù hợp sẽ tác động hiệu quả hơn tới người giao tiếp. Ngược lại, hiểu được ngôn ngữ cử chỉ còn giúp ta nhìn thấy thái độ không lời của đối phương trước khi họ nói ra lời. Điều này giúp ta có khả năng thay đổi tình thế kịp thời. Tuy nhiên việc hiểu ý nghĩa của cử chỉ không phải là dễ. Những nghiên cứu thực tế cho thấy rằng: Bàn tay đưa lên ngực khi nói là một cử chỉ biểu hiện sự chân thật, chân thành. Ngón tay cái đưa lên cằm là cử chỉ biểu lộ thái độ chỉ trích và tiêu cực. Cử chỉ xoa cằm chỉ sự kiên định, quả quyết. Khi ai đó xoa mũi có nghĩa họ không muốn đề cập đến chủ đề này nữa. Cử chỉ đặt cặp kính lên môi có nghĩa là người đó đang do dự hay trì hoãn việc đưa ra quyết định. Khi một người nhìn lướt nhanh qua cặp kính của anh ta, có nghĩa là anh ta đang có ý chỉ trích, phê bình và cần phải xem xét vấn đề một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng hơn. Những cử chỉ như: Nói qua những ngón tay, xoa mắt, xoa tai, nhăn mũi, không nhìn trực diện vào mắt người đối diện đều thể hiện sự lừa dối. đặc biệt cử chỉ của đôi tay được sử dụng đến nhiều nhất khi giao tiếp. Thật khó tìm ra người nào khi nói chuyện với đôi tay hoàn toàn bất động. Với sự hỗ trợ của hai bàn tay, hai cánh tay trong từng ngữ cảnh khác nhau, lời nói được minh họa rất rõ nét. Tay chống nạnh biểu thị người đó đang có ưu thế về quyền lực. Khi nói, lòng bàn tay mở biểu lộ sự cởi mở và thẳng thắn, không dấu diếm điều gì. Bàn tay nắm lại biểu tjhij một sự không thân thiện. Cử chỉ gõ nhẹ các ngón tay xuống bàn khi nói chuyện là thể hiện sự cân nhắc trong suy nghĩ trước khi ra quyết định. Đối với một số người, cử chỉ bắt tay chỉ là một thủ tục nghi lễ. Nhưng đối với hầu hết nhiều người thì cử chỉ bắt tay không chỉ là một dấu hiệu của tình bạn mà cách bắt tay của bạn là một sự khẳng định sâu xa về tính cách con người bạn, nó chứng minh hùng hồn về bạn là ai với tư cách một con người, thể hiện sức mạnh của bạn và cả độ đáng tin cậy của bạn nữa. Khi bạn bắt tay với một người, bạn đang làm nhiều hơn là nói: “xin chào” đấy. Đó là khi bạn khẳng định rằng: “Đây chính là con người tôi”. Một cái bắt tay lỏng lẻo có thể chỉ ra sự bất an, yếu đuối, không thực sự quan tâm đến chính người mà bạn đang bắt tay. Một cái bắt tay lướt nhanh có thể truyền đạt sự kiêu ngạo, nhưng ngược lại một cái bắt tay mạnh mẽ có thể truyền đạt sự tự tin, ổn định và đáng tin cậy, mở ra một cuộc đối thoại mới và thậm chí là những tình bạn mới .- Tư thế và điệu bộ ( Posture & Body Orientation)Người ta chuyển tải được hàng tấn thông điệp thông qua việc phát ngôn và chuyển động cơ thể. Ví dụ: Khi tư thế đúng thẳng lưng, ngả người về phía trước, người ta sẽ hiểu bạn là người dễ gần, dễ tiếp thu và thân thiện. Tư thế ngồi nghiêm, cứng nhắc gây cho người đối diện có cảm giác bạn là người quá cứng nhắc, bảo thủ và nguyên tắc trong công việc. Tư thế ngồi khoanh tay trước ngực thể hiện sự kiêu căng, đôi khi bất lịch sự. Còn khoanh tay trên bàn lại là tư thế thụ động và thiếu tự tin.- Giữ khoảng cách (Proximity)Tiêu chuẩn văn hóa đòi hỏi một khoảng cách thoải mái nhất định trong giao tiếp. Ở các nước có nền văn hóa La tinh, người ta thường thấy thoải mái hơn khi đúng gần nhau trong khi ở các nước Bắc Âu thì ngược lại. Người Mỹ thường giữ khoảng cách khi nói chuyện với người La tinh và Ả rập nhưng lại xích gần hơn khi chuyện trò với người châu Á. Khoảng cách giữa hai người giao tiếp có thể phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể. Chẳng hạn khi đi phỏng vấn xin việc làm, khoảng cách tiếp xúc của người phỏng vấn quá gần sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái như đang bị uy hiếp, khiến bạn mất bình tĩnh và không nghe rõ những câu hỏi. Ngược lại khi nói chuyện với người yêu, người thân mà giữ khoảng cách quá xa lại tạo nên sự xa cách, không thân mật. Bạn sẽ nhận ra ngay những dấu hiệu không thoải mái khi đang xâm phạm đến khoảng không của người khác như là: đu đưa, móc chân mó tay, quấn lấy, nhìn chằm chặp, …- Giọng điệu ( Tone of voice)Giao tiếp phi ngôn ngữ còn biểu hiện ở cách phát âm như: chất giọng, độ cao thấp (lên giọng, xuống giọng), nhịp điệu, âm sắc, tính kịch liệt ( hưởng ứng hay phản kháng), cách chuyển tông điệu. …- Giao tiếp phi ngôn từ thường chuyển tải thông điệp một cách không rõ ràng. Điều này xảy ra khi hai người tham gia giao tiếp không hiểu được cử chỉ của nhau.( Chẳng hạn khi đang ngồi nói chuyện, chợt đối phương nhìn ra ngoài thấy một hình ảnh gây cười khiến anh ta bật cười trong khi người nói chuyện lại tưởng anh ta cười mình)- Giao tiếp phi ngôn từ là diễn biến liên tục.Sự giao tiếp bằng lời chỉ xảy ra khi lời nói được cất lên và kết thúc ngay khi âm thanh của lời nói đó kết thúc, trong khi đó, giao tiếp cơ thể xảy ra và kéo dài cho tới khi nào người bạn đang giao tiếp vẫn còn nằm trong tầm mắt của bạn.- Giao tiếp phi ngôn từ mang tính đa kênh.Chúng ta tiếp nhận những dấu hiệu của giao tiếp bằng lời trong cùng một lúc và chúng chỉ được thể hiện bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, với giao tiếp phi ngôn từ, chúng ta có thể tiếp nhận thông tin bằng nhiều cách như nhìn, nghe, cảm nhận, ngửi hoặc nếm và có thể tất cả những dấu hiệu thông tin này cùng được thể hiện một lúc.- Giao tiếp phi ngôn từ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về trạng thái tình cảm của người chúng ta đang giao tiếp.Dù người nói có dùng lời lẽ thế nào đi nữa để nói về cảm xúc của họ thì qua những hành động, cử chỉ, sự biểu hiện trên nét mặt, và cả ánh mắt của họ nữa, ta cũng có thể nhận biết được cảm xúc thật của họ.- Một số dạng giao tiếp phi ngôn từ có thể được nhận biết qua những nền văn hóa khác nhau.Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa có hề thống ngôn ngữ riêng biệt mà những người đến từ nền văn hóa khác khó có thể hiểu được. Ngược lại, trong học thuyết tâm lí tinh thần các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người dù ở bất cứ một nền văn hóa nào cũng đều có 6 trạng thái tâm lí ( hạnh phúc, buồn khổ, giận dữ, sợ hãi, ghét, ngạc nhiên) và tất cả các trạng thái tâm lí đó đều do sự chi phối của não, tạo ra những thay đổi trên mặt và có chung cách biểu lộ cảm xúc trên mặt như vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, ghét hay ngạc nhiên, … vv. Do vậy, trong trường hợp ngôn ngữ bất đồng, cách giao tiếp hiệu quả nhất chính là giao tiếp phi ngôn từ- giao tiếp cơ thể. Chúng ta có thể dùng những dấu hiệu giao tiếp đơn giản như gật đầu, chỉ tay, bắt tay, cười, …. để giao tiếp.- Gật đầu có nghĩa: “Tôi đồng ý” ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên ở một số nơi tại Hi lạp, Bungary, Thổ nhĩ kỳ và Yugoslavia thì lại có nghĩa ngược lại là: “ Tôi không đồng ý”Ở Nhật, gật đầu không nhất thiết là “đồng ý” mà là dấu hiệu cho biết người nghe hiểu bạn đang nói gì.Người Bungary gật đầu là “ không” và lắc đầu lại là “ có”- Hất đầu ra sau có nghĩa “Đồng ý” ở Thái lan, Philipines, Ấn độ và Lào.- Nhướn lông mày: “Đồng ý” ở Thái lan và một số nước khác ở châu Á . Còn ở Philipines lại có nghĩa: “ Xin chào”- Nháy mắt: “Tôi có bí mật muốn chia xe với anh nè!” ở nước Mỹ và một số nước châu Âu. Nháy mắt còn là dấu hiệu tán tỉnh người khác giới ở một số quốc gia, trong đó có Việt nam.- Mắt lim dim: “Chán quá” hay “Buồn ngủ quá” ở Mỹ. Nhưng ở Nhật và Thái lan, Trung quốc thì lại có nghĩa: “ Tôi đang lẵng nghe đây” .- Vỗ nhẹ (bằng ngón trỏ) lên mũi: “ Bí mật đó nha!” Ở Anh, nhưng lại có nghĩa: “Coi chừng!” hay “ Cẩn thận đó!” ở Ý.- Khua tay: Người Ý thường xuyên khua tay khi trò chuyện nhưng ở Nhật, khua tay khi nói chuyện bị coi là bất lịch sự.- Khoanh tay: Ở một số quốc gia, khoanh tay có nghĩa là: “Tôi đang phòng thủ” hoặc “Tôi không đồng ý với anh đâu”.- Dấu hiệu “ OK” : ( ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ O)“Tốt đẹp” hay “ Ổn cả” ở Mỹ.Người Đức hiểu là “Đồ ngu” hay “ Đồ đáng khinh”Người Pháp hiểu như là “zero” hay “ vô giá trị”Ở Nhật là dấu hiệu của tiền bạcLà sự sỉ nhục người khác ở Hy lạp, Brazin, Ý, Thổ nhĩ kỳ, Nga và một số nước khác.- Chỉ trỏ: Ở Bắc Mỹ hay châu Âu, dùng ngón trỏ để chỉ là chuyện bình thường.Ở Nhật bản, Trung quốc mà chỉ người khác bằng ngón tay trỏ bị xem là bất kính và vô cùng bất lịch sự. Người ta thường dùng cả bàn tay để chỉ ai đó hay vấn đề gì đó.- Nhìn thẳng vào mắt khi giao tiếp: Thể hiện sự tự tin của người giao tiếp ở các quốc gia thuộc Châu Âu, Canada, Mỹ nhưng ngược lại đối với người Nhật thì việc nhìn chằm chằm vào mắt người giao tiếp, đặc biệt là đối với người mới quen hay người cấp trên bị xem là bất lịch sự.- Cử chỉ “ chạm” tùy theo từng nền văn hóa mà được đón nhận hay không đón nhận đối với mỗi cá nhân. Nói chung, ở các nước như Pháp, các nước Mỹ La tinh, Israel, Hy lạp và Ả rập, người ta thường chạm tay vào đối phương khi giao tiếp hơn là so với những nước như Đức, Anh, Nhật và các nước Bắc Mỹ. Người Mỹ thường siết và lắc tay người đối dieenjddeer bày tỏ sự tin tưởng.Ở một số nước, việc chạm tay vào đối phương được xem là để nhấn mạnh điều gì đó. Hay, cử chỉ đặt tay lên vai người khác, thậm chí đặt tay lên tay người khác được xem là cử chỉ thể hiện sự tin tưởng và đồng thuận. Ngược lại, ở một số nơi, những cử chỉ này bị xem là suồng sã, vượt quá giới hạn, thậm chí là quấy rối tình dục.Ở Ả rập, hai người cùng giới tính có thể chào nhau bằng cách hôn vào má nhau hoặc nắm tay nhau bước đi, nhưng các đồng nghiệp khác giới sẽ không có sự đụng chạm như vậy.- Bắt tay: Cử chỉ chào hỏi phổ biến mà các doanh nhân trên thế giới hay dùng là bắt tay, nhưng ngay trong cách bắt tay cũng thể hiện những nét văn hóa khác biệt. Ở Mỹ, người ta thường siết và lắc tay đối phương để tỏ sự tự tin. Người Anh thường lắc tay từ ba đến năm lần. Ở Đức hay Pháp, bóp nhẹ và lắc tay từ một đến hai lần là đủ. Người châu Á bắt tay nhẹ và từ tốn. Người Mỹ La tinh thường bắt tay nhẹ và giữ lâu bởi vì rút tay về quá sớm có thể bị xem là cử chỉ coi thường đối phươngCử chỉ bắt tay không phổ biến ở một số nước, chẳng hạn như ở Nhật và Hàn quốc, thay vì bắt tay, họ sẽ nghiêng mình cúi chào nhau. Người Ấn độ chào nhau bằng cách chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện. Người Ả Rập và một số nước Hồi giáo thì dùng lòng bàn tay phải đặt lên tim rồi đưa ra ngoài.- Nhìn : Ở mỗi nền văn hóa, cử chỉ giao tiếp bằng mắt lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Khi nói chuyện, người Phần lan và người Pháp thường nhìn thẳng vào mắt đối phương trong khi đó người Nhật và Hàn quốc lại tránh nhìn vào mắt nhau vì xem đó là cử chỉ suồng sã, bất lịch sự. Ở Mỹ người ta chỉ nhìn thẳng vào mắt nhau khoảng nửa giây; trong khi ở Ý, Tây Ban Nha và các nước Mỹ La-tinh, thời gian nhìn vào mắt nhau có thể kéo dài hơn. Ở một số nơi, nhìn xuống là cách tránh nhìn vào mắt đối phương và được xem là dấu hiệu của sự tôn kính. Ở một số nước châu Phi, nếu người có địa vị thấp hơn mà nhìn thẳng vào mắt đối phương sẽ bị cho là bất kính. Ở Đông Nam Á, người ta chỉ nhìn vào mắt nhau khi mối quan hệ đã được thiết lập bền vững.Như đã trình bầy ở trên, ngôn ngữ cơ thể rất phong phú, đa dạng và gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người. Mỗi hành vi, cử chỉ của con người thuộc những nền văn hóa, lứa tuổi, giới tính hay đẳng cấp khác nhau trong xã hội lại mang những ý nghĩa khác nhau. Hiểu và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách đúng lúc, đúng chỗ càng tôn thêm vẻ đẹp và sự tự tin của người giao tiếp, giúp họ thuận lợi hơn trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Qua thực tế cho thấy, thành công trong công việc gắn liền với trình độ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời.- Mỗi người trong mọi xã hội đều có khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có sẵn những kỹ năng trong việc “giải mã”- đọc chính xác được các dấu hiệu không lời từ đối phương và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để chúng ta cải thiện được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình? Các chuyên gia khuyên rằng:+ Rèn luyện: Phần nhiều cử chỉ là phản xạ tự nhiên, tự động kết hợp với những gì có trong tâm trí chúng ta khi đang suy nghĩ tại bất kỳ thời điểm nào để thể hiện ra bên ngoài mà hầu như ta hoàn toàn không tự nhận biết về ngôn ngữ cơ thể của riêng mình. (Chẳng hạn, nhiều người trong khi giao tiếp với người khác lại thường hoặc cho chân lên ghế, hoặc rung đùi, khua tay múa chân, ngoáy tai, ngoáy mũi, xỉa răng vv…).Vẫn biết đó là những cử chỉ không đẹp trong giao tiếp nhưng không phải ai cũng có thể bỗng dưng loại trừ chúng trong quá trình giao tiếp của mình một khi chúng đã trở thành thói quen vô thức. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng để cải thiện khả năng giao tiếp đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, học hỏi, rèn luyện bằng cách tập chú ý quan sát thái độ và hành vi của đối phương để nhận thức cái hay, cái dở, bắt chước những cử chỉ đẹp, loại bỏ những hành vi xấu nhằm điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lí, kiềm chế được ngôn ngữ cơ thể, khiến mỗi chúng ta trở nên tinh tế hơn trong giao tiếp.+ Hãy bắt đầu bằng nụ cười. Một nụ cười chân thật là bước khởi đầu để mở những cánh cửa tiếp theo, sưởi ấm mọi trái tim đồng thời xây dựng sự tin tưởng vào các mối quan hệ tôn trọng.+ Chú ý tới những hành động phi ngôn ngữ của người khác sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp của mình bởi ngoài ý nghĩa của ngôn từ, tất cả những tín hiệu của những cử chỉ đều phát đi những thông tin quan trọng. Đặc biệt theo dõi cử chỉ và lời lói có ăn khớp với nhau không. Các nhà nghiên cứu nói rằng khi ngôn ngữ không ăn khớp với các tín hiệu phi ngôn ngữ thì người ta sẽ bỏ qua những lời bạn nói và chỉ chú ý tói các biểu hiện phi ngôn ngữ bao gồm tính khí, suy nghĩ và cảm xúc.+ Hiểu chính xác tín hiệu giao tiếp và sử dụng hợp lí tín hiệu. Trong giao tiếp, ngoài việc để ý đến các cử chỉ điệu bộ và thông điệp của người đối diện, bạn còn phải biết cách đọc được những cử chỉ của người ấy và ý nghĩa của chúng. Khi có được kinh nghiệm đó, bạn sẽ nhận biết được người đối diện, nhận biết bản thân và kiểm soát bản thân cũng như người đối diện bằng hành động phi ngôn ngữ. Hãy luôn nắm bắt tín hiệu theo nhóm. Một cử chỉ đơn lẻ có thể ám chỉ nhiều điều nhưng có khi cũng chẳng là gì hết. Thái độ tổng thể của một người nói lên nhiều điều hơn là một hành động riêng rẽ của họ. Chìa khóa để đọc chính xác các hành động phi ngôn ngữ là nhìn vào những nhớm tín hiệu nhằm nhấn mạnh một điểm chung. Nếu bạn chỉ tập trung tới một tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu thì rất có khả năng bạn sẽ hiểu lầm ý người khác. Ngôn ngữ cơ thể phản ánh cảm xúc thực sự bên trong con người nên hiểu được nó, bạn có thể sử dụng chúng một cách có lợi nhất.Trong khi truyền tải một thông điệp, việc sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh khiến cho giao tiếp của bạn hiệu quả và ý nghĩa hơn. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên vung tay, vung chân quá nhiều khi nói khiến người nghe nghĩ bạn quá bốc đồng, không thể kiểm soát được hành vi của mình.+ Hỏi những câu hỏi để hiểu rõ về các dấu hiệu phi ngôn ngữ của đối phương nếu bạn không hiểu và bạn cũng có thể lí giải lại cách hiểu của mình và hỏi xem mình hiểu như vậy đã đúng chưa.+ Chú ý tới âm lượng của giọng nói. Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền đạt được một lượng lớn thông tin, thể hiện sự nhiệt tình hay thờ ơ của bạn. Hãy chú ý xem âm lượng giọng nói của bạn tác động thế nào tới phản ứng của người khác đối với bạn và cố gắng sử dụng âm lượng của giọng nói để nhấn mạnh những ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt.+ Sử dụng phương thức giao tiếp bằng mắt bởi đây là một phần quan trọng trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên giao tiếp bằng mắt bao nhiêu là đủ? Một số chuyên gia khuyên rằng khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây. Nếu giao tiếp bằng mắt quá lâu hay nhìn chằm chằm vào mắt đối phương thì có thể bị xem là một sự đối đầu và dọa nạt. Ngược lại không nhìn vào mắt đối phương trong khi giao tiếp thì sẽ bị hiểu như bạn đang muốn lảng tránh hoặc cố tình che giấu một điều gì đó.Tuy nhiên điều mà bạn lưu ý nhất khi giao tiếp bằng mắt chính là sự tự nhiên, tùy theo lời nói, cảm xúc mà có nhu cầu giao tiếp bằng mắt hay không. Thông thường, giao tiếp bằng mắt với tỷ lệ 60% là một con số an toàn, vừa đủ để làm người đối thoại có cảm tình với bạn.+ Xem bối cảnh, đối tượng giao tiếp. Khi bạn đang giao tiếp với nhiều người, luôn chú ý tới tình huống và bối cảnh của cuộc đàm thoại. Chẳng hạn cách cư xử trang trọng được xem là thích hợp trong tình huống này nhưng lại bị xem là lạc lõng trong những bối cảnh khác. Còn giao tiếp với những người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, … ở những hoàn cảnh cụ thể có thể khác nhau tùy vào từng nền văn hóa.Các cử chỉ của chúng ta đều được người khác diễn giải trong tâm trí của họ trong khi ta hầu như hoàn toàn không tự nhận biết về ngôn ngữ cơ thể của mình. Do không phải tất cả các diễn giải ngôn ngữ cơ thể đều là đúng nên trong giao tiếp nó thường gây nên sự hiểu lầm. Vì thế để tránh những tai nạn do hiểu lầm trong khi giao tiếp phi ngôn ngữ gây nên, chúng ta cần tránh sử dụng những cử chỉ sau:+ Xem đồng hồ, ngắm móng tay, nhìn đi chỗ khác, ngáp vặt, hay không trực tiếp đối mặt khi đang nói chuyện với một ai đó khiến đối phương cảm thấy bạn đang không có hứng thú giao tiếp.+ Gãi đầu, gãi cổ, ngoáy tai, ngoáy mũi, rung đùi, nhổ râu, xỉa răng …vv khi giao tiếp khiến bạn bị đánh giá thuộc người văn hóa thấp.+Xoa cằm của bạn trong khi nhìn ai đó khiến họ có thể cho rằng bạn đang đánh giá, phán xét họ.+ Qúa áp sát người nói chuyện (trừ sự thân mật) khiến mọi người cảm thấy khó chịu bởi cảm thấy họ bị lấn át.+ Nhìn xuống khi giao tiếp thường bị cho là không quan tâm, đôi khi thậm chí còn bị xem như là một dấu hiệu của kiêu ngạo.+ Khoanh tay trước ngực được hiểu là bạn đang trong tư thế tự vệ hay không đồng tình những gì người ta nói.+ Cử động hoặc lắc lư cơ thể, thay đổi chân quá nhiều khiến cho người đang đối thoại nghĩ rằng bạn đang sốt ruột về điều gì đó, muốn nói nhanh cho xong.+ Nhìn chằm chằm vào người nói chuyện khiến bạn bị cho là hợm hĩnh hoặc đang bực tức điều gì.+ Lấy tay che miệng khi giao tiếp thường gây cho đối phương có cảm giác bạn không cởi mở và nghi ngờ điều bạn nói.Như vây, rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng cũng như sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp nói chung. Đặc biệt trong việc dạy học ngoại ngữ, khi nắm vững một số kỹ năng ngôn ngữ cơ thể thông dụng, người giáo viên sẽ không chỉ đọc chính xác các dấu hiệu không lời từ học sinh, mà còn biết sử dụng ngôn ngữ không lời một cách hiệu quả trong việc thuyết trình, truyền đạt và giảng dạy ngoại ngữ tốt hơn. Thực tế cho thấy, thành công trong công việc giảng dạy ngoại ngữ cũng gắn liền với trình độ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời. Một bài giảng hay, tạo nên sự lôi cuốn người học khi được giáo viên kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố ngôn ngữ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười…). Trong khi giảng bài, ánh mắt của giáo viên cũng làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin và thể hiện tình cảm, nhiệt huyết của mình, làm ảnh hưởng và lan tỏa đến người nghe. Người học có thể từ đôi mắt của thầy mà cảm nhận được cái hồn của bài giảng rồi đọng lại trong tâm trí họ. Dạy ngoại ngữ là một quá trình giúp người học sử dụng được một ngôn ngữ của một nền văn hóa mới, khác với chúng ta về cách sống, và cách thể hiện hành vi, cử chỉ giao tiếp. Việc giáo viên hiểu và sử dụng đúng ngôn ngữ cử chỉ của cả hai nền văn hóa khác nhau là vô cùng quan trọng, giúp truyền tải nội dung, ý nghĩa của từ vựng, cụm từ, thành ngữ, ngữ pháp,…. một cách nhanh và chính xác hơn, giúp cho việc dạy thực hành những bài hội thoại được sinh động và dễ hiểu hơn. Ngoài ra, việc phát huy những cử chỉ thân thiện như gật đầu, mỉm cười, ánh mắt nhìn động viên, khích lệ, … sẽ khiến cho người học có thêm động lực, chăm chỉ và yêu thích môn học hơn.Kết luận: Ngôn ngữ cơ thể làm phong phú thêm ngôn ngữ nói và cách giao tiếp. Đôi khi không cần nói mà ánh mắt, vẻ mặt của bạn đã nói lên tất cả tâm tình của bạn. Ứng dụng của ngôn ngữ cơ thể có thể được biểu hiện qua giao tiếp hàng ngày, trong cả cuộc sống và trong công việc …. Sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ sẽ giúp chúng ta thể hiện bản thân một cách toàn diện và gây ấn tượng mạnh hơn với người nghe. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể phải được sử dụng một cáchhợp lí, tế nhị và bài bản ngay từ khi bắt đầu mọi cuộc giao tiếp. Tránh lạm dụng quá mức sẽ dẫn tới phản tác dụng. Nếu thực hiện đúng, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hạn chế những xung đột hay tai nạn giao tiếp không đáng có.