Lai Châu Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính
Lai châu là một tỉnh có vị trí khá quan trọng. Vậy bạn đã biết tỉnh Lai Châu ở đâu? Địa hình, đơn vị hành chính của tính như thế nào hay chưa? Hãy cùng giải đáp cùng chúng tôi ngay dưới đây.
Mục Lục
Tỉnh Lai Châu Ở Đâu?
Lai Châu là một tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc Việt Nam; nằm ở tọa độ từ 21°41’ đến 22°50’ vĩ độ Bắc và từ 102°19’ tới 103°59’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Đông giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên và Sơn La. Lai Châu có 265,165km đường biên giới với Trung Quốc, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng.
Vị trí địa lý của Lai Châu có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh – quốc phòng; có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội và cũng đảm nhiệm nhiệm vụ trọng yếu trong bảo đảm an ninh quốc gia, quốc phòng và chủ quyền biên giới quốc gia trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Mã vùng điện thoại Lai Châu
Dù đã biết Lai Châu ở đâu? thì bạn có biết mã vùng của Lai Châu là gì không? Lai Châu là một trong số 13 tỉnh tiến hành chuyển đổi mã vùng trong giai đoạn 1. Vào 00 giờ ngày 11/2/2017, theo quyết định số 2036/QĐ-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, Tỉnh Lai Châu đã chính thức thay đổi mã vùng điện thoại cố định của tỉnh từ đầu số 0231 sang đầu số mới là 0213.
Địa hình, địa chất tài nguyên
Sau khi đã biết Lai Châu ở đâu? thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về địa giới của Lai Châu.
Địa hình, địa chất
Địa hình Lai Châu được tạo bởi những dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, trong đó có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và khá dốc, xen kẽ là nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Tây là dãy núi Sông Mã, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Có nhiều cao nguyên và sông suối, sông có nhiều dòng chảy lớn nên có tiềm năng cho thuỷ điện.
Địa chất của Lai Châu gồm ba tầng đá chính là tầng Điệp Vân Lục, tầng Vân Nam và tầng Điệp Đồng Giao. Trong khu vực thành phố có nhiều hang động và các dòng chảy ngầm.
Tài nguyên
Đất ở Lai Châu phần lớn là nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đất cát, đất sét và đá vôi.
Diện tích đất rừng của Lai Châu chiếm tới 35% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, thuộc loại rừng nhiệt đới có quần thể thực vật rất phong phú, trong đó vẫn còn nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như trò chỉ, táu, pơ mu… các loại đặc sản như cọ khiết (cây cánh kiến), mây, sa nhân… và nhiều loại động vật quý như tê giác, bò tót, hổ, gấu…
Là vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn nên tại Lai Châu có tài nguyên nước dồi dào. Nước mặt là nguồn tài nguyên lớn và quý để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là nguồn thủy năng lớn để phát triển thủy điện, trong đó có thể kể đến thủy điện Lai Châu với công suất 1.200MW.
Lai Châu với hơn 120 điểm khoáng sản, chủng loại phong phú, phân bố đều ở các địa phương như: đất hiếm, quặng kim loại màu (đồng, chì, kẽm), các quặng sắt, vàng, đá lợp, đá trắng, đá vôi, đá đen, nước khoáng,…
Các đơn vị hành chính
Lai Châu ở đâu? Mã vùng, địa giới đều đã rõ. Vậy Lai Châu có các đơn vị hành chính nào? Đến cuối năm 2012, tỉnh Lai Châu chính thức có 8 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm:
Thị xã Lai Châu
Thị xã Lai Châu là trung tâm văn hóa – chính trị của tỉnh Lai Châu. Phía Đông, phía Bắc và phía Nam giáp với huyện Tam Đường; phía Tây giáp huyện Sìn Hồ. Thị xã gồm 7 đơn vị hành chính với 05 phường và 02 xã. Tổng diện tích tự nhiên là 70,77 km2, dân số toàn thị xã 34,51 nghìn người (2017), bao gồm 17 dân tộc sinh sống.
Huyện Than Uyên
Nằm về phía Nam của tỉnh Lai Châu, huyện Than Uyên có tổng diện tích tự nhiên là 792,52 km2. Dân số có 59,78 nghìn người, bao gồm 10 dân tộc. Huyện Than Uyên gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: Thị trấn Than Uyên xã Pha Mu, xã Mường Mít, xã Phúc Than, xã Mường Than, xã Mường Cang, xã Hua Nà, xã Tà Hừa, xã Tà Mung, xã Mường Kim, xã Ta Gia,xã Khoen On.
Huyện Tân Uyên
Huyện Tân Uyên là huyện có tiềm năng về phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, hiện nay toàn huyện có tới 1.200 ha chè, sản lượng chè búp tươi của toàn huyện mỗi năm đạt trên 8.500 tấn. Đó là nguồn động lực quan trọng để Tân Uyên có thể phát triển một cách bền vững và toàn diện.
Huyện Tam Đường
Là huyện có địa hình khá phức tạp được cấu tạo bởi những dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy dài hơn 80km với đỉnh Phanxipang nổi tiếng cao 3.143m.
Huyện Phong Thổ
Phong Thổ là huyện vùng cao nằm ở biên giới phía Bắc của tỉnh Lai Châu. Huyện hiện nay bao gồm 18 xã, thị trấn, trong đó có tới 13 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc với 98,95 km đường biên giới Việt Trung.
Huyện Sìn Hồ
Huyện Sìn Hồ có diện tích tự nhiên 1.526,96 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 26.562,3 ha; đất lâm nghiệp là 74.678,3 ha; đất chuyên dùng 1.580,7 ha; đất ở 914,4 ha.
Huyện Mường Tè
Chủ yếu là đồi núi cao hiểm trở, có độ cao trung bình từ 900 đến 1.500m, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mưa ít, mùa hè nóng và mưa nhiều, có nhiều sông suối bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc gây nhiều cản trở cho việc đi lại.
Huyện Nậm Nhùn
Huyện có địa bàn khá rộng, có nhiều núi cao, trung bình khoảng từ 1.000m so với mực nước biển. Thời tiết diễn biến phức tạp, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi Tỉnh Lai Châu ở đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính của tỉnh Lai Châu. Hy vọng với những thông tin bổ ích mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn sẽ giúp bạn trang bị thêm những kiến thức về tỉnh Lai Châu của nước ta.