Lá vối nếp
Với nhiều người Việt, nước lá vối gắn liền với bao hình ảnh đậm đà mộc mạc của làng quê: những buổi trưa oi ả hay những tối trăng lên, hàng xóm ới nhau qua hè ngồi rôm rả câu chuyện; ấm nước với vài ba chén nhỏ, những câu chuyện rổn rảng xóm làng; buổi trưa ngồi dưới gốc đa làng nghỉ mệt, tích nước bên chiếc quạt nan, nhấp một chén nước mát, vấn một miếng trầu, tiếng trẻ con nô đùa xa xa… Đâu chỉ là một ký ức đẹp, nước vối còn có những tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe và đây chính là lý do khiến chúng càng ngày càng phân bố rộng rãi. Mộc Nhiên sẽ gửi đến các bạn những thông tin rất hữu ích trong bài viết này nhé.
- Tên khoa học: Cleistocalyx Operculatus,
Cleistocalyx Operculatus, Syzygium Nervosum
-
Tên gọi khác: là cây vối, cây trâm nắp
Thông tin
chung
về
cây lá vối
Đặc điểm
Cây lá vối là cây lâu năm, thân gỗ. Chiều cao có thể lên tới 10m nếu hạ thổ và phát triển ổn định. Thân cây có màu sẫm và có nhiều đường nứt dọc theo thân. Cây phân thành nhiều nhánh xung quanh. Cây vối có hương thơm dễ chịu tỏa ra từ lá, cành, hoa và nụ.
Lá có màu xanh đậm, nổi rõ gân lá, hai mặt có đốm nâu. Lá hình bầu dục, nhọn ở cả hai đầu, cuống lá ngắn. Phiến lá dày và dai, bản lá khá lớn, có thể dài tới 15cm và rộng đến 10cm.
Hoa có kích thước nhỏ, màu trắng pha xanh nhạt. Hoa thường mọc thành từng chùm. Mỗi bông có 4 cánh hoa và nhiều nhị.
Quả có hình cầu, sần sùi, khi chín quả chuyển sang màu tím như màu quả sim.
Có 2 loại: cây vối nếp (trong bài) có lá nhỏ hơn và vối tẻ có lá to hơn cùng màu lá cũng đậm hơn.
Phân bố cây lá vối
Trước đây, chúng vốn là cây mọc hoang. Khi khám phá ra những lợi ích nó mang đến thì người ta đã trồng ở khắp nơi. Chúng phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á và cả phía Bắc nước Úc. Ở Việt Nam, cây vối có mặt chủ yếu ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hiện nay, chúng đã phổ biến hơn ở khắp các vùng miền.
Tại sao lá vối được gọi là “tiên dược”
-
Các bộ phận sử dụng: nụ, vỏ, lá, thân, rễ. Trong đó, nụ và lá được sử dụng nhiều nhất.
-
Lá vối có vị đắng và chát nhẹ, tính mát.
Theo các nghiên cứu và kết luận từ Viện Dược Liệu, lá có nhiều vitamin và khoáng chất, có 4% tinh dầu tannin. Ngoài ra, chúng có chứa nhiều chất kháng sinh nên còn có tác dụng sát khuẩn ngoài da.
Từ năm 1968, lá vối đã được đưa vào thành công trình nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Đông Y. Kết quả đã cho thấy thành phần kháng sinh ở cây rất cao, đặc biệt vào mùa đông. Môi trường đất không làm ảnh hưởng tới hoạt chất kháng sinh này. Các chất kháng sinh có tác dụng đối với hầu hết các vi khuẩn gây viêm da, và các biến chứng về hầu họng cũng như đường ruột. Ngoài ra, lá còn có tác dụng kiểm soát đường huyết vì có hoạt chất ức chế enzyme alpha – glucoside. Dựa trên nghiên cứu này, chúng được áp dụng trong các bài thuốc Đông y để điều trị nhiều bệnh.
Cách sử dụng lá vối
Thu hoạch và bảo quản
Có thể thu hoạch lá vối quanh năm. Lá được dùng tươi hoặc khô. Nếu phơi khô, sau đó cần bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Nếu sử dụng lá, nụ vối tươi, chỉ cần rửa sạch rồi hãm như hãm trà.
Nếu sử dụng lá vối khô thì cần thêm thời gian phơi khô. Nên sử dụng lá vối khô vì an toàn hơn.
Một cách phổ biến là ủ lá vối: cần có một thùng chứa, nên sử dụng chất liệu sành hoặc sứ. Cắt lá nhỏ, rửa sạch, cho vào thùng ủ. Khi thấy lá đen đều thì lấy ra, rửa sạch lại, phơi khô. Cách uống này sẽ cho mùi vị thơm ngon hơn nhiều.
Hiện nay nhiều người đã chế biến lá vối thành cao và thuốc viên.
Một số cách pha nước vối
Cách sử dụng đơn giản và nhanh gọn nhất là hãm như hãm trà. Tuy nhiên, lá vối tươi sẽ còn vương mùi ngai ngái. Nếu không quen với hương vị này, có thể ủ trước khi nấu nước.
Nước vối có vị đắng nhẹ, ngọt thanh, mát lành. Có thể uống nóng hoặc lạnh, khi uống vào thấy sảng khoái và tỉnh người.
Cách ủ lá vối
-
Trước khi phơi khô, cần rửa qua nước 1 lần. Sau đó ngâm nước 3 ngày và thay nước mỗi ngày. Sau đó nữa mới đem phơi khô ngoài nắng rồi bảo quản trong túi kín.
-
Nếu lá mua về đã khô thì có thể ủ ngay trong chum. Bên dưới nên lót rơm rạ. Sau đó đặt lá vối khô lên. Phủ thêm rơm và lá chuối. Lật úp chum đợi đến khi lá vối khô chuyển qua màu đen. Lá vối ủ theo cách này sẽ thơm hơn vì không còn mùi nhựa.
-
Nếu không uống hết trong ngày, có thể bảo quản trong tủ lạnh được 2 – 3 ngày. Không được để qua đêm ở nhiệt độ phòng.
Các tác dụng điều trị bệnh của cây vối
Nụ vối hỗ trợ điều trị tiểu đường
Cây lá vối mang tính chống oxy hóa cao, nhờ vậy chúng được coi là loại thảo dược quý. Chúng có tác dụng chống oxy hóa tế bào, hỗ trợ phòng bệnh và điều trị bệnh tiểu đường. Chúng cũng ngăn ngừa các biến chứng có thể gặp phải của bệnh nhân tiểu đường, như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Giữa lá và nụ thì nụ vối ít tác dụng phụ hơn nên đối với bệnh này, ưu tiên sử dụng nụ vối nấu nước. Cần kiên trì vì tác dụng của chúng khá chậm. Cách đơn giản nhất là sắc lấy nước và uống làm 3 lần mỗi ngày.
Uống nước vối nhiều có tác dụng gì?
Từ lâu, nước vối được xem như một loại nước giải khát để uống hàng ngày. Chúng có nhiều tác dụng rất tốt như thanh nhiệt, lợi tiểu, thải độc cơ thể. Vào mùa nắng nóng, một ly chè vối vừa thỏa cơn khát vừa làm cho cơ thể dễ chịu. Ngoài ra, chúng còn cung cấp thêm năng lượng khi cơ thể đang mệt mỏi vì lá vối tươi có nhiều vitamin và chất khoáng.
Nếu cơ thể mệt mỏi, có thể sắc hỗn hợp gồm lá vối khô, cam thảo, trần bì tán bột, cùng với mấy lát gừng. Uống hàng ngày sẽ giúp cơ thể phục hồi. Thực hiện như sau: sử dụng 20gr lá vối khô, 8gr cam thảo, 20gr quy đầu, 18gr trần bì, 20gr táo đỏ, 20gr kỷ tử. Tất cả tán thành bột mịn. Khi sắc nước, cho thêm 4 lát gừng tươi. Uống trong vài ngày.
Đắp lá vối trị bỏng
Tinh dầu lá vối khi bôi lên vết phỏng sẽ làm cho chúng co lại nhanh hơn. Ngoài ra, cách làm dưới đây sẽ giúp vết phỏng hết phồng và dịu lại: lấy vỏ cây vối, cạo lớp ngoài, sau đó rửa sạch, giã nát rồi hòa với nước sôi để nguội. Sau đó lọc bỏ xác, lấy phần nước đắp vào vết phỏng.
Cách làm này chỉ nên sử dụng với những vết phỏng nhẹ và chưa bị vỡ nước. Nếu vỡ nước, khả năng nhiễm trùng cao thì nên dùng các loại thuốc chuyên trị phỏng có chứa kháng sinh.
Giảm mỡ máu
Đối với loại bệnh này, nên sử dụng nụ vối. Vì chúng chứa nhiều hoạt chất hỗ trợ thải độc cho gan, làm giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ. Mỗi ngày hãm khoảng 20gr nụ vối thành nước. Uống thường xuyên trong ngày. Duy trì một thời gian theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Điều trị bệnh ngoài da: viêm da cơ địa, dị ứng, mẩn ngứa, chốc đầu, lở loét
Lá vối, nụ vối chứa thành phần chủ yếu là axit tannic giúp ức chế vi khuẩn. Vì thế nước uống có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống virus. Nếu dùng ngoài da, nên sắc nước đậm và hòa tan với nước để:
-
Bôi lên vùng da bị viêm, lở loét.
-
Tắm và gội để trị chốc đầu, mẩn ngứa, dị ứng, viêm da.
-
Dùng nước thoa lên da để sát khuẩn.
Lá vối hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa và đại tràng
Khi bụng thường xuyên bị đau, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, việc uống nước lá vối tươi có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan tới đại tràng. Có thể sử dụng vỏ thân hoặc nụ vối.
-
Bài thuốc 1: 3 lá vối khô, 10gr núm của quả chuối tiêu, 8gr vỏ ổi. Thái nhỏ các thành phần này rồi sắc từ 400ml còn 100ml. Bài thuốc này nên được uống liên tục 2 – 3 ngày, mỗi ngày 2 lần và sắc mới mỗi ngày.
-
Bài thuốc 2: 100gr các vị sau – vỏ cây vối, lá ổi, vỏ cây sung, lá phèn đen, 30gr quế, 50gr các vị – hạt vải, vỏ cây đại. Đem tất cả sấy khô làm thành bột, vo viên hoàn nhỏ. Người lớn dùng mỗi lần 12gr, ngày 2 lần. Trẻ em giảm dần xuống.
Có lợi cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Nước lá vối an toàn với phụ nữ có thai. Chúng hỗ trợ kích thích tuyến sữa, giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn trong thời kỳ có thai. Người thường xuyên uống nước lá vối sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn, điều này cũng tốt cho sức khỏe của bé. Có thể tận dụng nụ vối hầm chung với chân giò heo để tăng chất lượng sữa và bổ sung dinh dưỡng cho mẹ sau sinh.
Nên sử dụng lá vối khô thay cho lá vối tươi vì quá trình phơi làm mất đi một số hoạt chất mà phụ nữ có thai không nên sử dụng nhiều. Lưu ý không nên sử dụng quá nhiều. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Tốt cho người bệnh gout
Bệnh gout hình thành do sự tích trữ axit uric quá nhiều. Axit uric là kết quả của một chế độ ăn uống không lành mạnh với nhiều chất ngọt và chất béo. Để điều trị và phòng ngừa bệnh này, cơ thể cần được thải độc và đào thải uric. Việc uống nước lá vối mỗi ngày sẽ hỗ trợ phần nào để giảm các cơn đau mỗi khi bệnh tái phát.
Nếu uống loại nước này sau mỗi bữa ăn nhiều đạm và chất béo, sự ứ đọng uric sẽ giảm bớt. Nhờ đó có thể phòng bệnh gout. Tuy nhiên, nước lá vối chỉ hỗ trợ chứ không chữa hết bệnh được.
Bài thuốc: Sắc hỗn hợp bao gồm: 30gr mỗi vị lá vối khô, củ ráy, chuối hột rừng. Sắc với 1 lít nước rồi uống trong ngày, sau bữa ăn.
Giảm cân
Nước lá vối còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân an toàn. Nguyên nhân là vì hợp chất polyphenol trong lá vối sẽ ức chế men alpha glucosidase và làm giảm quá trình hấp thụ đường vào cơ thể. Nhờ đó mà giảm tích tụ mỡ trong cơ thể. Việc uống nước vối thường xuyên sẽ giúp giảm cân hiệu quả.
Tuy nhiên, loại nước này không dùng thay thế nước uống. Chúng chỉ được xem như loại nước giải khát hàng ngày.
Những lưu ý khi sử dụng lá vối
Không uống nước lá vối trong những trường hợp sau:
-
Khi đói bụng: có thể gây cồn ruột, tạo cảm giác đói, như mất năng lượng.
-
Sau khi ăn: giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.
-
Khi có thai: vẫn có thể uống với lượng vừa phải hoặc có hướng dẫn từ bác sĩ.
-
Quá gầy yếu: nước vối có tác dụng giảm cân, nếu không kết hợp với một chế độ ăn dinh dưỡng thì sẽ phản tác dụng.
-
Bị huyết áp thấp.
-
Đang uống thuốc tây: nếu muốn uống nước lá vối, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
-
Không thay thế nước lọc: tuy có thể uống hàng ngày nhưng chỉ nên uống một lượng vừa phải.
-
Không nên nấu quá đặc.
Nước lá vối có rất nhiều tác dụng tốt nhưng không thay thế thuốc. Các bài thuốc mang tác dụng chữa bệnh chỉ nên được sử dụng dưới sự hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc.
Một số câu hỏi thường gặp
Tại sao nên dùng lá vối khô hơn lá vối tươi?
Nếu xét về hiệu quả trị bệnh, lá vối tươi được ưu tiên. Tuy nhiên, lá tươi có tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh. Điều này có thể gây ra sự mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong cơ thể. Vì vậy, xét về tính an toàn thì lá khô được đánh giá cao hơn.
Có nên tắm nước vối cho trẻ?
Vì chứa nhiều chất kháng sinh nên việc tắm nước lá vối cho trẻ sẽ ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng rôm sảy, mụn nhọt và viêm da cơ địa. Các vết thương trên bề mặt sẽ nhanh chóng lành lại. Tuy nhiên, liệu lượng và thời gian sử dụng tùy theo tình trạng da của trẻ. Cần có hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng.
Người bị cao huyết áp có được uống lá vối không?
Câu trả lời là có. Vì một trong những tác dụng rõ rệt của nước lá vối là hạ huyết áp.
Uống nước vối nhiều có hại thận ?
Nước vối có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới gan và thận. Vì vậy, không cần phải lo lắng nhé. Nhất là với liều lượng vừa đủ, đây chỉ là một loại nước giải khát tốt lành mà thôi.
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm (Bệnh viện 103 – Học Viện Quân Y) từng có đề tài nghiên cứu về tác dụng điều trị của nước nụ vối đối với bệnh sỏi đường tiết niệu, trong đó đã cho thấy nước này điều trị sỏi thận. Nghiên cứu có thử nghiệm trên một số bệnh nhân bị sỏi thận. Thời gian uống là 6 tháng liên tục. Sau 6 tháng, các bệnh nhân sẽ được kiểm tra lại thì hầu hết sỏi đã giảm kích thước, một số đã tiêu hoàn toàn.
Cách trồng và chăm sóc cây lá vối
-
Cây lá vối rất dễ trồng và có thể dễ dàng nhân giống bằng cách giâm hoặc chiết cành.
-
Cây ưa nắng và thích nghi với nhiều điều kiện đất trồng khác nhau. Nếu trồng cây trong chậu, ưu tiên giá thể thoát nước tốt.
-
Cây phát triển rất khỏe mạnh. Nếu hạ thổ chúng có thể vươn rất cao. Nếu trồng chậu, nên cắt tỉa bớt để hạn chế chiều cao của cây.
-
Nếu đã bón lót trong giá thể thì chỉ cần bón định kỳ sau mỗi đợt thu hoạch lá.
-
Chúng ưa nắng và chịu được nắng gắt. Vào mùa mưa, nên hạn chế tưới và kiểm tra độ thoát nước khi trồng chậu.
Tổng kết
Cây vối nếp mang theo cả bầu trời quê hương trong ký ức của nhiều người. Với những tác dụng tuyệt vời để hỗ trợ điều trị bệnh trong và ngoài, chúng càng lúc càng thêm giá trị. Bạn có muốn mang một chút quê hương và sức khỏe đến khu vườn của mình không?
©Copyright by Moc Nhien Farm