Kỹ thuật ươm giống cây chùm ngây | Kinh nghiệm làm ăn | Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Chùm ngây là loài cây có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe. Ảnh: hatgiongf1.com

Một số nguồn nghiên cứu cho biết, chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp, bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống ôxi hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.

Chùm ngây  thuộc loại đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể  cao đến 10m. Lá kép, hoa trắng mọc thành chùm, quả dài giống quả cây hoa phượng,hạt màu đen. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu và trổ hoa vào các tháng 1 – 2. Các bộ phận của cây như lá, quả là nguồn thực phẩm tốt, đặc biệt củ cây là một loại dược liệu quý.

Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể  trồng xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng mùn dày, tái sinh hạt yếu. Cây có thể trồng quanh năm, đối với trồng hạt và trồng cây con có bầu 6 tuần tuổi, thời vụ tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 8.

Đây là loại cây chịu hạn tốt và rất dễ trồng, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%. Cây trồng được 2 tháng là có thể thu hoạch lá, một cây có độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm cho thu hoạch 0,5kg đến 1kg lá. Sản lượng lá tươi trung bình một năm từ 800 – 1.000kg/sào (360m2), nếu tính trên diện tích 1ha, cây chùm ngây sẽ cho sản lượng trung bình một năm từ 22 – 27 tấn.

Ươm giống từ hạt:

1. Cách 1: Ngâm hạt trong nước ấm 24 giờ, Hạt sau khi ngâm , vớt ra trộn với cát, ủ trong bao tải, hoặc rơm rạ mỗi ngày tưới một lần, 3 – 6 ngày sau hạt nẩy mầm, đem hạt ươm vào bao nhựa hoặc chậu nhựa chứa đất tơi xốp có khoét lỗ rút nước, tưới nước vừa đủ ẩm , tránh sũng nước, 3 – 5 ngày cây sẽ nhú lên, chờ từ 6 – 8 tuần cây khỏe, đem ra trồng.

2. Cách 2: Đầu tiên, pha nước: 2 sôi + 3 lạnh (nước ấm), ngâm hạt Chùm ngây trong 24 giờ. (Kích thích cho hạt chùm ngây qua thời kỳ nghỉ & nẩy mầm.) Lấy khăn bọc hạt Chùm ngây lại & để trong tối. – (Phải để trong tối. Vì ánh sáng khuyếch tán có lợi cho cây xanh, nhưng cưỡng bức quá trình nẩy mầm. Đặc biệt là thành phần quang phổ màu xanh trong phổ ánh sáng trắng.) Mỗi ngày, nhúng bọc Chùm ngây vào nước mưa, trở qua trở lại. Sau đó, vẩy nhẹ để đừng ứ nước bên trong. – Làm cẩn thận vì có thể làm hư mầm non bên trong!(Bổ sung nước cũng như tránh ẩm mốc cho hạt.) Vài ngày sau, hạt nẩy mầm. Đem ươm vào chậu hoặc bao ny lon có đất tơi xốp, lưu ý là cả chậu hoặc bao nylon đều cần khoét lổ để thoát nước.

3. Cách 3: dùng bao nylon hoặc chậu nhựa có lỗ thoát nước, đường kính khoảng 15cm-20cm và sâu chừng 25-30cm, đổ đất xốp vào, sau đó đặt hạt sâu khoảng 25 mi-li-met dưới lớp đất xốp, phủ và nén đất nhè nhẹ, tưới nước cầm chừng không để khô qúa hoặc ướt qúa. Sau chừng ba ngày hạt sẽ nẩy mầm, và cây sẽ ló ra khỏi mặt đất sau chừng 1 tuần, tiếp tục giữ ẩm không để qúa khô, và tuyệt đối không để sũng nước.

Trồng cây chùm ngây: Cây ươm trồng trong chậu hoặc bao nylon được 6 – 8 tuần lễ, đã đâm rễ và cây đã cứng cáp. Đào lỗ rộng gấp đôi và sâu gấp đôi chậu nhựa, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5m – 2m. Cắt đáy, rạch hai bên,nếu được xé toạc lấy chậu và bao ra khỏi lỗ, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt chậu hoặc bao nylon xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa. Nhiều nơi để chỉ thu hoạch lá và hoa người ta ươm trồng ngay trên luống đất xốp bằng cách ươm hạt sâu 25mm và cách nhau 40cm như trồng ớt trồng cà.

Trồng làm rau xanh:

– Nếu là mục đích trồng làm rau xanh thì mật độ trồng 1m x 1,5m (cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m). Khi cây cao khoảng trên 01m thì cắt đọt, cây sẽ ra nhiều nhánh và tiếp tục cắt nhánh thì cây lại ra theo cấp số nhân, sẽ thu hoạch được lượng rau nhiều.

– Thời vụ trồng: Thông thường đầu mùa mưa từ tháng 6-8 hằng năm là kết thúc. Không nên trồng quá muộn, mùa khô đến cây sẽ bị chết nhiều.

– Xử lý thực bì: Phát dọn sạch thực bì để hạn chế sâu bệnh hại và thuận lợi cho đào hố. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 30 x 30 x 30cm. Đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung bình 2-3 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.

– Trồng cây: Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ép đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng nước về mùa mưa sẽ bị chết nhiều.

* Trồng làm dược liệu

– Nếu mục đích trồng làm dược liệu là chính thì nên trồng theo mật độ 3mx3m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m). Trồng theo nanh sấu, các nội dung khác thực hiện như trên. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 40 x 40 x 40cm đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung bình 3 – 4 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.

Chăm sóc và thu hoạch

– Giai đoạn đầu, không để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng cây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.

Thu hoạch lá: Cây 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi, chăm sóc bón phân, sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã có thể cho 600g lá tươi /cây /tháng. Thời gian thu hoạch lá 3 – 5 năm từ khi trồng.

– Thu củ và quả: Cây 5 năm tuổi sẽ có thể thu hoạch củ, mỗi cây cho từ 3 – 10kg củ lớn với giá trị cao làm dược liệu. Quả già  có thể phơi khô làm giống hoặc lấy hạt rang ăn như lạc cũng rất tốt.

Kỹ thuật thu hái hạt giống

Cây trồng trên 18 tháng bắt đầu ra hoa kết quả, độ tháng 02 hằng năm thì thu hái trái để làm giống. Nên lấy giống từ những lâm phần hoặc cây mẹ trên 06 tuổi trở lên. Cần lưu ý trong thu hái, chọn trái đã già, to, tròn đều, màu vỏ chuyển từ màu xanh sang màu thẩm mốc, không lấy những trái đã nứt, hoặc có sâu đục hoặc bị bệnh nấm, không bẻ cả cành mà nên có dụng cụ thu hái để chọn những trái đạt yêu cầu và giữ lại những trái chưa đạt để thu tiếp.

Sau khi thu hái về phải rải đều ra trên tấm bạt, phơi ngoài nắng nhẹ, khi thấy trái đã có hiện tượng nứt thì đưa phơi trong bóng mát. Không phơi trực tiếp ngoài nắng vì hạt có dầu nên sẽ giảm tỷ lệ nẩy mầm, sau khi hạt đã bung ra hết khỏi trái thì sàng loại bỏ các tạp chất và thu hạt để đưa vô dụng cụ bảo quản

Bảo quản hạt giống:

Là loại hạt có dầu nên công tác bảo quản đòi hỏi phải thực hiện tốt thì chất lượng giống mới đảm bảo. Sau khi loại bỏ các tạp chất và các hạt chất lượng xấu như hạt lép, hạt nhỏ, hạt bị sâu đục…Xong cho vào túi PE hàn kín để bảo quản lạnh ở nhiệt độ trung bình 100C. Chỉ sử dụng trong năm thì tỷ lệ nẩy mầm cao trên 75% nếu để sang năm sau tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 20-30%.

 

Một số nguồn nghiên cứu cho biết, chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp, bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống ôxi hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.Chùm ngây thuộc loại đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể cao đến 10m. Lá kép, hoa trắng mọc thành chùm, quả dài giống quả cây hoa phượng,hạt màu đen. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu và trổ hoa vào các tháng 1 – 2. Các bộ phận của cây như lá, quả là nguồn thực phẩm tốt, đặc biệt củ cây là một loại dược liệu quý.Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng mùn dày, tái sinh hạt yếu. Cây có thể trồng quanh năm, đối với trồng hạt và trồng cây con có bầu 6 tuần tuổi, thời vụ tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 8.Đây là loại cây chịu hạn tốt và rất dễ trồng, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%. Cây trồng được 2 tháng là có thể thu hoạch lá, một cây có độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm cho thu hoạch 0,5kg đến 1kg lá. Sản lượng lá tươi trung bình một năm từ 800 – 1.000kg/sào (360m2), nếu tính trên diện tích 1ha, cây chùm ngây sẽ cho sản lượng trung bình một năm từ 22 – 27 tấn.1. Cách 1: Ngâm hạt trong nước ấm 24 giờ, Hạt sau khi ngâm , vớt ra trộn với cát, ủ trong bao tải, hoặc rơm rạ mỗi ngày tưới một lần, 3 – 6 ngày sau hạt nẩy mầm, đem hạt ươm vào bao nhựa hoặc chậu nhựa chứa đất tơi xốp có khoét lỗ rút nước, tưới nước vừa đủ ẩm , tránh sũng nước, 3 – 5 ngày cây sẽ nhú lên, chờ từ 6 – 8 tuần cây khỏe, đem ra trồng.2. Cách 2: Đầu tiên, pha nước: 2 sôi + 3 lạnh (nước ấm), ngâm hạt Chùm ngây trong 24 giờ. (Kích thích cho hạt chùm ngây qua thời kỳ nghỉ & nẩy mầm.) Lấy khăn bọc hạt Chùm ngây lại & để trong tối. – (Phải để trong tối. Vì ánh sáng khuyếch tán có lợi cho cây xanh, nhưng cưỡng bức quá trình nẩy mầm. Đặc biệt là thành phần quang phổ màu xanh trong phổ ánh sáng trắng.) Mỗi ngày, nhúng bọc Chùm ngây vào nước mưa, trở qua trở lại. Sau đó, vẩy nhẹ để đừng ứ nước bên trong. – Làm cẩn thận vì có thể làm hư mầm non bên trong!(Bổ sung nước cũng như tránh ẩm mốc cho hạt.) Vài ngày sau, hạt nẩy mầm. Đem ươm vào chậu hoặc bao ny lon có đất tơi xốp, lưu ý là cả chậu hoặc bao nylon đều cần khoét lổ để thoát nước.3. Cách 3: dùng bao nylon hoặc chậu nhựa có lỗ thoát nước, đường kính khoảng 15cm-20cm và sâu chừng 25-30cm, đổ đất xốp vào, sau đó đặt hạt sâu khoảng 25 mi-li-met dưới lớp đất xốp, phủ và nén đất nhè nhẹ, tưới nước cầm chừng không để khô qúa hoặc ướt qúa. Sau chừng ba ngày hạt sẽ nẩy mầm, và cây sẽ ló ra khỏi mặt đất sau chừng 1 tuần, tiếp tục giữ ẩm không để qúa khô, và tuyệt đối không để sũng nước.Trồng cây chùm ngây: Cây ươm trồng trong chậu hoặc bao nylon được 6 – 8 tuần lễ, đã đâm rễ và cây đã cứng cáp. Đào lỗ rộng gấp đôi và sâu gấp đôi chậu nhựa, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5m – 2m. Cắt đáy, rạch hai bên,nếu được xé toạc lấy chậu và bao ra khỏi lỗ, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt chậu hoặc bao nylon xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa. Nhiều nơi để chỉ thu hoạch lá và hoa người ta ươm trồng ngay trên luống đất xốp bằng cách ươm hạt sâu 25mm và cách nhau 40cm như trồng ớt trồng cà.- Nếu là mục đích trồng làm rau xanh thì mật độ trồng 1m x 1,5m (cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m). Khi cây cao khoảng trên 01m thì cắt đọt, cây sẽ ra nhiều nhánh và tiếp tục cắt nhánh thì cây lại ra theo cấp số nhân, sẽ thu hoạch được lượng rau nhiều.- Thời vụ trồng: Thông thường đầu mùa mưa từ tháng 6-8 hằng năm là kết thúc. Không nên trồng quá muộn, mùa khô đến cây sẽ bị chết nhiều.- Xử lý thực bì: Phát dọn sạch thực bì để hạn chế sâu bệnh hại và thuận lợi cho đào hố. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 30 x 30 x 30cm. Đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung bình 2-3 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.- Trồng cây: Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ép đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng nước về mùa mưa sẽ bị chết nhiều.* Trồng làm dược liệu- Nếu mục đích trồng làm dược liệu là chính thì nên trồng theo mật độ 3mx3m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m). Trồng theo nanh sấu, các nội dung khác thực hiện như trên. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 40 x 40 x 40cm đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung bình 3 – 4 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.Chăm sóc và thu hoạch- Giai đoạn đầu, không để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng cây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.Thu hoạch lá: Cây 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi, chăm sóc bón phân, sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã có thể cho 600g lá tươi /cây /tháng. Thời gian thu hoạch lá 3 – 5 năm từ khi trồng.- Thu củ và quả: Cây 5 năm tuổi sẽ có thể thu hoạch củ, mỗi cây cho từ 3 – 10kg củ lớn với giá trị cao làm dược liệu. Quả già có thể phơi khô làm giống hoặc lấy hạt rang ăn như lạc cũng rất tốt.Cây trồng trên 18 tháng bắt đầu ra hoa kết quả, độ tháng 02 hằng năm thì thu hái trái để làm giống. Nên lấy giống từ những lâm phần hoặc cây mẹ trên 06 tuổi trở lên. Cần lưu ý trong thu hái, chọn trái đã già, to, tròn đều, màu vỏ chuyển từ màu xanh sang màu thẩm mốc, không lấy những trái đã nứt, hoặc có sâu đục hoặc bị bệnh nấm, không bẻ cả cành mà nên có dụng cụ thu hái để chọn những trái đạt yêu cầu và giữ lại những trái chưa đạt để thu tiếp.Sau khi thu hái về phải rải đều ra trên tấm bạt, phơi ngoài nắng nhẹ, khi thấy trái đã có hiện tượng nứt thì đưa phơi trong bóng mát. Không phơi trực tiếp ngoài nắng vì hạt có dầu nên sẽ giảm tỷ lệ nẩy mầm, sau khi hạt đã bung ra hết khỏi trái thì sàng loại bỏ các tạp chất và thu hạt để đưa vô dụng cụ bảo quảnLà loại hạt có dầu nên công tác bảo quản đòi hỏi phải thực hiện tốt thì chất lượng giống mới đảm bảo. Sau khi loại bỏ các tạp chất và các hạt chất lượng xấu như hạt lép, hạt nhỏ, hạt bị sâu đục…Xong cho vào túi PE hàn kín để bảo quản lạnh ở nhiệt độ trung bình 100C. Chỉ sử dụng trong năm thì tỷ lệ nẩy mầm cao trên 75% nếu để sang năm sau tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 20-30%.