KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÔM CHÔM ĐƯỜNG
Chôm chôm được trồng ở Việt Nam với nhiều giống khác nhau. Trong đó, chôm chôm nhãn được biết đến là ngon, khi ăn thịt giòn, tróc hạt, có mùi thơm, vị ngọt như đường nên bà con còn hay gọi là Chôm chôm đường. Đồng thời, chôm chôm đường có thời gian trữ và dễ bảo quản hơn so với các giống khác.
Tên khoa học
Nephelium Lappaceum
Họ
Sapindaceae
ĐẶC ĐIỂM CHÔM CHÔM ĐƯỜNG
Trái nhỏ. tròn, râu ngắn, trái ngọt
Vị ngọt như quả nhãn (nên thường được gọi là chôm chôm nhãn): độ Brix 20 – 22%
Mùa vụ canh tác:
-
Thuận mùa: Từ tháng 5 – 9 (dương lịch).
-
Nghịch mùa: Từ tháng 10 – 4 (dương lịch)
KỸ THUẬT TRỒNG CHÔM CHÔM ĐƯỜNG
Chọn và làm đất trước khi trồng
Chôm chôm đường thích hợp trồng trên nhiều loaị đất canh tác khác nhau như đất phù sa, đất đỏ Bazan, đất thịt pha cát hay sét nhưng không ưa đất bị nhiễm mặn, đòi hỏi đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt và có pH từ 4,5 – 6,5.
Bà con có thể đào hố theo 2 kích thước là 50 x 50 x 50 cm và 80 x 80 x 80 cm tuỳ thuộc vào loại đất và địa hình. Chuẩn bị hố trồng trước khi xuống giống từ 20 – 30 ngày.
Bón lót 10 kg phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ kết hợp với 200 – 300 g Super Lân và thuốc mối cho mỗi hố. Sau đó, trộn đều với đất mặt xung quanh (có thể bổ sung khoảng 0,5 kg vôi bột).
Cách trồng
-
Đào lỗ ở giữa hố, sao cho chiều sâu của lỗ lớn hơn chiều cao của túi chứa cây giống từ 2 – 3cm.
-
Phun xịt thuốc các loại trừ nấm, sùng, mối, tuyến trùng vào hố trước khi trồng
-
Cắt túi nilon chứa bầu đất, bỏ các rễ cái và cho cây vào hố.
-
Lấp đất vào mô cho cây, cắm cọc để cố định cây không ngã khi gió lớn. Dùng tàu lá dừa hoặc lá chuối để che mát cho cây.
-
Làm bồn có đường kính khoảng 1 – 1.2m xung quanh cây để hạn chế nước chảy tràn ra ngoài khi tưới.
-
Thời gian đầu nên trồng một số loại rau hoặc phủ rơm để giữ ẩm cho gốc. Làm sạch cỏ dại quanh gốc.
Khoảng cách trồng
Cần đảm bảo khoảng cách để cây được cung cấp đầy đủ ánh sáng cần thiết. Khoảng cách tiêu chuẩn để trồng là 8 x 10 m. Ở đồng bằng Sông Cửu Long người ta thường trồng từ 6 – 8 m.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CHÔM CHÔM ĐƯỜNG
Tưới nước
Người ta thường trồng chôm chôm đường vào đầu mùa mưa, có thể hạn chế công cũng như chi phí tưới tiêu.
Nếu trồng vào mùa khô cần thường xuyên tưới nước cho cây, nhất là ở tháng đầu tiên. Điều chỉnh liều lượng tưới sao cho hợp lý để tránh ngập úng và rễ cây bị thoái hoá.
Chôm chôm đường giai đoạn cho trái cần tưới đủ nước cho cây.
Đảm bảo nguồn nước tưới không bị nhiễm mặn.
Cắt tỉa cành tạo tán
Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
-
Cây được 80 – 90 cm thì chặn ngọn, giữ lại khoảng 2 – 3 chồi khoẻ.
-
Cành cấp 1 được 70 cm thì chặn ngọn, chừa 2 chồi khoẻ nhất.
-
Không giới hạn số lượng cành cấp 3 nhưng đừng để quá nhiều.
Giai đoạn này, thường xuyên cắt tỉa, tạo tán giúp cây có được một bộ khung vững chắc.
sau thu hoạch: các cành vừa cho trái, không thể cho trái, cành khuất, đâm ngang, bị sâu bệnh hại cần thường xuyên loại bỏ khỏi vườn.
Bón phân cho chôm chôm đường
Tương tự như tỉa cành, tạo tán. Việc bón phân cho chôm chôm đường phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
Năm thứ 1: Khi mới trồng, cứ sau 30 – 45 ngày, bón 1 lần, môi lần bón 50 – 100 g NPK 15:15:15 cho mỗi gốc.
Năm thứ 2: Bón 200g ure, 80g KCl cho mỗi gốc vào đầu và cuối mùa mưa (chia làm 2 lần bón).
Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái, bón 1,5 kg NPK theo tỷ lệ 2:1:2 cho mỗi cây. Chia làm 2 lần bón vào trước ra hoa và sau thu hoạch.
Giai đoạn kinh doanh: Lượng phân tăng hàng năm khoảng 1,0 kg NPK tỷ lệ 2:1:2 cho mỗi gốc:
-
Trước khi nở hoa: bón 1/3 Đạm.
-
Nuôi trái: Bón 1/3 Đạm và 1/3 Kali.
-
Trước thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 Kali
-
Sau thu hoạch: bón tất cả lượng lân, 1/3 Đạm và 1/3 Kali. giúp cây phục hồi nhanh.
Lượng phân NPK sẽ tăng 2 -3 kg qua các năm về sau. Hàng năm, nên bổ sung khoảng 20 – 30 kg phân hữu cơ, phân chuồng cho cây.
Xử lý ra hoa chôm chôm đường
Vào lúc chồi thứ 2 già hoàn toàn, tiến hành ngưng tưới cho đến khi lá hơi héo cho đến khi các mầm đỉnh co lại, ta bắt đầu tưới nnhấp nước khoảng 2/3 lượng nước bình thường hay tưới. Tiếp tục quan sát mầm đỉnh từ 3 – 5 ngày:
-
Thấy mầm đỉnh xoè thẳng, cánh lá ngắn. Lúc này thì tưới nước cây sẽ ra hoa.
-
Thấy mầm đỉnh xoè to (nếu tưới nước sẽ ra lá non). Không tưới nước, theo dõi cho đến khi thấy hoa lộ rõ ta sẽ tưới (khoảng 7 -10 ngày). Nếu thấy ra lá non tạm không tưới, đợi lá non rụng (khoảng 10 – 15 ngày). Cây sẽ ra hoa nếu tưới vào lúc này
Tưới nước đủ và liên tục khi hoa chôm chôm xuất hiện rõ rệt
Nếu không xiết nước, ngưng tưới có thể sử dụng các chế phẩm kích thích ra hoa.
SÂU BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN CÂY CHÔM CHÔM ĐƯỜNG
Rệp sáp: Đối tượng dịch hại phổ biến nhất trên chôm chôm đường. Gây hại lúc trái còn non, Rệp sáp làm trái non rụng, kém chất lượng trái và thẩm mỹ trái. Tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công.
Giải pháp: Tỉa cành, tạo tán hợp lý, tiêu diệt kiến hôi. Phun thuốc đặc trị rệp sáp khi cần thiết.
Sâu ăn bông: Sâu tuổi lớn ăn rụng bông, hay thậm chí trụi bông chôm chôm.
Giải pháp: Phun thuốc trừ sâu khi bông vừa nhú, tránh các thuốc làm nóng bông.
Sâu đục trái: Ấu trùng ăn phần thịt trái hoặc làm rụng trái. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng trái.
Giải pháp: Phun thuốc trừ sâu khi cần thiết.
Bệnh hại:
Bệnh phấn trắng (Oidium sp.): Bệnh xuất hiện và phát triển nhiều trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ thấp. Sẽ thấy lớp phấn trắng xuất hiện trên đọt non, hoa và trái non làm cho đọt không phát triển, hoa khô queo, trái không lớn. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và khả năng sinh trưởng của cây.
Giải pháp: thường xuyên tỉa cành tạo tán, tạo độ thông thoáng. Phun thuốc trừ nấm thích hợp vào thời điểm cây ra đọt non, hoa, trái non.
Bệnh thối trái (Phomopsis sp., Dothiorella spp.): ban đầu là những đốm nhỏ sau khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh phát triển làm cho trái bị thối nhũn và rụng.
Giải pháp: Phun thuốc trừ nấm thích hợp khi cần thiết.
Bệnh đốm rong (Cephaleuros virescens): xuất hiện nhiềuu trên lá, trên cành non, đôi khi xuất hiện trên thân
Giải pháp: thường xuyên tỉa cành tạo tán, tạo độ thông thoáng.
Hy vọng những chia sẻ của ABA Chemical về kỹ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm đường có thể giải đáp cho bà con về loại cây này. Chúc bà con nông dân canh tác thật tốt!
Tham khảo một số giải pháp từ ABA Chemical:
Humic Black – 1kg
-
Tên sản phẩm: Humic Black – 1KG
-
Phân loại: Phân bón vi lượng
-
Thành phần: Iron (Fe): 500ppm; Boron (B): 2000ppm và hệ phụ gia đặc biệt vừa đủ 100%
-
Phân dạng: Thể rắn, dạng bột nhuyễn
-
Màu sản phẩm: Màu đen
-
Hiệu quả tác động:
-
Tăng khả năng hấp thu phân bón
-
Kích thích cây phát triển rễ
-
Tăng sức đề kháng
-
Giảm sâu bệnh
-
Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng
-
-
Liều dùng: 125g/ bình 25 lít đối với lúa, bắp và các loại đậu. 1kg/ phuy 200 lít đối với cây ăn quả và cây công nghiệp
-
Đơn vị nhập khẩu và cung ứng tại Việt Nam: ABA Chemical
Xem thêm:
> Thuốc BVTV
> Phân bón
Liên hệ ngay hotline tư vấn: 0877 877 655 – 0899 476 777
——————————————————————
ABA CHEMICAL – KIẾN TẠO THÀNH CÔNG
-
Nhập khẩu – cung ứng hóa chất và sản phẩm theo yêu cầu.
-
Nguyên cứu & phối chế, gia công sản xuất sản phẩm.
-
Cung ứng vật tư bao bì, thiết kế in ấn nhãn mác, video review kỹ thuật sản phẩm và công nghệ sản xuất.
-
Định hướng kinh doanh, tư vấn pháp lý ngành & đào tạo chuyển giao kỹ thuật.
Hotline: 0877 877 655 – 0899 476 777
Email: [email protected]
Website: www.abachemical.com
Địa chỉ: 51 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh