Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè

kỹ thuật trồng và chăm sóc chè

Kỹ thuật trồng chè phải trải qua nhiều công đoạn. Trước tiên ta nên nắm chắc các đặc điểm chính của cây chè:

– Cây chè để thu hoạch búp và lá non làm nguyên liệu chế biến chè khô. Vì vậy các biện pháp kỹ thuật phải được tổng hợp để đồng thời tăng năng suất và chất lương chè.

– Đất trồng chè ở vùng trung du và miền núi trên các tỉnh địa bàn phức tạp, bị sói mòn khó canh tác … Vì vậy mọi biện pháp kỹ thuât tác động phải đồng bộ, hài hòa, thích hợp có hiệu quả nhất.

– Chè là cây lâu năm, do đó các khâu tác động phải được chú ý chủ động toàn diện, chính xác phù hợp ngay từ đầu, tránh mắc sai lầm – ngay cả thời kỳ sau này.

1. Chọn giống và nhân giống chè

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè

1.1. Tiêu chuẩn nhân giống chè tốt

Chè là loại cây lâu năm, trồng 1 lần sẽ cho thu hoạch 30 – 40 năm hoặc hơn. Do vậy cần phải chú cần phải xác định giống chè tốt.

Giống chè tốt phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

– Về sinh trưởng: Cây sinh trưởng khỏe, có khả năng phân cành mạnh, tạo tán rộng, nhiều búp, trọng lượng búp cao, búp mù ít, lá to mềm nhiều gợn sóng .

– Về năng suất, sản lượng: Cao và ổn định.

– Về chất lượng: có hàm lượng tanin, chất hòa tan cao, có màu sắc hương vị chè rất tốt,…

– Có tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt, ít sâu bệnh.

1.2. Phương pháp chọn giống chè

– Với tiêu chuẩn trên, cần chú ý phương pháp chọn lọc cá thể. Trình tự các bước như sau:

+ Thu thập giống ở trong và ngoài nước làm vật liệu khởi đầu, sau đó chọn lọc cây tốt.

+ So sánh giống đã được chọn lọc để xác định giống tốt nhất.

+ Nhân giống tốt sau khi đã được chọn lọc.

– Các phương pháp chọn giống chè:

+ Lựa chọn hỗn hợp: Chọn cây tốt trong tập đoàn giống ban đầu. Hạt của cây tốt được hỗn hợp lại đem gieo chung và so sánh.

+ Lựa chọn tập đoàn: Thực chất là chọn lọc hỗn hợp, song từ tập đoàn nguyên thủy tìm ra những giống có đặc tính khác nhau, sau đó tiến hành chọn lọc hỗn hợp các nhóm đã được phân lập.

+ Lựa chọn cá thể: Chọn lọc các cây chè tốt đem gieo trồng riêng, sau đó theo dõi các đặc điểm di truyền theo từng dòng ở cây đời sau.

1.3. Nhân giống chè

– Nhân giống bằng hạt:

kỹ thuật trồng và chăm sóc chè

Đơn giản, dễ làm, giá thành thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất thấp, nhưng cây mọc không đều, dễ bị lai tạp, tỷ lệ nhân giống thấp,… có thể bằng các hình thức sau:

+ Sản suất hạt giống quá độ: Áp dụng các nương chè vừa sản xuất, búp vừa hái quả giống. Trên nương chè đó sẽ chọn những cây sinh trưởng tốt, lưu lại không hái búp để nuôi thành giống cây , số cây để lại trung bình 1000 cây/l ha sẽ cho năng suất hạt khoảng 1500/kg/ha.

+ Sản xuất vườn chuyên giống: Yêu câu phải đầu tư chăm sóc tốt sẽ cho năng suất hạt cao trên dưới 3000 kg/ha.

+ Tiêu chuẩn hạt giống chè tốt: Hạt phải thuần chủng, có tỷ lệ nảy mầm trên 75%, hạt to có đường kính trên 13mm, hàm lượng nước 28 – 30% trọng lượng hạt, có tử diệp màu trắng sữa.

– Nhân giống chè bằng giâm cành:

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè

Đây là tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất được áp dụng nhiều ở những nơi có trình độ kỹ thuật tiên tiến (Liên Xô, Nhật, Trung Quốc,…) đã cho năng suất và phẩm chất chè tốt, có nhiều ưu điểm so với trồng chè bằng hạt như giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ, hệ số nhân giống cao hơn nhiều lần, tốc độ sinh trưởng nhanh, chóng thu hoạch, năng suất sản lượng hơn trồng bằng hạt (sấp sỉ 40%), đồng thời có chất lượng chè tốt.

Tuy vậy, phương pháp này đòi hỏi trình độ kỹ thuật và đầu tư, do vậy giá thành cây con còn cao.

* Cách làm

– Chọn đất: Đất đồi ở tầng dưới màu nâu đỏ, tơi xốp, có pH= 5 – 6, thuộc đất xấu.

– Chọn hom: Chọn cành bánh tẻ có độ phát dục non, mọc sau khi đốn có đường kính 4 – 5mm. Sau đó cắt thành từng đoạn hom dài 4cm, có 1 lá và 1 mầm nhú, cắt vát rồi cắm vào đất, có thể dùng bầu bằng túi P.E, rồi xếp thành từng luống, làm giàn che cao 1,5 – 1,8m, lúc đầu che kín sau này đỡ dần. Trong quá trình chăm sóc lưu ý cần đảm bảo độ ẩm đất trên dưới 80%, từ tháng thứ 4 định kỳ 2 tháng /1 lần tưới phân hóa học: 14g sunphat đạm + 6gam supe lân + 10g sunphat kali/1m2 vườn ươm. Thời vụ giâm cành tốt nhất vào tháng 12, có thể ở vụ tháng 7 – 8, sau 8 tháng đủ tiêu chuẩn cây con xuất vườn đem trồng đại trà.

2. Kỹ thuật trồng chè mới

2.1. Chọn đất, khai hoang, làm đất

kỹ thuật trồng và chăm sóc chè

– Chọn đất thích hợp với cây chè, có độ đốc 8 – 10 độ, tối đa 25 độ, có tầng canh tác dày, mực nước ngầm sâu, giàu mùn và chất dinh dưỡng, có độ pH 4,5 – 6. Sau đó tiến hành khai hoang dọn sạch san phẳng, rồi cày sâu 30 – 40cm, nếu chưa trồng kịp có thể gieo cây phân xanh để cải tạo và phủ đất.

2.2. Thiết kế đồi nương chè

Cần chú ý nguyên tắc bảo vệ đất chống xói mòn, đồng thời có tỷ lệ sử dụng đất trồng trọt cao. Nội dung thiết kế bao gồm:

– Xây dựng các hệ thống đường sá đi lại vận chuyển phù hợp.

– Xây dụng các hệ thống thủy lợi ở khu vực trồng chè: Mương rảnh, bể, hồ chứa nước.

– Xây dựng hàng chè theo đường đồng mức, có mật độ khoảng cách thích hợp, rồi đào rãnh sâu 40cm để trồng chè. Trước đó bón phân lót vào rãnh với lượng đủ: 20 – 30 tấn phân chuồng được ủ với 500 kg supe lân cho 1 ha. Có thể giữa các hàng chè gieo xen 1 hàng cây phân xanh: Muồng, cốt khí, các loại cây đậu đỗ, lạc,…

2.3. Gieo trồng chè

– Thời vụ:

Đối với hạt phải đợi vào thời gian quả chè chín, nguyên tắc là thu quả chè giống về phải trồng ngay, cho nên thời vụ trồng chè thích hợp nhất là tháng 10 – 11.

– Mật độ và khoảng cách trồng chè:

+ Mật độ trồng chè có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất nương chè, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: địa hình, giống, trình độ thâm canh. Nếu đồi chè có độ dốc lớn có thể bố trí khoảng cách hàng cách hàng 1,25m, nếu độ dốc vừa thì khoảng 1,5m, hoặc ở địa hình ít dốc và kết hợp với cơ giới thì khoảng cách cây thường 0,4m, nếu trồng bằng cành thì khoảng cách là 0,6m.

– Cách gieo: Gieo hạt trên mặt rãnh 5 – 6 hạt/hốc, nếu trồng cành thì 2 cây/ hốc, sau đó lấp đất 4 – 5cm. Nếu gặp hạn phải tưới đầy đủ ẩm cho hạt chóng nảy mầm.

3. Quản lý chăm sóc chè con

Giai đoạn này kể từ khi gieo hạt đến khi cây con có bộ khung tán nhất định làm cơ sở cho giai đoạn sau bước vào thời kỳ kinh doanh, vì vậy cần chú ý các khâu chăm sóc quan trọng:

3.1. Dăm chè mất khoảng

Nhằm đảm bảo nương chè đông đặc đồng đều làm cơ sở cho việc thâm canh tăng năng suất sau này. Cần kiểm tra tiến hành dặm kịp thời những cây bị chết. Có thể dặm bằng hạt hoặc cây con ở vườn ươm, phải chú ý chăm sóc tốt cây dặm.

3.2. Phòng trù cỏ dại

kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn chè

Thời kỳ này cây chè còn nhỏ, đất trống nhiều, tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển mạnh ảnh hưởng xấu đến cây chè. Các loại cỏ dại chính gồm:

– Nhóm cỏ 1 năm: Cỏ chỉ, rau rệu, bài ngài,.. Các loại cỏ này dễ tiêu diệt. Chúng có thể tự chết.

– Nhóm cỏ dại lâu năm: Sinh sản bằng thân ngầm, rễ củ, bảo tử như cỏ trứng ếch, cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ tế, cỏ bòng bong, dương xỉ, cây trinh nữ,…các loại này khó tiêu diệt, cần phải có nhiều biện pháp tích cực như: Làm thủ công bằng cày quốc xới nhiều lần trong năm, hoặc bằng các biện pháp khác như trồng xen phủ đất. Ngoài ra, có điều kiện thì dùng thuốc hóa học phun diệt trừ cỏ dại như: Simaxzin, Dalapon với lượng 6 -8 kg/ha,…

3.3. Trồng xen

Trong những năm đầu, cây chè chưa giao tán, khoảng đất trống giữa 2 hàng còn khá rộng. Để tận dụng đất đai, tăng thu nhập sản phẩm và có tác dụng cải tạo đất người ta có thể trồng xen giữu các hàng chè bằng những cây họ đậu như: Đậu xanh, đậu đen, đậu tương, lạc,… Ở phú Hộ đã có tập quán trồng  xen giống lạc Trạm Xuyên cho thu nhập tốt.

3.4. Bón phân thúc

– Mục đích bón phân lần này nhằm tạo điều kiện cho cây con phát triển nhanh, phát triển cành lá nhiều, tạo bộ khung tán rộng làm cơ sở nâng cao năng suất chè sau này. Ngoài ra còn làm cho bộ rễ ăn sâu, rộng hút được nhiều dinh dưỡng nuôi cây, tạo cho cây sớm thích nghi với điều kiện ngoại cảnh từ đầu.

– Quy trình bón phân của Bộ nông nghiệp quy định bón phân thúc cho chè con thể hiện như sau:

Tuổi chè

Loại Phân

Lượng Phân ( kg/ha)

Số lần bón

Thời gian bón

Phương pháp bón

1 tuổi

N

K2O

30

30

1

1

Tháng 6,7

Tháng 11

Trộn đều, bón sâu 6 – 8cm, lấp kín.

2 tuổi

Hữu cơ

P2O5

N

K2O

15.000 – 20.000

100

30

30

1

1

1

1

11-12

11-12

6-7

6-7

– Trộn đều, bón sâu 15cm, cách gốc 20 – 30cm

– Trộn đều, bón sâu 8cm, lấp đất

 

Tuổi 3

N

K2O

60

50

2

1

3 – 8

3

Trộn đều, bón sâu 8cm, lấp đất.

3.5. Đốn, hái tạo hình chè con

– Mục đích nhằm tạo cho cây chè có nhiều cành cơ bản to và khỏe, cành phân bố đều tạo thành bộ khung tán rộng, tăng diện tích bề mặt tán, tạo cho cây chè có độ cao vừa tầm người hái, hình dáng cân đối phát triển sau này.

– Về hình thức đốn: Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà có tiêu chuẩn và phương pháp bón khác nhau.

+ Ở Liên Xô khi cây chè 2 – 3 tuổi, có chiều cao cây trên 25cm thì đốn lần 1 cách mặt đất 10 – 12cm; lần 2 cách 30cm.

+ Ở Trung Quốc khi cây chè 1 tuổi, có 75% số cây cao trên 20cm thì tiến hành đốn lần 1 cách mặt đất 10 – 15cm, lần 2 cách 15 – 20cm.

+ Ở Việt Nam khi cây chè 1 – 2 tuổi, có chiều cao trên 50cm thì tiến hành đốn lần 1 cách mặt đất khoảng 12 – 15cm, đốn lần 2 cách 30 – 35cm, đốn lần 3: 40 – 45cm. Sau 3 lần đốn có thể đưa vào thời kỳ sản xuất kinh doanh.

– Song song với việc đốn trên người ta còn áp dụng biện pháp hái tạo hình như sau: + Chè 2 tuổi để lá nuôi cây là chính. Sau khi trồng được 18 tháng cây sinh trưởng mạnh có thể thu hái nhẹ vào 6 tháng cuối năm, hái những búp cao trên 50cm.

+ Chè 3 tuổi có thể hái những búp cao trên 60cm, hái đúng tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá, không tiến hành hái búp không đủ tiêu chuẩn.

+ Chè 4 tuổi: hái nuôi tán và sửa tán đúng kỹ thuật.

Ngoài ra người ta còn có kỹ thuật tạo hình cho cây chè con bằng cách uốm ghìm cành hay uốn cong thân để tạo tán cho cây chè phát triển tốt.

Nguồn: Giáo trình cây công nghiệp