Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam sành đạt chuẩn giúp cây sai quả

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam sành

Tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật giúp canh tác mỗi loại cây trồng có được hiệu quả cao, đạt năng suất tốt. Cây cam sành được trồng với mục chính là thu hoạch quả đáp ứng cho nhu cầu ăn uống của con người. Giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe giúp cam sành trở thành một trong những loại trái cây được tin tưởng, ưa chuộng chọn mua ngày càng nhiều. Biết về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam sành giúp quá trình áp trồng cam sành diễn ra thuận lợi, đạt kết quả như yêu cầu.

Thời vụ thích hợp trồng cam sành

Cây cam sành được đưa vào trồng thích hợp nhất là thời điểm cuối mùa khô, khi mùa mưa bắt đầu. Thời tiết mưa nhiều sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng bén rễ và thích nghi nhanh với đất trồng hơn nữa.

Bởi vậy, thời điểm trồng cam sành nên cân nhắc vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch. Thời điểm bắt đầu mùa mưa giúp cây có thể phát triển tốt, cho năng suất cao như yêu cầu.

Yêu cầu trước khi trồng cam sành

Chuẩn bị trước khi trồng cam sành

Mật độ khoảng cách trồng

Tuân thủ ở mật độ trồng chuẩn xác giúp cây cam sành có đủ không gian để lớn lên khỏe mạnh, phát triển nhanh chóng, đạt năng suất cao. Yêu cầu ở mật độ với loại cây này có những yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể chính là:

  • Khoảng cách trồng: 6x5m, hoặc 5x4m.
  • Yêu cầu kích thước hố trồng: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.

Yêu cầu làm đất

Tiến hành làm đất là công đoạn bắt buộc cần được thực hiện. Nhờ đó, việc canh tác loại cây trồng này mới diễn ra thuận lợi, có được sự chủ động và thuận lợi cần thiết. Thực tế thì cây cam sành có thể canh tác thích hợp trên nhiều loại đất, nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Đó có thể là Tây Nguyên tới trung du, vùng núi,…

Ưu tiên sử dụng đất pha thịt, ở tầng canh tác từ 0.5 – 1m với độ pH duy trì trong khoảng từ 5 – 6.5 là hợp lý. Bên cạnh đó, yêu cầu về lượng mưa ở vùng trồng cam sành cần đảm bảo từ 1000 – 2000mm/ năm.

Tiến hành trồng cam sành cần chú ý xới xáo cho tới đất, bón lót giúp tăng độ phì nhiêu cho đất. Đặc biệt, ở vùng đất trồng trũng thấp cần chú ý tới vệc đào mương, làm luống đầy đủ. Trong khi đó, đất trồng ở vùng cao cần thực hiện việc đánh bồn theo tiêu chuẩn để thuận lợi cho tưới nước, cũng như giữ nước vào mùa khô.

Chọn giống trồng cam sành phù hợp

Chọn giống cây cam sành để trồng ở bất kì vùng đất nào cũng có tiêu chuẩn riêng cần được tuân thủ. Tìm hiểu và xác định được cách chọn giống giúp chúng ta có được cây giống khỏe mạnh để canh tác thuận lợi.

Nhân giống cho cây cam sành hiện nay có hai phương pháp chính được áp dụng là ghép cành và chiết cành. Ưu điểm của cây giống chiết cành là nhanh chóng cho quả, tuy nhiên cây trồng sẽ có bộ rễ khá yếu, nhanh chóng bị gài cỗi. Trong khi đó, với giống cam sành ghép cành sẽ khỏe hơn, có tuổi thọ cao và bộ rễ khỏe mạnh song thời gian bắt đầu cho trái lâu hơn đáng kể.

Thực tế hiện nay cây giống cam sành gốc ghép được người trồng tin tưởng lựa chọn là chủ yếu. Lựa chọn đúng giống, đảm bảo cây giống có chiều cao tiêu chuẩn khoảng 60 – 80cm, xanh tốt, không có tình trạng vàng lá hay sâu bệnh được đánh giá cao. Chọn được giống cây khỏe mạnh giúp quá trình trồng cây có khả năng phát triển nhanh chóng hơn.

Kỹ thuật trồng cam sành tiêu chuẩn

Kỹ thuật trồng cam sành tiêu chuẩn

Kỹ thuật trồng cam sành không quá phức tạp mà người nông dân dễ dàng tìm hiểu và áp dụng. Tuân thủ đúng cách trồng cam sành cũng là yếu tố giúp cây có điều kiện phát triển ban đầu tốt hơn:

  • Việc đầu tiên cần làm chính là tiến hành đào hố có kích thước lớn hơn bầu đất. Hố khi đã được chuẩn bị lúc này đặt bầu xuống đất, sử dụng kéo hoặc dao để rạch túi đựng bầu. Bước này cần đảm bảo làm nhẹ tay tránh làm vỡ bầu, hay rạch vào rễ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây sau này.
  • Cây giống cần đảm bảo đặt bầu theo hướng thẳng đứng, sau đó tiến hành thao tác phủ một lớp đất lên trên, dùng chân chèn nhẹ ở xung quanh gốc đảm bảo chặt lại.
  • Sử dụng cọc cắm cố định để tránh cây bị đổ do mưa gió khi mới trồng, hay bị lung lay tác động tiêu cực tới bộ rễ.
  • Cây cam sành nếu được trồng vào mùa khô cần chú ý phủ một lớp rơm rạ, hoặc cỏ lên gốc giúp duy trì độ ẩm cần thiết.
  • Sau khi trồng cần tiến hành tưới nước ngay sau khi trồng. Sau đó, khoảng 3 – 5 ngày duy trì việc tưới nước 1 lần. Trong tháng đầu tiên cây mới trồng cần tiến hành tưới nước đều đặn, duy trì độ ẩm phù hợp để cây lên rễ mới.

Trồng cây cam sành ở giai đoạn đầu, khi cây còn nhỏ có thể kết hợp trồng xen canh với các cây họ đậu. Tăng thêm thu nhập, tăng thêm đạm hữu cơ cho đất, cũng tránh tình trạng cỏ dại mọc.

Tiêu chuẩn bón phân khi trồng cam sành

Tiêu chuẩn bón phân cho cây cam

Trồng bất kì loại cây trồng nào việc bón phân cũng là công đoạn quan trọng. Nó ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây trồng, tác động tới năng suất khi thu hoạch, cũng ảnh hưởng tới chất lượng quả. Bởi vậy, chú trọng tới bón phân đúng quy trình, đúng liều lượng là hết sức cần thiết khi trồng cam sành.

Bón lót

Đối với bón lót cho cây cam sành cần tiến hành khi làm đất. Việc bón lót giúp cải thiện hiệu quả độ phì nhiêu, độ tơi xốp cho đất trồng. Sử dụng phân hữu cơ 3 con gà, hoặc dùng phân hữu cơ Organic 1 với liều lượng thích hợp từ 1 – 3kg/ cây/ lần cho bón lót trồng cây cam sành.

Bón thúc

Thực hiện bón thúc cho cây cam sành cần tiến hành hàng năm khoảng 3 lần là hợp lý. Trong đó việc bón phân cần đảm bảo:

Yêu cầu đối với bón thúc cho cây cam sành cần được thực hiện đều đặn mỗi mùa vụ. Tiến hành bón theo vành mép tán sau khi đào rãnh độ sâu 20cm và độ rộng là 30cm. Phân bón cho vào rãnh, tiến hành lấp kín đất và ủ rơm nhằm duy trì việc giữ ẩm cần thiết. Ngoài phân bón thúc nên cân nhắc sử dụng thêm phân bón lá giúp kích thích cây phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.

Cách chăm sóc cam sành đạt năng suất cao

Cách chăm sóc cam sành đạt năng suất cao

Chăm sóc cây cam sành không quá phức tạp, cần tuân thủ để cây trồng có được điều kiện sinh trưởng tốt. Trong đó những yêu cầu chính, quan trọng trong chăm sóc loại cây trồng này chính là:

Làm cỏ

Hạn chế cỏ dại mọc bằng cách phủ phân xanh, cỏ, hay rơm rạ,… dưới gốc cây. Bên cạnh đó, cần chú ý tiến hành xới phá váng, xáo quả sạch,… ở xung quanh gốc để tránh cỏ dại có điều kiện để mọc lên.

Lưu ý vào thời điểm tháng 1 – 2, hoặc tháng 8 – 9 thực hiện các đợt làm cỏ toàn diện cho vườn trồng. Xới sạch toàn bộ diện tích trồng 2 – 3 lần mỗi năm duy trì được tình trạng sạch cỏ, thoáng đãng cho cây cam sành phát triển, cho trái.

Tưới nước

Tưới nước đầy đủ, đặc biệt là vào khoảng thời gian mùa khô. Với lượng nước đầy đủ, độ ẩm vừa phải giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Bên cạnh đó, chú ý tới tưới nước cần được quan tâm vào giai đoạn cây đang nuôi quả, hay khi quả sắp chín. Thường thì duy trì tần suất tưới nước từ 3 – 5 ngày/ lần là hợp lý.

Cắt tỉa tạo tán

Theo dõi để tiến hành cắt bỏ những cành mọc vượt, hay những chồi mọc từ gốc ghép hoàn toàn. Thường việc tiến hành cắt tỉa cành có thể bắt đầu sau khoảng 1 – 2 tháng khi cây bắt đầu bắt rễ và đâm chồi.

Hãm ngọn duy trì ở chiều cao khoảng 70 cm là hợp lý, đồng thời chỉ giữ lại từ 7 – 10 chồi cành khỏe nhất, phân bố đều quanh gốc ở thời điểm này. Yêu cầu các cành được lựa chọn không che khuất đi ánh sáng của nhau. Bên cạnh đó, khi cây trồng cam sành giai đoạn đã trưởng thành cần chú ý tới việc cắt bỏ những cành già, hay những cành bị gãy thường xuyên.

Trồng cây chắn gió

Nhờ vào việc trồng cây chắn gió là cách giúp giảm bớt hơi nước, cũng như hạn chế được cành gãy khi cọ sát với nhau. Tiêu chuẩn với hàng cây chắn gió cần được trồng vuông góc khi xác định với hướng gió chính thổi vào trong năm.

Đối với hàng cây chắn gió cần cách hàng cây cam sành đã trồng tối thiểu 5m. Lúc này, việc tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng của các cây trồng được duy trì tốt. Thoonmg thường, cây chắn gió khi trồng cam sành có thể là keo tai tượng, muồng đen, hay keo lá tràm,…

Lưu ý sau khi thu hoạch

Lưu ý sau khi thu hoạch

Sau mỗi vụ thu hoạch việc chăm sóc cây cam sành đúng cách, đúng tiêu chuẩn là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp cây trồng sớm phục hồi, có điều kiện lý tưởng để phát triển và sinh trưởng các mùa vụ tiếp theo. Trong đó những yêu cầu chính cần chú ý như:

  • Cam sành sau khi thu hoạch cần được chăm sóc, tiến hành vệ sinh, cắt tỉa kỹ càng và phòng trừ sâu bệnh hại toàn diện.
  • Tiến hành làm sạch cỏ dại ở vườn trồng, sau khoảng 25 – 30 ngày thu hoạch tải những cành bị héo, bệnh, hay cành tăm hương, mọc không đúng hướng,… hoàn toàn.
  • Thực hiện việc quét vôi vào phần gốc giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng cư trú của mầm bệnh trên cây cam sành.
  • Sử dụng các biện pháp tổng hợp hiệu quả để tạo điều kiện cho cây phát triển, cũng phòng bệnh tốt như diệt cỏ, bón phân đầy đủ, đúng liều lượng và đúng thời vụ, đúng kỹ thuật.

Kết luận

Trồng cam sành có những yêu cầu, những tiêu chuẩn nhất định cần tuân thủ. Qua đó, cây cam sành sẽ cho năng suất cao, cho trái chất lượng đáp ứng tốt cho nhu cầu của người dùng. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam sành để có được nguồn thu ổn định, lợi nhuận lớn hàng năm.