Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao

– Đất: cây thích hợp với nhiều loại đất như đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, nhưng thích hợp nhất vùng đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ, có khả năng giữ nước. Tuy nhiên nếu ở vùng đất kém màu mỡ nhưng người trồng có một biện pháp canh tác tốt sẽ giúp cây cho năng suất cao.

– Đặc tính: ca cao là cây công nghiệp lâu năm, tuổi thọ cây có thể lên đến 30 năm. Ở tháng thứ 12-14 cây sẽ ra hoa, kết trái và cho thu hoạch lần đầu ở tháng thứ 18. Sau đó sẽ cho năng suất ổn định từ 3-4 tấn/ha, cho năng suất cao nhất vào năm thứ 5 và duy trì đến 30 năm. Chính vì vậy giống là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất của cây. Qua nghiên cứu Viện KHKT NLN Tây Nguyên đã chọn được 5 cây đầu dòng là TC5, TC7, TC11, TC12 và TC13 thõa mãn những tiêu chí chọn lọc như: sinh trưởng tốt, năng suất trung bình cao, kháng bệnh thối quả tốt, các giống cây này cũng đã được Bộ NN & PTNT công nhận.

– Thời vụ trồng: trồng theo thời tiết thích hợp, tốt nhất vào đầu mùa mưa. Đất tốt ta trồng ở mật độ 3x3m, đất kém màu mỡ trồng 3×2,5m. Nên chuẩn bị hố trước khi trồng cây trước 2 tuần, kích thước hố 50x50x50cm.

Kỹ thuật trồng

– Trước khi trông vài ngày bà con nên tiến hành bón lót cho hố khoảng 10-15kg phân chuồng hoai, 0,5 kg vôi bột, 0,5 kg phân lân đồng thời kết hợp xử lý bằng thuốc.

– Khi trồng nên dùng rao sắc rạch bầu, tránh làm vỡ bầu, bà con nên lưu ý ca cao là cây không chịu được nước đọng nên khi trồng phải đặt bầu ngang mặt đất. Nên trồng xen vườn dừa, vườn cây ăn trái để cây tận dụng được ánh sáng tán xạ, vừa hạn chế được các yếu tố có hại. Sau khi trồng nên giữ đủ độ ẩm, tránh nước đọng, cây trồng được 1 tháng cần phun thuốc xung quanh hố và toàn bộ cây.

Bón phân:

– Ca cao là cây cần nhiều dinh dưỡng trong đó cao nhất là kali, sau là nhu cầu về trung, vi lượng. Nhu cầu dinh dưỡng cây tăng theo tuổi và năng suất.

– Những triệu chứng cho biết cây thiếu chất dinh dưỡng

·         Thiếu đạm: lá có màu xanh vàng hay xanh nõn chuối, nếu thiếu nặng có thể làm cây rụng lá, năng suất giảm. Tình trạng này thường xuất hiện ở những vùng đất kém màu mỡ và do không bón đủ đạm cho cây.

·         Thiếu lân: lá màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng, cành chết.

·         Thiếu kali: mép là màu vàng cam sau đó màu xám nâu và khô, rụng nhiều.

·         Thiếu magie: thịt lá bị vàng và lan ra gân chính của mép lá.

·         Thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính.

·         Thiếu kẽm: lá và chồi đầu cành không phát triển tốt, lá không nở lớn.

– Qui trình bón phân cho cây: ca cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung vi lượng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, nhu cầu phân bón tăng theo tuổi, năng suất, cây càng cao, nhu cầu về phân bón càng nhiều

·         Bón trong vườn ươm:

Bón lót: 2kg phân hữu cơ và 0,5kg compomix Đầu Trâu cho mỗi mét vuông liếp ương.

Bón thúc: hòa tan 20-30g phân NPK vào 10 lít nước tưới định kỳ 2-3 tuần/ lần. Phun phân bón lá Đầu Trau 007 định kỳ 7-10 ngày/lần.

·         Bón phân cho ca cao kiến thiết cơ bản:

Bón lót cho mỗi hố trồng từ 10-15kg phân hữu cơ và 0,3-0,5kg lân Đầu Trâu trước trồng 10-15 ngày.

Bón thúc: nên bón nhiều đạm, lân, ít kali và trung vi lượng, bón phân tùy theo độ tuổi: cây một năm tuổi: 0,2-0,3kg/cây, hai năm tuổi: 0,5-0,6kg/cây, ba năm tuổi 0,6-0,8kg/cây.

Lượng phân này chia làm 4 đợt: đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô. Cây nên tỉa bỏ những cành vượt, cành yếu, bỏ chồi nằm dưới mắt ghép (đối với ca cao trồng bằng mắt ghép) chỉ để 1-2 thân chính là đủ.

·         Bón phân cho cây ca cao kinh doanh: cây có nhu cầu kali cao, sau đó đến đạm, lân, trung vi lượng, lượng phân bón thay đổi tùy loại đất, tuổi, năng suất. Bón 1,5-2,5 kg Đầu Trâu ca cao cho cây/năm, chia làm 3 lần vào đầu, giữavaf cuối mùa mưa.

Do rễ cây ăn nông nên cần bón trong lớp đất mặt, rải phân theo đường chiếu vanh tán rồi vùi lấp để giảm bớt thất thoát do bay hơi, rửa trôi.

Phòng trừ sâu bệnh hại ca cao:

– Sâu hại: thường xuất hiện chủ yếu ở nhóm côn trùng chích hút thuộc 2 bộ cánh đều Hômptera và bộ cánh nữa Hemiptera, đây là nhóm sâu gây hại chính cho mọi thời kỳ sinh trưởng của cây.

– Sâu ăn lá: chủ yếu gây hại vào ban đêm, nếu bị loại sâu này tấn công vườn ca cao sẽ sơ xác trơ thân lá. Sâu thường gây hại ở những cây mới trồng hay trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Để phòng trừ bà con có thể dùng những loại thuốc như: Sherpa 25ND, Supracide 40EC, Polytrin 440 ND phun ở nồng độ 0,2-0,3%.

– Bọ xít muỗi (Helopeltis spp): thường gây hại ở chồi non hay lá non, gây ra những vết thâm đen. Lá bị bọ xít muỗi tấn công sẽ bị chết khô, trái thì nứt vỏ sau đó bị thối, trái non bị thâm héo và khô. Để phòng trừ bà con nên phun vào lúc sáng sớm hay chuieeuf tối băng thuốc Subatox 75EC, Polytrin 440ND với nồng độ 0,2-0,3%.