Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc chôm chôm hiệu quả cho năng suất cao
Mỗi loại cây khác nhau khi trồng có những yêu cầu, có những kỹ thuật riêng cần được đảm bảo. Tuân thủ đúng quy trình, đúng kỹ thuật giúp trồng, chăm sóc tốt để mỗi loại cây có thể phát triển toàn diện, phát triển nhanh chóng. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc chôm chôm giúp mỗi người có thêm kinh nghiệm, kiến thức để áp dụng cho quá trình trồng trọt của bản thân.
Mục Lục
I. Kỹ thuật trồng chôm chôm
Chôm chôm mang hương vị đặc trưng, được nhiều người yêu thích chọn mua. Vì thế, việc trồng chôm chôm trở thành lựa chọn đúng đắn, từ đó giúp làm ăn kinh tế của người nông dân được đảm bảo tốt. Đối với trồng loại cây này có những yêu cầu riêng về kỹ thuật cần đảm bảo:
Yêu cầu về khoảng cách
Duy trì khoảng cách thích hợp đảm bảo giúp chôm chôm có không gian để phát triển, cũng được cung cấp đầy đủ ánh sáng cần thiết. Trong đó thường thì khoảng cách tiêu chuẩn là 10 x 10m. Bên cạnh đó, đối với đất có độ phì thấp thì khoảng cách có thể là 8 x 8m hoặc 9 x 9m.
Yêu cầu về hố trồng
Chuẩn bị hố trồng đạt tiêu chuẩn giúp quá trình trồng chôm chôm được thực hiện tốt. Trong đó, những yêu cầu cơ bản cần được tuân thủ khi chuẩn bị hố trồng chính là:
- Kích thước tiêu chuẩn của hố trồng chôm chôm là 50 x 50 x 50cm.
- Khi tiến hành đào hố cần chú ý để riêng đất trên mặt ở một vị trí cụ thể.
- Bón 10 – 15kg phân chuồng ủ hoai, 200 – 300g Lân trộn với đất và thêm 50g Basudin 10H và 0,5 kg lấp đầy mặt hố.
Kỹ thuật trồng cây
Để trồng chôm chôm, chúng ta có thể thực hiện theo các bước đúng kỹ thuật trồng để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi, hiệu quả cao. Trong đó các bước chính cần thực hiện là:
- Đào một lỗ nhỏ ở giữa hố trồng, đảm bảo chiều sâu của lỗ lớn hơn chiều cao của túi cây giống từ 2 – 3cm.
- Cho một số loại thuốc diệt nấm như Dithane M-45, Mancozeb hay Ridomil,… để phun xịt vào hố trước khi trồng, liều lượng tuân thủ theo yêu cầu.
- Dùng dao rạch để bóc túi bao quanh bầu đất của cây chôm chom, cắt bỏ các rễ cái sau đó đặt vào hố trồng.
- Quá trình lấp đất cần chú ý ém chặt đất ở xung quanh để cây con được cố định, tránh nguy cơ bị gió làm lung lay gốc, tuyệt đối không trồng âm làm lấp khu vực thân cây.
- Tiến hành làm bồn có đường kính khoảng 1 – 1.2m cho cây chôm chôm để hạn chế nước chảy ra ngoài khi tưới.
- Cắm cọc, buộc cành vào cọc để tránh gió lay gốc sau khi trồng. Ngoài ra, dùng tàu dừa để che nắng theo chiều từ hướng Đông và hướng Tây nhằm bảo vệ cây chôm chôm tốt nhất.
- Thời gian đầu có thể trồng một số loại rau ở dưới gốc cây giữ ẩm, đồng thời cũng tránh để cỏ dại mọc um tùm.
II. Cách chăm sóc chôm chôm
Chăm sóc cây chôm chôm sau khi trồng có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Việc tuân thủ đầy đủ, đúng cách là vô cùng quan trọng bởi nó đảm bảo tránh những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra. Chăm sóc đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh mẽ, khỏe mạnh.
Tưới nước
Việc tưới nước cho cây chôm chôm cần chú ý thực hiện ngay sau khi trồng cây. Thường thì thời điểm lý tưởng để trồng loại cây này là đầu mùa mưa. Việc tưới nước thường xuyên không cần thực hiện hạn chế hao tốn thời gian và công sức trở nên dễ dàng.
Đối với những cây trồng trong mùa khô cần tiến hành tưới thường xuyên, đặc biệt là trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, cần chú ý để tránh nguy cơ ngập úng, tình trạng đóng váng có khả năng xảy ra. Đồng thời, việc tưới nước quá nhiều còn khiến rễ bị thoái hóa. Cân đối thời gian, liều lượng nước cần tưới là điều mà mỗi người nên chú ý.
Cắt tỉa cành
Tùy từng thời điểm, từng giai đoạn mà việc cắt tỉa cành cho chôm chôm có những lưu ý, những yêu cầu riêng. Trong đó, những kỹ thuật cơ bản cần được tuân thủ cho tỉa cành là:
- Sau khi trồng nên tiến hành cắt ngọn ở độ cao khoảng 60 – 70cm để việc mọc ra cành mới từ gốc và thân được dễ dàng. Nó đảm bảo chúng ta sẽ có được những cảnh khỏe mạnh, mập mạp phát triển.
- Yêu cầu đối với cành của cây chôm chôm cần có từ 4 – 5 cành mọc đều quanh thân, trong đó cành thấp nhất cần ở vị trí cách gốc từ 70cm trở lên.
- Khi các cành để lại đã mọc dài thì lúc này chú ý cắt ngọn, chỉ để lại chiều dài từ 30 – 40cm được tính từ vị trí chạc lên.
- Thực hiện tỉa cành cho chôm chôm cần được thực hiện đều đặn, thường xuyên trong 18 tháng đầu tiên sau khi trồng. Sau đó việc cắt tỉa gần như không cần thực hiện, chúng ta chỉ làm công việc này khi trên cây xuất hiện những cành sâu bệnh, mọc chồng chéo, hay bị cong queo mà thôi.
Bón phân cho chôm chôm
Bón phân chôm chôm năm đầu tiên
Sau khi cây được trồng thì thời gian bón phân cần duy trì từ 1 – 1.5 tháng/ lần. Bón NPK 15-15-15+TE với lượng 0,1 – 0,3 kg/cây/ần có bổ sung trung vi lượng nhằm cung cấp đủ dưỡng chất, chất vi lượng cần thiết khi bộ rễ của cây chưa bén đất đạt kết quả như ý.
Đối với các loại phân NPK chuyên dùng nên tiến hành pha loãng, dùng bình vòi sen tưới quanh khu vực gốc với lượng 1kg/200 lít. Hoặc chúng ta có thể rải đều phân xung quanh gốc, phủ lên một lớp đất mỏng để lượng phân này thẩm thấu từ từ. Sau mỗi lần rải hoặc tưới phân nên chú ý cách xa phần gốc từ 5 – 10cm sẽ giúp bộ rễ có thể phát triển và vươn xa hơn, tạo điều kiện để cây phát triển tốt hơn, chắc chắn hơn.
Bón phân chôm chôm năm thứ hai
Loại phân bón cần sử dụng cho từng gốc là NPK Humax rong biển đầu vụ, chúng ta tiến hành chia thành 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
Bón phân chôm chôm năm thứ ba
Ở thời điểm này thì loại phân bón và liều lượng cụ thể cần tăng hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, có thể bón NPK Hà Lan 20-20-15+TE trước khi ra hoa, và bón Humax rong biển cuối vụ cho giai đoạn sau đậu quả.
Bón phân chôm chôm năm thứ tư
Lượng phân bón ở thời điểm này sẽ tăng lên khoảng 0.5 – 1kg/ gốc với tỉ lệ được giữ nguyên. Với lượng phân bón này chúng ta chia cụ thể thành 4 lần:
Ở thời điểm những năm tiếp theo để đảm bảo cây khỏe mạnh, ra quả ổn định với năng suất cao thì lượng NPK cần tăng lên khoảng 2 – 3kg/ gốc cùng với đó là 10 – 30 kg phân chuồng. Tuân thủ đúng liều lượng, sử dụng phân bón cây ăn quả mỗi năm để chôm chôm cho quả ngon, đều, năng suất cao.
Chăm sóc giúp cây ra hoa
Việc chăm sóc đúng cách là yêu cầu quan trọng giúp cây ra hoa tốt, đậu quả cao. Để làm được điều đó có những kỹ thuật riêng cần tuân thủ. Trước tiên việc tỉa bỏ các phát hoa đã cho trái ở mùa trước là việc cần chú ý thực hiện. Ngoài ra, các cành khô, chồi vượt cũng cần được loại bỏ. Có kết hợp với bón phân hữu cơ, phân hóa học sẽ giúp cây phục hồi nhanh hơn.
Ở giai đoạn đợt đọt thứ hai đã già hoàn toàn thì lúc này xiết nước làm bông, xiết nước cho tới khi lá đã hơi héo và chú ý quan sát mầm đỉnh co lại như đầu que diêm thì bắt đầu tưới giữ nước. Yêu cầu lượng nước cần bằng 2/3 so với lượng thông thường, để khoảng 4 – 6 ngày giúp chúng ta có thể theo dõi được mầm đỉnh.
Sau khi mầm đỉnh đã xò era theo dạng đường thắng, có cánh lá ngắn thì tưới sẽ giúp hoa chôm chôm phát ra. Nếu mầm đỉnh xòe là to và tươi tốt thì tưới sẽ cho ra lá non. Ở trường hợp này cần dừng tưới và theo dõi từ 7 – 10 ngày cho tới khi thấy hoa lộ rõ mới tiếp tục tưới. Đặc biệt, nếu đã ra lá non chỉ cần dừng khoảng 10 – 15 ngày thì lá non rụng thì tưới sẽ cho ra hoa.
Ở thời điểm mà hoa đã rõ cần tiến hành tưới nước liên tục, đều đặn để cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cây. Chúng ta có thể sử dụng rơm rạ ủ để giảm độ ẩm trên mặt bồn song đem tới khả năng giữ ẩm cho cây tốt nhất.
Bên cạnh đó, để chăm sóc cho cây ra hoa hiệu quả thì chú ý tới bón phân cũng là điều cần được quan tâm. Bón phân qua đường gốc với Basfoliar hoặc canxi-nitrat giúp bổ sung đạm, canxi cũng như vi lượng được thực hiện tốt. Tiến hành phun 2 – 3 lần, trong đó mỗi lần yêu cầu cách nhau khoảng 15 ngày là thích hợp.
Trừ sâu bệnh hại cho cây chôm chôm
Chăm sóc cây chôm chôm có nhiều kiến thức chuyên môn đòi hỏi chúng ta phải nằm bắt chi tiết, đầy đủ và chuẩn xác. Chính việc có thể chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó thì chú ý trừ sâu bệnh hại thường xuyên, đúng cách là điều cần được tuân thủ. Chú ý tới phòng trừ sâu bệnh hại giúp chôm chôm phát triển tốt.
Bệnh đốm mốc
Nguyên nhân của bệnh đốm mốc cây chôm chôm thường xuất hiện do một loại nấm có tên Meliola commixta gây ra. Lúc này, chúng ta sử dụng thuốc gốc đồng, hoặc phun bột lưu huỳnh với nồng độ tiêu chuẩn là 20g/bình 8 lít sẽ giúp vấn đề của cây sớm được loại bỏ.
Bệnh đốm bồ hóng
Bệnh đốm bồ hóng thường xuất hiện ở mặt dưới của lá chôm chôm. Đặc điểm nhận dáng là vết đốm có hình tròn, viền không đều kích thước từ khoảng 1 – 3cm và có màu đen. Bề mặt đốm trên lá thường sẽ hơi sần sùi do có bồ hóng phát triển ở trên đó. Một lá có thể sẽ có nhiều đốm bồ hóng song nó sẽ phát triển không đều nhau.
Đối với loại bệnh này thì việc xử lý chúng ta cần dùng thuốc gốc đồng, hoặc bột lưu huỳnh có nồng độ là 20g/bình 8 lít để xử lý hoàn toàn.
Bệnh khô cháy hóa
Đối với bệnh khô cháy hóa ở chôm chôm thường sẽ xuất hiện do nấm Oidium sp gây ra. Khi cây mắc bệnh chúng ta sử dụng thuốc gốc đồng điều trị.
Bệnh rệp sáp
Ấu trúng rệp sáp nhỏ với kích thước chỉ 1mm có màu hồng, có chân với khả năng di chuyển dễ dàng. Rệp sáp khi đã trưởng thành sẽ không di chyển, cơ thể bên ngoài sẽ được bao bọc bởi một lớp sáp có màu trắng. Những cây chôm chôm bị rệp sáp sẽ khiến trái phát triển kém, râu trái chôm chôm ngắn ảnh hưởng tới giá trị thương phẩm đáng kể. Không chỉ vậy, nó còn có khả năng tiết ra chất mật đường tạo cơ hội cho nấm bồ hóng xuất hiện và phát triển.
Đối với bệnh rệp sáp ở cây chôm chôm thì thu hái trái hư hỏng nặng là việc bắt buộc phải làm. Bên cạnh đó, chúng ta dùng một số loại thuốc diệt rệp sáp khác để sử dụng.
Bệnh phấn trắng
Nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng khi xuất hiện thường do nấm Phyllostista hoặc Pestalotia gây nên. Nó tác động lên hoa, trái ở những nơi có đốm phấn màu trắng xám hoặc màu đen. Nấm sẽ tấn công lên các trái non, thậm chí là các trái đã lớn với lớp phấn trắng bao phủ, sau đó phần chóp gai của trái sẽ dần chuyển sang màu đen, lan dần lên cả trái.
Đối với bệnh phấn trắng khi xuất hiện khiến trái kém phát triển, cơm nhỏ hoặc bị lép. Bởi thế, việc điều trị ngay khi vấn đề xuất hiện vô cùng quan trọng. Sử dụng bột lưu huỳnh (0,2%) hoặc các loại thuốc khác theo đúng nồng độ mà nhà sản xuất khuyến cáo cần được thực hiện sớm.
Sâu đục trái
Tránh sâu bệnh giúp tạo nên chôm chôm thương phẩm chất lượng. Thời điểm xuất hiện sâu đục trái thường là vào giai đoạn mà trái chôm chôm trưởng thành, đã chín. Ấu trùng xuất hiện sẽ đục và ăn phần thịt, hoặc vỏ hạt tạo nên những đường hầm bên trong, thậm chí có thể đục cả vào trong hạt.
Vì thế, điều cần chú ý là thu hoạch chôm chôm sớm khi vừa chín, tránh để quá lâu không cần thiết trên cây. Ngoài ra, việc bao lại bằng nilong có đục lỗ cũng là giải pháp có thể cân nhắc.
Kết
Có kỹ thuật trồng và cách chăm sóc chôm chôm là cách giúp chúng ta có thể trồng trọt hiệu quả, đem tới năng suất cao và giá trị kinh tế tốt. Tìm hiểu để có những kiến thức hữu ích giúp quá trình trồng chôm chôm thương phẩm diễn ra thuận lợi, có được khoản thu tốt cho chính mình.