Kỹ thuật trồng ớt

KỸ THUẬT TRỒNG ỚT

1. Chọn giống:

– Giống Hiểm lai 207, số 1 và 131, Tên lửa: Giống cho trái chỉ thiên, dài 2-5 cm, trái rất cay và thơm, năng suất 2-3 kg trái/ cây, chống chịu bệnh thán thư khá.

– Giống TN 16: cho thu hoạch 70-75 ngày sau khi gieo, trái chỉ thiên khi chín đỏ tươi, rất cay, dài 4-5 cm, đường kính 0,5-0,6 cm, trọng lượng trung bình 3-4g/trái, đậu nhiều trái và chống chịu khá với bệnh thối trái, sinh trưởng tốt quanh năm.

– Giống Sừng vàng Châu Phi: Bắt đầu thu hoạch 105 ngày sau khi gieo, trái to, dài 12-13 cm đường kính trái 1,2-1,4 cm, trọng lượng trung bình trái 15-16 g, dạng trái chỉ địa, trái chín đỏ, đẹp, cứng, rất cay, mùi thơm, ít rụng trái non, năng suất trung bình 3-4 tấn/ 1000m2.

2. Thời vụ

– Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên mùa nắng tốt hơn mùa mưa.

– Vụ sớm: Gieo tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12-1dl và kéo dài đến tháng 4-5 năm sau. Vụ này ớt trồng trên bờ đất bờ liếp cao không ngập nước vào mùa mưa. Ớt trồng mùa mưa đỡ công tưới, thu hoạch trong mùa khô dễ bảo quản, chế biến và thời gian thu hoạch dài.

– Vụ chính (Đông Xuân): Gieo tháng 10-11, trồng tháng 11-12, bắt đầu thu hoạch tháng 2-3 dl. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, trồng tháng 5-6 thu hoạch 8-9 dl. Mùa này cần trồng trên đất thoát nước tốt để tránh úng ngập và chọn giống kháng bệnh thán thư.

3. Chuẩn bị đất

– Chọn đất cao, thoát nước tốt. Cuốc đất, bón vôi, lên liếp rộng 1,0-1,2 m, mùa nắng cao 20 cm, lối đi 0,5 m, mùa mưa liếp cao hơn, dạng mui ghe vì ớt chịu úng kém, giữa liếp cao hai bên thấp dần. Bón phân lót, xới trộn đều, mặt liếp phải làm bằng phẳng để rễ dễ phát triển và màng phủ lâu hư.

– Rảy phân lót: nên bón lót lượng phân khá nhiều vì màng phủ hạn chế mất phân và không bị cỏ dại cạnh tranh. Có thể giảm bớt 30% lượng phân so với không dùng màng phủ.

– Đậy màng phủ: Tưới thật đẫm nước khi đậy màng phủ, trên 1000 m2 dùng 1,5-2 cuộn màng phủ, chiều dài mỗi cuộn 400m, khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống. Nếu liếp trồng một hàng dùng màng phủ  khổ rộng 1,0-1,2 m, liếp trồng 2 hàng dùng màng phủ khổ 1,2-1,6 m, nên phủ kín chân liếp thì hiệu quả càng cao, dùng que ghim mé màng phủ tránh gió tốc.

4. Gieo trồng

a. Chuẩn bị cây con

– Lượng hạt giống đủ gieo cho 1000m2 từ 15-25 g (150-160 hạt/g). Giá thể ươm cây con gồm mụn xơ dừa + tro trấu + phân chuồng hoai + 10kg super lân, trộn đều cho nước đủ ẩm.

– Dùng khay ươm lắp đầy giá thể, gieo hạt thẳng vào khay. Cây con đặt trên giàn cách mặt đất 0,5-1 m, đổ lên trên một lớp tro dày 5-10 cm để dễ chăm sóc và ngăn ngừa côn trùng hoặc gia súc phá hại cây con.

– Hạt ớt thường nảy mầm chậm 6-10 ngày sau khi gieo, cây con cấy vào lúc 25-35 ngày tuổi.

   

b. Trồng cây:

– Khoảng cách trồng thay đổi tùy thời gian dự định thu hoạch trái, nếu ăn trái nhanh (4-5 tháng sau khi trồng) nên trồng dày, khoảng cách trồng 50 x (30-50) cm, mật độ 3000-4000 cây/ 1000m2, nếu muốn thu hoạch lâu nên trồng thưa 70 x (50-60) cm, mật độ 2000-2500 cây/ 1000m2.

– Trồng buổi chiều mát, nhẹ nhàng để tránh vỡ đất xung quanh rễ, lắp đất vừa ngang miệng bầu đất, rãi thuốc có mùi hôi ngay lỗ trồng nhằm tránh dế hay sâu ăn tạp hại cây con

c. Chăm sóc

Bón phân: Loại lượng và thời kỳ phân bón có thể gia giảm tùy sự sinh trưởng cây ớt với lượng phân nguyên chất khuyến cáo cho 1ha là 220,3 kg N – 180 kg P2O5 – 240 kg K2O.

Bảng: Loại, lượng và thời kỳ bón phân cho cây ớt (kg/ha)

Loại phân

Tổng số

Bón lót

Các giai đoạn bón thúc

20-25 NSKT

55-60 NSKT

80-85 NSKT

100-110 NSKT

Vôi bột

1500

1500

 

 

 

Phân hữu cơ vi sinh

2000

2000

 

 

 

NPK (20-20-15)

900

300

150

150

200

100

KCl

175

35

52,5

52.5

35

Calcium nitrate

135

27

40,5

40,5

27

Canxi Bo

 

Chia làm nhiều lần phun

Ghi chú: NSKT: ngày sau khi trồng

– Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân mỗi lần một bên hàng ớt hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc ớt.

– Phun bổ sung phân bón lá: Canxi Bo (50ml/ bình 25 lít) định kỳ khoảng 10 ngày/ lần để hạn chế thối chóp đuôi trái do tiếu canxi.

d. Tươi nước: Ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu trồng trên nền đất lúa thì tưới thấm là phương pháp hiệu quả nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/ lần, mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để ứ đọng lâu.

e. Làm giàn: Giàn giữ cho cây đứng vững, cành lá và trái không chạm đất, hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng suất, giúp kéo dài thời gian thu trái. Giai đoạn cây ớt khoảng 40-45 ngày tuổi dùng cọc cắm dọc theo hàng ớt khoảng 3 m/cọc, sau đó dùng dây gân căng dọc theo hàng ớt.

f. Tỉa nhánh: Thông thường các cành nhánh dưới điểm phân cành (chán ba) đều được tỉa bỏ cho gốc thông thoáng, các lá dưới cũng tỉa bỏ để ớt phân tán rộng.

5. Phòng trị sâu bệnh

– Bọ trĩ, rầy phấn trắng, rầy mềm, sâu đục trái …. phun VDC PENALDUC 145EC và  ruồi đục trái, sâu đục trái phun Vua sâu

      
 

– Bệnh do vi khuẩn : đốm lá vi khuẩn, bệnh héo xanh phun Pyramos 40SL ( 35 – 40ml cho 1 bình 25 lít).

– Bệnh do nấm: bệnh thán thư, bệnh héo vàng, bệnh phấn trắng phun BioRosamil 72WG (75 g/ bình 25 lít), Unizebando 800WP (75 g/ bình 25 lít), Amity top 500SC  (15 – 25 ml/bình 25 lít), Avinduc 50SC (50ml/ bình 25 lít)

           

6. Thu hoạch

Thu hoach khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt nhẹ nhàng cả cuống trái mà không làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch khoảng 35-40 ngày sau khi trổ hoa (khoảng 85 ngày sau khi gieo đối với ớt hiểm và 100-110 ngày sau khi gieo đối với ớt sừng), ở các lứa rộ thu hoạch thường cách 3-5 ngày thu 1 lần.

 

Công ty cố phần BVTV Delta