Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Cho Các tỉnh phía Nam
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ LAI
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
Địa chỉ liên hệ: Hưng Thịnh – Trảng Bom – Đồng Nai
Điện thoai: 0613 868402
1. Phạm vi áp dụng
Các tỉnh miền Nam
2. Yêu cầu về đất trồng và giống
2.1 Đất trồng
Đất trồng ngô phải cao ráo và thoát nước tốt trong mùa mưa (vụ Hè Thu và Thu Đông), có khả năng tưới đủ ẩm trong mùa khô (vụ Đông Xuân). Đất nên được trồng luân xen canh với các loại cây trồng khác, tốt nhất là luân và xen canh với cây họ đậu (đậu xanh, đậu tương và đậu phộng).
Đất trồng cần được dọn sạch tàn dư thực vật và cỏ dại của vụ trước, vì nó là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tồn tại và phát triển trong vụ tới.
2.2 Giống
Chọn các giống ngô lai F1 được khuyến cáo phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương, có năng suất cao, chống chịu sâu, bệnh hại tốt.
Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường hay bị hạn giữa vụ, vụ Thu Đông mưa thường kết thúc sớm gây hạn cuối vụ. Do vậy nên lựa chọn nhóm giống ngô lai F1 có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 98 ngày) và chống chịu hạn tốt.
3. Kỹ thuật canh tác
3.1 Thời vụ
Tùy từng vùng, điều kiện thời tiết khí hậu từng năm mà xác định thời điểm gieo hạt thích hợp. Thường vụ Hè Thu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên gieo vào tháng 4-5 dương lịch, vụ Thu Đông gieo vào tháng 8-9 dương lịch hàng năm.
3.2 Làm đất
Vụ Hè Thu cần được cày, bừa hoặc phay cho tơi xốp và thoáng khí nhằm tạo điều kiện cho hạt nảy mầm và cây con sinh trưởng phát triển nhanh. Vụ Thu Đông có thể áp dụng phương áp làm đất tối thiểu hoặc không làm đất .
Phân lô, rạch hàng, làm mương tưới hoặc tiêu nước để thoát úng. Ruộng cần được phân lô tùy theo địa hình và diện tích nhằm dễ chăm sóc và đi lại, ruộng cần được rạch hàng trước khi gieo. Tùy theo địa hình mà chọn hướng rạch hàng, nên chọn hướng Đông – Tây. Vụ Hè Thu và Thu Đông trồng thưa, vụ Đông xuân trồng dày hơn.
3.3 Gieo trồng
+ Lượng hạt giống cho 1ha : 16-17 kg cho vụ Hè Thu và Thu Đông; 20 kg cho vụ Đông Xuân.
+ Mật độ vụ Hè thu và Thu Đông : 66.000 – 71.000cây/ha
– Khoảng cách giữa các hàng : 50 – 60 cm
– Khoảng cách giữa các hốc : 25 – 30 cm/1cây
+ Vụ Đông Xuân trồng mật độ : 80.000- 90.000 cây/ha
– Khoảng cách trồng (1) : 50 x 25 cm/1 cây (80.000 cây/ha)
– Khoảng cách trồng (2) : 50 x 22 cm/1 cây (90.000 cây/ha)
3.4 Dặm và tỉa cây
Trồng dặm và tỉa định cây: Trồng dặm bằng cách làm bầu đất hoặc ngâm ủ cho hạt nứt mầm và dặm sớm ngay sau 6-8 ngày sau gieo. Việc tỉa định cây khi gieo mật độ dày cần phải tỉa ngay sau mọc 10- 12 ngày.
3.5 Phân bón (ha)
+ Phân chuồng: 8-10 m3 (8-10 tấn) hoặc 2 tấn phân hữu cơ vi sinh.
+ Vôi bột : 300-500 kg
+ Phân vô cơ : 180 – 210 kg N+ 80 kg P2O5 + 80 – 100 kg K2O/ha.
Tương đương :
– Urê : 320 – 450 kg;
– Super lân: 500 kg (hoặc 150- 200 kg DAP);
– Kali (KCl) : 130- 170 kg;
Hoặc bón từ 600 -900 kg phân hỗn hợp NPK 16-16-8-13S
3.6 Cách bón phân:
+ Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, hoặc DAP. Nếu sử dụng phân NPK thì bón 200 kg/ha trước khi gieo hạt (trộn đều với đất trong rảnh). Tránh tình trạng khi gieo, hạt tiếp xúc với phân làm hư thối hạt giống.
+ Bón thúc: Chia làm 3 lần
– Lần 1: Giai đoạn 3 – 4 lá (10 – 12 ngày sau gieo) bón 1/3 Urê hoặc 200-300 kg NPK 16-16-8, kết hợp với làm cỏ phá váng cho ruộng ngô.
– Lần 2: Giai đoạn 8 -10 lá (24-26 NSG) bón 1/3 Urê + 1/2 Kali kết hợp làm cỏ vun gốc.
– Lần 3: Giai đoạn trước trổ cờ (45 – 50 NSG) bón 1/3 Urê + 1/2 Kali còn lại.
3.7 Làm cỏ
+ Làm cỏ bằng tay: – Làm cỏ lần 1 vào giai đoạn 10- 12 ngày sau gieo, xới xáo, vun gốc nhẹ kết hợp bón và lấp phân lần 1;
– Làm cỏ lần 2: vào giai đoạn 24-26 ngày sau gieo kết hợp làm cỏ vun gốc và lấp phân bón bón thúc lần 2;
– Làm cỏ lần 3: vào giai đoạn 50-60 ngày, khi ruộng ngô có nhiều cỏ, có thể nhổ bằng tay hoặc cuốc, tránh làm tổn thương rễ ngô.
+ Sử dụng thuốc hóa học: Ngay sau khi gieo, đất đủ ẩm dùng Dual 72 EC; Maizin 80WP liều lượng 1,5 – 2 kg, pha với 400 lít nước phun cho 1 ha. (lưu ý: lấp hạt giống kỹ).
+ Sử dụng thuốc hóa học lần thứ 2 khi ngô được 45-60 ngày sau gieo, dùng thuốc Gamaxol, xịt theo hàng, tránh thuốc dính vào gốc, lá ngô.
3.8 Che tủ: Có tác dụng hạn chế rửa trôi, xói mòn đất, giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại, cung cấp chất hữu cơ cho đất, cải tạo và làm đất tơi xốp hơn, làm tăng năng suất cây trồng từ 25- 35% so với không tủ. Các loại vật liệu che tủ cho ruộng ngô: tận dụng rơm rạ, cỏ khô, thân cây ngô đã thu hoạch, vỏ trái cà phê…
3.9 Tưới và tiêu nước
+ Tưới nước: nếu đất không đủ ẩm cần phải tưới nước, có thể tưới theo hàng, tưới rảnh hoặc tưới phun mưa. Có 3 giai đoạn cần thiết phải tưới: sau khi gieo hạt, trước và sau khi trổ cờ 15 ngày.
+ Tiêu nước: Cây ngô rất cần nước nhưng rất sợ úng. Do vậy cần tiêu thoát nước tốt, nhất thiết không để bị ngập úng.
3.10 Phòng trừ sâu bệnh
3.10.1 Sâu hại:
Xử lý đất bằng Vibasu hoặc Furadan 3H để trừ sâu xám, côn trùng gây hại hạt và cây con. Phòng trừ sâu đục thân bằng cách rắc Furadan hoặc Vibasu lên loa kèn (lá ngọn) cây ngô từ 4 – 6 hạt giai đoạn 30 – 40 ngày sau gieo.
3.10.2 Bệnh hại:
Phòng trừ các bệnh khô vằn, cháy lá và thối gốc bằng các loại thuốc Validacin, Anvil hoặc New Kasuran BTN ở giai đoạn sau gieo từ 20- 45 ngày.
4. Luân xen canh
Trồng ngô luân xen với các loại đậu như: đậu tương, đậu xanh và lạc. Trồng 2 hàng ngô xen với 6-8 hàng đậu.
5. Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch khi trái trên ruộng đã chín hoàn toàn, ẩm độ hạt 28-32% (vỏ bi từ vàng chuyển sang khô). Ủ trái thành từng đống lớn 2-3 ngày, dùng máy đánh tách hạt. Phơi hoặc sấy đến khi ẩm độ hạt còn 14-15% .
Bảo quản: Sau khi phơi, sấy, hạt đã khô ẩm độ còn 14-15%. Nếu bảo quản để lâu cần tồn trữ trong lu, bao kín hoặc kho kín có xử lý thuốc trừ mọt.
Lưu ý:
– Bón lót phân chuồng, phân lân hoặc DAP rất cần thiết, nhất là ở vụ Thu Đông; Không nên trồng ngô trên đất úng và có nguy cơ ngập nước trong mùa mưa. cần thoát úng, lên liếp và bón thêm vôi, lân đối với những chân đất thấp, đất phèn.
– Hạt giống ngô lai đã được tẩm thuốc chống sâu mọt và phòng chống bệnh, do vậy tuyệt đối không dùng hạt giống làm thức ăn cho người và gia súc, cần cất giữ cẩn thận, tránh xa tầm với của trẻ em.
– Không lấy hạt ngô đã thu hoạch trên đồng ruộng làm giống. Làm như thế không những năng suất hạt giảm (năng suất giảm 30-50% so với giống lai F1) mà độ đồng đều của cây, trái sẽ rất thấp.
Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Cho Các tỉnh phía Nam
Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Cho Các tỉnh phía Nam
10
/
10
–
3341
phiếu bầu
quay lại
In
Số lần xem: 51179
Số lần xem:
Tin tức liên quan
-
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp còn nhiều khó khăn (Bài 1)
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp còn nhiều khó khăn (Bài 1)
Trong nhiều năm qua, khoa học công nghệ đã được ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất vẫn còn nửa vời.
Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN
Trong khi, đòi hỏi của ngành sản xuất nông nghiệp là phải đưa ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các khâu từ sản xuất giống đến chế biến, xuất khẩu. Vậy cơ chế, chính sách nào nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả trong nông nghiệp là câu hỏi luôn được đặt ra.
-
Những nguyên nhân dẫn tới ngô không có hạt.
Những nguyên nhân dẫn tới ngô không có hạt.
Gần đây nhất vụ ngô đông 2016 tại Nghệ An hiện tượng này diễn ra trên hầu hết giống ngô trung ngày (NNVN số 239 đã phản ánh). Qua tìm hiểu thực tế, người dân xuống giống chủ yếu đầu tháng 9, nên các giống trung ngày sẽ trỗ cờ sau khoảng 55 – 65 ngày, rơi vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, đúng thởi điểm ảnh hưởng của không khí lạnh gây ra mưa lớn kéo dài từ Nghệ An đến Khánh Hòa, gây ngập lụt nhiều nơi từ 31/10 – 5/11. Không chỉ giai đoạn trỗ cờ phun râu cây ngô gặp điều kiện thời tiết bất lợi mà giai đoạn cây ngô 3 – 6 lá, tức khoảng 14 – 20/9 cũng gặp điều kiện thời tiết bất lợi, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, tại Nghệ An mưa rất to từ 9 – 16/9, gây thiệt hại 748 tỷ đồng trong đó có 5.400ha ngô đông. Tiếp theo đó do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp không khí lạnh, đêm 12/10, các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế trở ra Nghệ An có mưa rất to, lại tiếp tục gây ngập lụt trên diện rộng.
-
Tín hiệu tốt cho đậu tương ở Tây Nguyên
Tín hiệu tốt cho đậu tương ở Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng đất sản xuất đậu tương (đậu nành) có truyền thống, đặc biệt là 2 tỉnh Đăk Nông và Đăk Lăk.
Cũng như các vùng sinh thái khác, diện tích đậu tương của Tây Nguyên cũng bị giảm, tuy nhiên so với tình trạng chung thì vùng này bị giảm ít so với các vùng khác. So với năm 2005, thời điểm đậu tương phát triển nhiều nhất tại Tây Nguyên thì đến nay diện tích bị giảm gần 17 ngàn ha. Tại Đăk Nông, Cty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Tất Thắng cũng đang xây dựng vùng nguyên liệu tại huyện Cư Zút, vùng sản xuất đậu tương có truyền thống để sản xuất đậu tương sấy và tạo vùng nguyên liệu lâu dài cho Vinasoy.
Từ trái qua phải: Th.S Nguyễn Văn Chương, Viện KHKT nông nghiệp miền Nam; ông Phạm Tất Thắng, GĐ Cty Tất Thắng; ông Hồ Sơn, Trưởng phòng NN-PTNT Cư Zút và ông Ngô Nhân, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk
-
Hội thảo Quốc tế Phát triển sắn bền vững
Hội thảo Quốc tế Phát triển sắn bền vững
Cây sắn đang vươn mình từ cây lương thực xóa đói giảm nghèo trở thành cây xuất khẩu chủ lực của Viêt Nam. Ngày 15/01/2015, Hiệp hội Sắn Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội thảo Quốc tế Phát triển sắn bền vững.
-
Trồng nấm bằng phế phụ phẩm nông nghiệp
Trồng nấm bằng phế phụ phẩm nông nghiệp
Nấm đang là sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, sử dụng phụ phế phẩm để sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu là biện pháp sản xuất có hiệu quả
-
Cây đậu nành cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Cây đậu nành cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-
Kỹ thuật thâm canh đậu phộng trên nền đất xám tỉnh Long An
Kỹ thuật thâm canh đậu phộng trên nền đất xám tỉnh Long An
Cây đậu phộng ở Đức Hòa Long An, một cây trồng cần nghiên cứu và phát triển
-
Quy trình kỹ thuật canh tác đậu xanh cho vùng ĐBSCL
Quy trình kỹ thuật canh tác đậu xanh cho vùng ĐBSCL
Cây đậu xanh ở ĐBSCL, quy trình kỹ thuật canh tác để phát triển