Kỹ thuật trồng mì năng suất cao nhà nông cần biết ?
Khoai mì hay còn gọi là sắn, là cây lương thực chính đứng thứ 3 ở nước ta. Cây khoai mì có thể được trồng quanh năm trên các loại đất khác nhau và sản lượng củ rất tốt. Nhưng hiện nay, trên thực tế ở các tỉnh bà con mới chỉ trồng sắn một cách tự phát và chưa biết cách áp dụng một biện pháp canh tác hiệu quả. Trong đó, nếu muốn khoai mì cho hiệu quả thì đất trồng và cây giống phải được chăm sóc kỹ trước khi trồng. Trong bài viết này, Tổng công ty Đông Nam Đức Thành sẽ hướng dẫn bà con quy trình trồng củ mì (sắn) từ giai đoạn chuẩn bị đất đến thu hoạch cho năng suất cao. Mời bà con đón đọc nhé!
Đặc trưng sinh trưởng của cây khoai mì (sắn)
Sắn là loại củ có chứa nhiều tinh bột, có vị như các loại hạt. Nhờ khả năng chịu được đựng điều kiện nuôi trồng khắc nghiệt nên củ sắn được trồng rất nhiều ở nước ta. Với các đất rừng, đất khai thác, đất luân canh – xen canh với các loại cây trồng khác như cây họ đậu, lúa nước, đất hoang hóa đều có thể trồng củ sắn. Đất được trồng sắn cần có độ tơi xốp thông thoáng và không bị ngập úng vào mùa mưa. Do đó mọi người cần chuẩn bị đất kỹ lưỡng trước khi trồng.
Quy trình kỹ thuật trồng khoai mì đúng cách
Chuẩn bị đất trước khi trồng
Đối với đất trồng trên các chân ruộng luân canh lúa nước, sau khi nước rút và thu hoạch lúa cần chuẩn bị đất sớm để xuống giống nhằm tranh thủ và tận dụng được ẩm độ đất, xử lý cỏ dại, san lấp mặt bằng. Cày bừa 1 đến 2 lần để hong khô ải đất và san lấp nước lúc trồng 1-2 tháng. Nếu đất bị úng cục bộ phải lên líp hoặc tạo rãnh thoát nước, cày hoặc xới đất sớm, kéo líp ngay sau khi nước rút. Những diện tích đất có độ dốc cao trên 30% thì dọn và đốt tàn dư như vậy không cần cuốc hố trồng trực tiếp.
Trong kỹ thuật trồng khoai mì cao sản, điều quan trọng là cần bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng loại phân phù hợp. Bón lót sau 10 – 15 ngày: Vôi Canxi Đức Thành: 500kg/ha rãi đều và xới xáo lấp đất lại. Rãi phân hữu cơ vi sinh HI – TECH ORGANIC (Hữu cơ, Trichoderma sp.; Pseudomonas sp.; vi lượng)1,5 tấn/ha + Super lân (500-800kg/ha/năm, sử dụng bón lót và thúc sớm). Sau cày bừa lần 2 và chế phẩm BEST – TRICHO (Trichoderma sp.; Streptomyces sp.; Bacillus sp.;), liều lượng: 2-3kg/ha.
Phân hữu cơ vi sinh HI – TECH ORGANIC
Là phân hữu cơ sinh học bổ sung đa lượng (chất hữu cơ, axit humic, lân hữu hiệu, độ ẩm và pHH20…) gồm 3 loại:
- HI – TECH ORGANIC GOLD: Nhằm thúc đẩy tăng trưởng cây trồng và tốt cho mọi loại cây trồng, trong đó có khoai mì. Phân cải tạo tăng độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất, giúp hệ rễ phát triển mạnh, hấp thụ dinh dưỡng nhiều, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH đất, cung cấp lượng hữu cơ đậm đặc đã được hoạt hóa bởi công nghệ cao…
- HI – TECH ORGANIC SAPHIA: Giúp miễn nhiễm nấm bệnh, cân đối dinh dưỡng, rễ nhiều củ to. Phân giúp tăng mật độ vi sinh vật có ích trong đất, hình thành keo đất, giàu mùn hữu cơ, tơi xốp đất, thoáng khí lưu giữ khoáng chất, giúp củ và cây hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ… Thích hợp với nhiều loại cây trồng sản xuất nông sản xuất khẩu. Liều lượng sử dụng 700 – 1,000 kg/ ha/ năm. Sử dụng để bón lót trước khi gieo trồng hoặc bón thúc cho cây trồng.
- HI – TECH ORGANIC RUBY: là phân hữu cơ khoáng cung cấp hữu cơ cho đất, giúp cây trồng hấp thụ nhanh, đạm khoáng chất, cây phát nhanh và tăng sức đề kháng cây trồng. Giúp phục hồi sinh trưởng sau mùa thu hoạch, cải tạo đất. Sử dụng lượng bón 700 – 1000kg/ha/vụ. Sử dụng bón thúc định kỳ hàng năm và giai đoạn phục hồi sau khi thu hoạch.
Bổ sung đa lượng, thành phần thuốc kháng bệnh để cây tăng trưởng mạnh
Chế phẩm BEST – TRICHO
Chế phẩm BEST – TRICHO có hoạt lực cực mạnh kích thích bộ rễ phát triển, đẩy mạnh quá trình hấp thu phan bón, giúp tiêu diệt nấm gây bệnh, bảo vệ cây trồng. Đặc biệt còn dùng cho ủ phân hữu cơ, giảm độc, cải tạo đất, hạ phèn. Cách dùng lá trộn với phân hữu cơ dùng để bón lót hoặc bón thúc. Hòa 30-40g/ 16 lít nước hoặc 0,5-0,7kg/200l nước tưới gốc hoặc phun trên lá.
Chọn giống và thời vụ
Công ty Đông Nam Đức Thành gợi ý nhà nông một số giống khoai mì có năng suất cao được trồng phổ biến ở Tây Ninh như giống khoai mì KM94, giống KM419, giống, KM101, giống KM98-5. Có 2 thời vụ trồng:
- Vụ 1 là từ tháng 4-5 và thu hoạch vào tháng 1-3 năm sau.
- Vụ 2 từ tháng 10-11, thu hoạch vào tháng 9-10 năm sau.
- Đối với các loại đất khác thì nên trồng vào mùa mưa tháng 5-6. Riêng miền Bắc nước ta chỉ có 1 thời vụ duy nhất là đầu mùa xuân và thu hoạch vào cuối năm.
Trong đó, KM94 là giống chủ lực của tỉnh Tây Ninh, ít bị bệnh chổi rồng, ít nhiễm bệnh khảm lá do virus SCMV, nhiễm bệnh thối củ trung bình (10 – 15%) được khuyến cáo trồng ở những vùng dịch bệnh khảm lá gây hại nặng.
KM94 là giống chủ lực của tỉnh Tây Ninh được khuyến cáo trồng ở những nơi dịch bệnh khảm lá gây hại nặng
Xử lý hom giống (Đối với cách trồng khoai mì từ cây)
Hom giống phải lấy từ ruộng sản xuất tốt, ruộng mới thu vụ trước và để không quá 2 tháng kể từ khi thu hoạch. Hom sắn lấy từ ⅓ ở đoạn giữa tân, chiều dài 15-20cm, đạt 4-6 mắt. Không nên chặt hom qua ngắn hoặc quá dài, để tránh làm hom dập nát thì bà con dùng loại dao sắc bén.
Xử lý hom giống trước khi trồng
Bảo quản hom giống
Có nhiều cách để bảo quản khác nhau như bó từng bó để dựng đứng cây giống trong bóng râm, hoặc có thể phủ mát hom giống bằng rơm hay cỏ khô. Hom giống không lấy phần thân non mà lấy từ ngọn trở xuống khoảng 1/3 thân cây khoai mì, chiều dài hom khoai mì dài 15-20cm, đạt từ 4 đến 6 mắt, không chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, tránh làm hom bị dập nát. Nên sử dụng loại dao sắc bén.
Trong thời gian bảo quản cây giống có thể bị rệp sáp hoặc các loại côn trùng gây hại, vì thế có thể sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng, nấm bệnh:
- Thuốc trừ sâu: DT EMA 40EC (Emamectin benzoate) , PPROCHESS 230WP (Dinotefuran +Imidacloprid) DT EMA 40EC là thuốc trừ sâu có tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu nhanh, diệt trừ hiệu quả các loại cây sâu và nhện hại cây. Thuốc có thể thấm sâu nhanh vào trong mô cây nên ít khi bị rửa trôi.
- Thuốc trừ bệnh: RUBBERCARE 720WP (Metalaxyl M + Mancozeb), UPPER 400SC (Azoxystrobin + Difenoconazol). Phun định kỳ 7 ngày/lần quanh khu vực bảo quản giống. Trong đó, RUBBERCARE 720WP có tác dụng đặc hiệu với các loại nấm Phytophthora, Pythium, Fusarium, Peronospora, Sclerospora,…gây bệnh trên cây trồng. Hiệu lực phòng trừ bệnh nhanh và an toàn cho cây trồng. UPPER 400SC là sự kết hợp và cộng hưởng hoàn hảo của 2 hoạt chất với cơ chế đa tác động giúp phòng trừ hiệu quả nhiều bệnh hại trên các loại cây trồng, giúp ngăn chặn nấm bệnh xâm nhiễm và bào tử nấm bệnh.
- Giai đoạn trước khi trồng, xử lý hom giống bằng thuốc RUBBERCARE 720WP (Metalaxyl M + Mancozeb) và phân bón lá kích hích sinh trưởng, cho rễ phát triển mọc ra nhanh, ngâm hom giống trong 20 phút, vớt ra để khô ráo nước. Lưu ý, không được để giống tiếp xúc với đất lúc này.
Kỹ thuật trồng mì năng suất cao
Cách 1: Trồng bằng hom giống
Trồng hom đôi, xiên hình chữ X với những diện tích đất bằng phẳng. Với nơi mưa thiều thoát nước kém thì kéo luống hoặc lên líp để trồng hom đứng và hom xiên.
- Trồng hom xiên ngang hình chữ X là kiểu hom đôi theo hình chữ X với góc nghiêng 45 độ.
- Trồng hom nằm ngang: trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng, ngang.
- Đối với cách trồng khoai mì có phủ màng phủ nilon thì nên chọn phương pháp cắm hom đứng hoặc xiên 45 độ.
Cách trồng khoai mì bằng hom giống
Cách 2: Trồng bằng củ giống
Hiện nay trồng bằng hom là phương pháp phổ biến nhất. Nhưng ở một số nơi, người dân vẫn sử dụng cách trồng khoai mì từ củ. Bà con sau khi thu hoạch sắn được chừng 1 tuần, bà con chọn loại củ tốt, không bị sâu bệnh để trồng. Lần lượt cắt củ thành miếng dài khoảng 7cm rồi chấm mặt cắt vào tro bếp. Đặt ở nơi khô ráo rồi mới trồng xuống vào bầu.
Có thêm 1 cách nữa là ủ sắn nảy mầm. Phương pháp thực hiện là cắt củ sắn và lấy nửa trên, chấm mặt cắt với tro bếp cho khô. Đặt củ lên rơm rạ hay trấu thành từng lớp. Ở mỗi lớp cũ cần trải 1 lớp tro bếp được trộn cùng phân lân. Cuối cùng phủ lớp rơm cho kín. Tưới nước thường xuyên đợi đến 2-3 ngày mầm nhú lên thì có thể đi trồng.
Khoảng cách và mật độ trồng
Tùy theo giống và theo đất để bố trí khoảng cách và mật độ trồng thích hợp:
- Đất tốt: khoảng cách trồng 1,0m x 0,8m, mật độ 12.500 cây/ha, đất trung bình trồng với khoảng cách 0,9m x 0,8m, mật độ 13.888 cây/ha
- Đất xấu trồng với khoảng cách 0,8m x 0,8m hoặc 0,8 m x 0,7 m tương đương với mật độ 15.625 cây và 16.286 cây/ha).
- Đối với các giống mì thân thẳng, ít hoặc không phân nhánh: KM140, KM101, KM419 trồng 1,0m x 0,8-0,7m hoặc 0,8 x 0,8m, tương ứng mật độ là 12.500 cây – 15.625 cây/ha.
- Đối với các giống kiểu thân cong, phân cành nhiều KM94, KM414, KM98-5 khoảng cách trồng thích hợp 1,0m x 1,0m – 0,8m, tương ứng 10.000- 12.500 cây/ha.
- Với nguyên tắc “đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày, giống cây cao to trồng thưa, giống cây thấp gọn trồng dày”.
*Lưu ý: khoảng 2 tuần sau trồng cần kiểm tra đồng ruộng để dặm hom đối với những hom không lên mầm.
Chăm sóc sắn sau khi trồng
Dặm hom: Tiến hành dặm hom từ 10-13 ngày sau khi trồng sắn, hom nảy mầm. Cần kiểm tra đồng ruộng liên tục. Khoảng 20 ngày nếu đất còn độ ẩm thì phải dặm lại các hom không nảy mầm hoặc hom yếu.
Bón phân: Cây sắn là một trong những loại cây hút nhiều dinh dưỡng, để năng suất cao cần bón phân đầy đủ và cân đối. Trong đó có phân hữu cơ và phân hóa học. Lưu ý thời gian bón và thời điểm bón tùy thuộc vào mỗi loại phân bón.
Trồng xen kẽ và luân canh
Sắn là loại cây sử dụng nhiều chất dinh dưỡng, phát triển khỏe. Do đó mà nhà nông nếu muốn trồng nhiều vụ sắn liên tiếp trên một mảnh đất thì phải thường xuyên bón phân, nhất là phân hữu cơ và men vi sinh.
Sắn nên luân canh với cây họ đậu, lúa và các cây ngắn ngày khác để gia tăng năng suất trên ha. Đối với đất bằng và đất có độ dốc thấp (độ dốc < 8%) trồng xen lạc và đậu xanh. Cứ giữa hai hàng sắn xen 2 hàng lạc và đậu xanh. Khoảng cách giữa 2 hàng sắn là 1,0 – 1,2m. Giữa 2 hàng lạc và đậu xanh là 0,25 – 0,3m. Và giữa 2 cây lạc và đậu xanh là 0,15 – 0,20m.
Thu hoạch bảo quản
Thu hoạch khoai mì đúng thời điểm, đúng tuổi theo giai đoạn sinh trưởng, khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27 – 30%. Có thể thu hoạch bằng máy hoặc nhổ trực tiếp bằng tay. Thu hoạch xong chuyển ngay đến các nhà máy hoặc cơ sở chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng trực tiếp ngoài đồng làm giảm chất lượng củ.
Như vậy, Công ty Đông Nam Đức Thành vừa chia sẻ đến quý nhà nông toàn bộ kỹ thuật trồng cây khoai mì. Bà con hãy tham khảo để ứng dụng vào trong mùa vụ của mình nhé. Mọi thông tin về sản phẩm phân bón và thuốc trừ sâu bệnh tốt được Đông Nam Đức Thành phân phối chắc chắn sẽ giúp bà con có một mùa vụ bội thu!