Kỹ thuật trồng khoai môn to ngon năng suất vượt trội – Sfarm
Khoai môn rất đa dạng trong cách sử dụng, có thể dùng để nấu chè hoặc nấu kèm với các loại củ khác. Mang hàm lượng dinh dưỡng cao, chính vì vậy nhanh chóng có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Đi đôi với điều đó là diện tích trồng khoai môn ngày được mở rộng. Bạn đã có ý định khởi nghiệp từ loài cây này nhưng vẫn còn lo lắng về cách trồng. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết cách trồng khoai môn dưới đây nhé.
Mục Lục
1/ Đặc điểm khoai môn
Rễ dạng chùm mọc xung quanh từ đốt thân, mọc lan theo bề ngang, rễ thường có màu trắng và có chứa anthocyanin.
Cây khoai môn thuộc dạng thân thảo, gốc phình to phát triển thành củ hoặc thân củ. Phần chính của thân gọi là củ cái, nằm sâu trong đất. Củ cái có chiều dài lên đến 30cm, đường kính củ đạt 15cm.
Lá là phần duy nhất chúng ta thấy được trên mặt đất, lá có diện tích tương đối lớn, thường tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Giá bán khoai môn khoảng 10.000 – 12.000 VNĐ/kg, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại rau màu khác.
2/ Kỹ thuật trồng khoai môn
2.1 Thời vụ trồng khoai môn
Khoai môn có thể trồng quanh năm, nhưng vụ Đông Xuân cho năng suất và chất lượng cao nhất. Tùy vào khí hậu từng vùng, thời điểm trồng cũng khác nhau:
Ở miền Nam trồng từ tháng 10 – 12, đến tháng 4 – 6 có thể thu hoạch.
Đối với các tỉnh phía Bắc, do sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng kéo dài hơn nên thời điểm trồng cũng thay đổi. Có 2 thời điểm thích hợp: Trồng từ tháng 3 – 4 hoặc trồng từ tháng 8 – 9.
2.2 Giống khoai môn
Sử dụng củ cấp 2 vụ mới thu hoạch để làm giống, chọn những củ tròn đều, đường kính củ 3 – 4cm, không nên chọn những củ quá dài, khoảng 45 – 60 củ/kg là được, củ quá to hoặc quá nhỏ đều không tốt cho quá trình nảy mầm.
2.3 Đất trồng khoai môn
Chọn đất trồng rau màu hoặc đất 1 vụ lúa, đất cao, không bị ngập vào mùa mưa. Đối với đất dốc, tầng đất dày, ít sỏi đá, độ dốc <20 độ.
Xử lý đất:
Đối với đất bằng phẳng: Thu dọn sạch tàn dư cỏ dại, cày bừa kỹ, lên luống rộng khoảng 1,2 – 1,4m, rãnh rộng khoảng 0,5m, chiều cao luống khoảng 25 – 30cm.
Đối với đất dốc, chỉ cần dọn sạch tàn dư thực vật và hết đá còn trong đất.
Dùng vôi bột rắc lớp mỏng vào hốc trồng khoai tây trước 20 ngày trồng để ngăn ngừa sâu bệnh hại hiệu quả.
2.4 Mật độ trồng khoai môn
Đối với đất ruộng bằng phẳng, khoảng cách trồng 60 – 70cm, mật độ 30.000 – 32.000 cây/ha.
Đất dốc khoảng cách trồng là 60cm, mật độ khoảng 30.000 cây/ha.
2.5 Tiến hành trồng
Đặt củ giống vào giữa hố theo phương thẳng đứng, dùng đất dạng nhỏ phủ kín củ, độ dày 3 – 5cm, không được lắp quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm.
Bạn nên dự trữ một ít củ giống để trồng dặm sau khi nảy mầm.
Cây khoai môn
3/ Chăm sóc khoai môn sau trồng
3.1 Tưới nước
Cung cấp nước đầy đủ là yếu tố cần thiết giúp cây khoai môn sinh trưởng tốt và cho củ chất lượng. Tưới nước mỗi ngày, tưới với lượng vừa đủ, tưới quá nhiều dẫn tới ngập úng có thể gây chết cây.
3.2 Làm cỏ, vun gốc
Khi cây có 2 – 3 lá tiến hành làm cỏ lần 1. Lúc này cây vẫn chưa mọc rễ nên cần nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương.
Khi cây có 4 – 5 lá thật, tiến hành làm cỏ lần 2 kết hợp với vun gốc, lúc này cây đã sinh trưởng ổn định, dùng cuốc xới nhẹ đất xung quanh và vun cao gốc. Đồng thời kết hợp với bón thúc phân.
Lần 3 được tiến hành khi cây trồng được 5 tháng, cây đã phát triển khỏe mạnh, đồng thời tỉa bớt những lá già, vàng úa để ngăn ngừa nấm bệnh và tập trung dinh dưỡng.
3.3 Phân bón
Cách bón phân cho 1ha trồng khoai môn:
Bón lót lúc trồng khoảng 50kg phân lân, 30kg phân kali.
Bón thúc lần 1 ở thời điểm 5 tuần sau trồng, bón 50kg phân đạm.
Bón thúc lần 2 ở thời điểm 19 tuần sau trồng, bón khoảng 50kg phân đạm và 30kg phân kali.
Bón thúc lần 3 sau 15 tuần trồng, bón 50kg phân đạm.
3.4 Phòng trừ sâu bệnh
Khoai môn thường mắc các bệnh như sương mai, khảm lá, hoặc bị các côn trùng tấn công như sâu khoang, nhện đỏ, rệp bông.
– Bệnh sương mai: Thường gây hại ở thời điểm ẩm độ cao, gây hại trên lá bắt đầu bằng những đốm nhỏ dần lan to có màu nâu và làm lá lụi dần. Biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác, làm đất kỹ, lên luống cao, sử dụng các loại thuốc đặc trị Ranman 10SC, Furama 680WP.
– Bệnh khảm lá: Đây là bệnh thường gặp ở những vùng trồng khoai môn miền Bắc nước ta. Gây hại nặng ở giai đoạn cây con đến 100 ngày, biểu hiện mất màu hoặc vàng lá hình chân chim trên phiến lá và dọc theo gân lá, dẫn tới cây bị còi cọc. Biện pháp phòng trừ: Chọn giống tốt, nhổ bỏ các cây bị bệnh, phun thuốc trừ côn trùng môi giới truyền bệnh: Padan 95EC, Polytrin 400EC theo khuyến cáo.
– Sâu khoang: Là loài côn trùng gây hại khá phổ biến, chúng ăn hết chất xanh trong lá, chỉ chừa lại gân lá. Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sâu khoang như cày bừa kĩ, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, làm cỏ, tiêu hủy tàn dư thực vật, sử dụng bẫy sinh học để dẫn dụ bướm, trồng các loại cây dẫn dụ thiên địch.
– Nhện đỏ: Làm lá bị héo, có thể gây chết cây con, thường gây hại vào mùa khô. Phòng trừ bằng các loại thuốc như Secure 10EC hoặc Actimax 50WG, phun theo hướng dẫn trên bao bì.
– Rệp bông: Gây hại vào cuối vụ là chủ yếu, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và năng suất củ, chích nhựa thân và lá. Dùng các loại thuốc đặc trị như Thiamax 25WG, Permicide 50EC.
3.5 Thu hoạch và bảo quản
Tùy vào từng giống mà có thời gian thu hoạch khác nhau, thu hoạch đúng thời điểm thì củ khoai môn mới đạt được chất lượng tốt nhất. Khi thấy lá gần tàn lụi hết, đất ở gốc nứt nẻ nhiều thì bắt đầu thu hoạch, lưu ý nhẹ tay, không làm trầy xước và tổn thương củ.
Củ sau khi thu hoạch xong đặt nơi cao ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc thì sẽ giữ được củ lâu hơn.
Cách trồng khoai môn cũng không quá khóc đúng không nào? Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được vụ mùa bội thu từ khoai môn. Mọi ý kiến đóng góp hãy liên hệ đến Hotline 0902.652.099 để được tư vấn bạn nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
Đánh giá bài viết