Kỹ thuật trồng hoa oải hương | Kinh nghiệm làm ăn | Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Kỹ thuật trồng hoa oải hương


Hoa oải hương (tên khoa học là Lavandula angustifolia) là một loại cây thuộc họ hoa Môi (Lamiaceae), tên tiếng Anh là lavender. Oải hương xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải, là loại cây bụi thường niên thường có màu tím đặc trưng và mùi thơm nồng.Từ thời Trung Cổ, nó đã được dùng làm hương liệu và thảo dược. Ngoài ra tinh dầu oải hương còn có tác dụng đuổi côn trùng, sát thương, thuốc an thần, chất kháng khuẩn.

Màu tím bạt ngàn và hương thơm nồng nàn của hoa oải hương đã trở thành huyền thoại. Nó xuất hiện rất nhiều trong thơ ca, điện ảnh, và văn học. Oải hương tượng trưng cho tình yêu nồng nàn và chung thủy.

Ngày nay oải hương trồng ở ở nhiều nơi và là loại cảnh phổ biến. Tuy nhiên ở nước ta vẫn còn rất hiếm và để có 1 bó lavender vẫn là niềm mơ ước. Do khí hậu nước ta không phù hợp nên khi trong phải được chăm sóc rất kỹ, và tuân theo kỹ thuật nghiêm ngặt.
 

Màu tím bạt ngàn của cánh đồng hoa oải hương

Kỹ thuật trồng oải hương từ hạt

Thời gian gieo trồng

Oải hương là cây chịu nắng và chịu hạn cao, không ưa ẩm. Khí hậu quá ẩm hoặc quá nóng nước ta trong thì oải hương khó phát triển tốt, đòi hỏi phải chăm sóc kỹ. Các nước ôn đới thường bắt đầu gieo hạt vào mùa xuân. Vùng lạnh thì gieo vào tháng 4 – 6, hoặc trong nhà kính thì vào mùa đông. Do nước ta không quá lạnh nên ngoài bắc gieo vào mùa thu, mùa đông, Đà Lạt, Sapa thì gieo quanh năm nhưng tránh mưa nhiều. Miền nam thì rất khó khăn nên gieo vào dịp tháng 11 – 12. Thời gian nảy mầm của oải hương rất dài từ 1 – 3 tuần, có khi 1 tháng. Nhiệt độ thích hợp 18 – 24 độ C, ánh sáng vừa phải.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa

Do một thời gian dài ngủ, hạt giống trước khi trồng nên được ngâm trong 12 giờ, và sau đó cho gibberellin ngâm hai giờ trước khi gieo. Đất san lấp mặt bằng trước khi trồng, tưới tiêu cho đến khi thấm nước, gieo hạt giống, và sau đó được phủ một lớp đất tốt, độ dày 0,2cm, phủ cỏ hoặc bộ phim nhựa để giữ ẩm của đất. Duy trì nhiệt độ 15 đến 25°C. Nếu bạn không có gibberellin có thể thời gian nảy mầm mất một tháng để nảy mầm. Ít hơn 15°C có thể mất từ 1 đến 3 tháng nảy mầm. Giai đoạn cây con phải chú ý đến tưới nước nhưng không quá nhiều, khi oải hương nảy mầm được 5 -10cm thì đem trồng.
 

Hoa oải hương trồng trong chậu


– Đất: phù hợp với đất cát hơi có tính kiềm hoặc trung tính. Chú ý đến thoát nước phải tốt, nên làm gò đất cao rãnh trước khi trồng.

– Tưới nước: hoa oải hương không thích rễ thường xuyên giữ nước. Tưới nước vào buổi sáng để tránh ánh nắng mặt trời, tránh làm gẫy dập lá dễ gây hư hỏng, sinh sản của sâu hại và dịch bệnh.

– Ánh sáng: là cây ưa sáng nên cần rất nhiều ánh sáng mặt trời và môi trường độ ẩm thích hợp. Nên có ít nhất 50% ánh sáng của mặt trời che khuất trong mùa hè, tăng cường thông gió để giảm nhiệt độ môi trường xung quanh nhất là nước ta.

– Nhiệt độ: nhiệt độ tăng trưởng tốt nhất 15 đến 25°C và từ 5 ~ 30℃ có thể phát triển. Giới hạn nhiệt độ: 35℃ cao hơn 38 ~ 40 ℃ trên cùng của thân và lá màu vàng.
 

Màu tím đặc trưng của oải hương (nguồn: internet)


– Bón phân: Oải hương chịu khắc nghiệt tốt, ít cần dinh dưỡng. Tuy nhiên để hiệu quả. Bón phân sẽ là bột xương trên mặt đất mỗi ba tháng một lần. Các cây con bón phân (20 – 20 – 20), cây trưởng thành bón hoa (20 – 30 – 20).

– Tỉa: sau thu hoạch hoặc sau 1 năm chúng ta cắt tỉa oải hương để cho cây phát triển tốt ở đợt sau. Vùng lạnh cắt tỉa hoàn toàn vào mùa đông, còn ở Việt Nam thì cắt khi hoa tàn.

Mẹo nhỏ để có một chậu hoa oải hương đẹp

  • Nếu đặt chậu hoa gần cửa sổ, khi cây ra hoa, bạn hãy xoay chậu mỗi ngày để ánh sáng có thể tiếp xúc mọi phía như nhau, chậu hoa sẽ phát triển đồng đều và đẹp.
  • Thay chậu mỗi năm một lần, chậu sau lớn hơn chậu trước khoảng 3cm đường kính. Bổ sung đất trồng cho chậu mới.
  • Sau khi ra hoa và bắt đầu tàn nên cắt bỏ cuống hoa để kích thích cây đẻ nhánh và cho hoa tiếp.
  • Bạn có thể sử dụng hoa oải hương để chiết xuất tinh dầu, hay làm nguyên liệu cho nhiều món ăn.

Một số giống hoa oải hương

Hoa oải hương có khoảng 39 chi (hay còn gọi là giống) khác nhau, hầu hết đều chịu hạn, chịu nóng, không ưa môi trường ẩm ướt.
Khí hậu đặc trưng của nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm, do đó hoa Oải hương được gieo trồng từ giống nhập khẩu nảy mầm rất ít, cần phải có kỹ thuật chăm sóc kỹ càng.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các nhà vườn, viện nghiên cứu sinh học Đà Lạt đã nhân giống được giống hoa oải hương có nguồn gốc từ Anh và Pháp, thích hợp với khí hậu miền Bắc nước ta.

1. English Lavender (danh pháp: Lavendula Angustifolia)


Đây là giống hoa oải hương phổ biến nhất có lá hẹp, ngắn, thân cong, hoa hình bầu dục.


Hoa có mùi hương ngọt ngào, thường được dùng làm các loại mỹ phẩm cũng như hương liệu khác nhau, có tác dụng giảm stress nhẹ nhàng, thư giãn, cân bằng tinh thần, và chữa bệnh đau đầu, mệt mỏi.
Ngoài ra, hoa khô có thể sử dụng trong các công thức nấu ăn và vật liệu trang trí. Các loài nổi tiếng trong chi này là: Lodden Blue, Royal Velvet, Melissa, Sachet, Sharon Roberts, Mitcham Gray.

2. Lavadins (danh pháp: Lavendula Intermediate)


Đây là chi Lavender được lai giữa English Lavender và Spike Lavender. Lavadins nổi tiếng có hoa đẹp, màu sắc tươi tắn và hương thơm lâu dài, chúng thường được dùng trong hàng thủ công và thảo dược.

Lavadins được sử dụng sản xuất tinh dầu nhiều bởi lượng dầu nhiều hơn loại English Lavender. Lavadins được trồng nhiều nhất ở Pháp.

Có một điểm lưu ý, hạt hoa của giống này không nảy mầm, nên Lavadins được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Các loài đặc trưng của chi như: Dutch Mill, Fred Boutin, Provence, Seal, White Spike, Grosso, Hidcote Giant.

3. Spanish Lavender (danh pháp: Lavendula Stoechas)


Giống hoa này có thân cao, hoa màu tím khác lạ, hình trái thông, cánh hoa dựng thẳng. Chi này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và Bắc Phi, là lựa chọn thích hợp nhất cho vùng khí hậu ẩm ướt.

Spanish Lavender không thích hợp trong ẩm thực nhưng là một lựa chọn tuyệt vời để trang hoàng ngôi nhà hay khu vườn của bạn. Hai loài nổi tiếng nhất của chi này là Otto Quast, Dark Eyes.

Theo: khoahoc.tv