Kỹ thuật phục hồi sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch – BooM

Nhìn chung sầu riêng vùng Cao Nguyên thường gặp những vấn đề sau:

  • Cây đi đọt mạnh trong giai đoạn nuôi trái dẫn đến trái rụng hàng loạt.
  • Diễn biến thời tiết khắc nghiệt, Sâu bệnh hại phát triển khó kiểm soát ( cháy lá, khô cành, khô ngọn, rầy xanh, nhện đỏ …. )
  • Cháy múi, sượng múi, da nâu ảnh hưởng lớn đến chất lượng và giá Sầu Riêng.

ĐỂ CHUẨN BỊ TỐT CHO MÙA VỤ MỚI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO, HIỆU QUẢ & BỀN VỮNG BÀ CON CẦN PHẢI LÀM GÌ ????❓

  1. Cắt tỉa tạo tán: Cắt bỏ những cành khô, cành ốm yếu sâu bệnh. Để tạo độ thông thoáng giúp cây quang hợp tốt hạn chế sâu bệnh hại.
  2.  Rãi vôi cách gốc 1 đến 1.5m sau đó có thể dùng rơm rạ để tủ gốc, hoặc để cỏ để giữ ẩm.
  3. Rửa vườn bằng các loại thuốc gốc Đồng để rửa sạch nấm bệnh.
  4. Đối với những vùng đất keo, độ tơi xốp thấp bà con nên bung, xới xáo đất cách gốc khoảng 1.5m.
    Có thể kết hợp với 30 đến 50kg phần chuồng hoặc 5 đến 10 kg GROWEL 3.3.3 để cải tạo đất, kích thích rễ tơ.

    5. Sau khi bón phân hữu cơ từ 7 đến 10 bắt đầu bón ENTEC 20-10-10+3S HOẶC ENTEC 24-8-7+2S để kích cơi đọt đầu tiên.

    6. Khi đọt đã nhú đều phun qua lá HAKAPHOS 30-10-10+TE kết hợp với thuốc sâu, rầy ( vì mỗi cơi đọt non sâu rầy thường phát triển rất mạnh) để giúp lá bung mạnh hơn, khỏe hơn.

    7. Mỗi cơi đọt thường từ 40 đến 50 ngày, Đối với các vườn ở Tây Nguyên bà con nên để cây ra được từ 2 đến 3 cơi đọt trước khi tiến hành làm bông.

PHỤC HỒI CÂY SAU THU HOẠCH LÀ GIAI ĐOẠN CỰC KỲ QUAN TRỌNG BỞI NÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, SỨC KHỎE CỦA CÂY NĂM SAU.
CHÚC BÀ CON CÓ MỘT NIÊN VỤ MỚI NHƯ Ý!!