Kỹ thuật nội soi mới giúp vận động viên đứt dây chằng hồi phục nhanh
Trung tâm Y học thể thao BVĐK Tâm Anh TP.HCM vừa phẫu thuật nội soi thành công ca đứt dây chằng chéo bằng phương pháp bảo tồn dây chằng hiện đại hàng đầu hiện nay, rút ngắn thời gian bình phục để trở lại thi đấu từ 12 tháng như trước đây xuống chỉ còn 3 tháng.
Thạc sĩ – bác sĩ Trần Anh Vũ, Trưởng đơn vị Y học thể thao Trung tâm chấn thương chỉnh hình BVĐK Tâm Anh TPHCM, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho biết: Bệnh nhân D. nam 35 tuổi, đến bệnh viện trong tình trạng đầu gối lỏng, sưng do chấn thương trong khi chơi bóng đá. Sau 10 ngày, chấn thương đầu gối không đỡ đau, bệnh nhân tới khám và được chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước.
Với các kết quả khám lâm sàng và chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, bác sĩ xác định dây chằng chéo trước của bệnh nhân bị đứt nhưng vẫn chưa teo đi, vẫn có mạch máu nuôi. Do đó, phương án tối ưu là giữ nguyên dây chằng bị đứt của bệnh nhân, khâu nối lại nhánh đã đứt, vẫn giữ nguyên vẹn các thành phần của dây chằng và gân xung quanh.
Với sự trợ giúp của hệ thống máy nội soi hiện đại, hình ảnh của dây chằng trong đầu gối được cả bác sĩ và bệnh nhân quan sát chi tiết trong phòng mổ. Những tổn thương đã được bác sĩ khéo léo khâu nối lại an toàn và hiệu quả, ít xâm lấn. Bệnh nhân có thể đứng lên và đi lại nhẹ nhàng ngay. Bác sĩ Trần Anh Vũ cũng khẳng định bệnh nhân có thể hoạt động và sinh hoạt bình thường sau 2 tuần và sau khoảng 3 tháng có thể chơi đá bóng như trước khi gặp chấn thương.
Đứt, rách dây chằng chéo trước chấn thương phổ biến hàng đầu với cầu thủ nghiệp dư và chuyên nghiệp. Không chỉ đau đớn và cần phải điều trị bằng phẫu thuật, vận động viên và người chơi thể thao còn “ngán” chấn thương này vì thời gian bình phục lâu, nếu được phẫu thuật thành công cũng mất tới 1 năm mới có thể quay trở lại luyện tập và thi đấu.
Người hâm mộ đang lo lắng cho chấn thương của Quả bóng vàng Đỗ Hùng Dũng ngày 23/03 vừa qua nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, dù cũng là một chấn thương nguy hiểm đối với cầu thủ, tuy nhiên do xương gãy không tổn thương phần khớp, được xử lý cấp cứu và điều trị kịp thời thì sau khoảng 45 ngày sẽ lành thương, thêm vài tháng điều trị phục hồi chức năng tích cực thì có thể tập luyện, thi đấu trở lại.
Trong khi đó, các chấn thương “nhỏ” như đứt dây chằng, rách dây chằng lại ít được chú ý. Bệnh nhân thường bỏ qua cơn đau không đi khám ngay, chỉ khi quá đau hoặc không thể tập luyện, chạy nhảy, đi lại thì mới đi khám, thường là đã quá thời gian vàng là 21 ngày sau chấn thương. Thời điểm này phần dây chằng bị rách một phần hoặc đứt cũng sẽ bị teo, hỏng hoàn toàn, do đó sẽ bị bỏ và tái tạo bằng chính mô, cơ của bệnh nhân để thay thế và phát triển dây chằng mới. Nhược điểm của phương pháp này là làm bệnh nhân bị teo cơ tứ đầu đùi sau phẫu thuật. Đây thực sự là một lo lắng hợp lý đối với người chơi thể thao, vì sau phẫu thuật sẽ xảy ra tình trạng teo cơ, lệch hai chân và cần thời gian khá dài khoảng 12 tháng để trở lại phong độ.
Xem thêm: HƠN 60% CẶP VỢ CHỒNG HIẾM MUỘN CÓ CON
Theo đánh giá của Tiến sĩ – bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp – Chấn thương chỉnh hình BVĐK Tâm Anh, phương pháp phẫu thuật bảo tồn dây chằng chéo trước của bác sĩ Trần Anh Vũ có ưu điểm là tạo ra sự tự tái tạo, lành trở lại của chính dây chằng bệnh nhân, không cần phải lấy gân để ghép. Thời gian tự lành của dây chằng sẽ nhanh hơn là cơ thể phải tự tái tạo dây chằng mới, nên thời gian phục hồi nhanh hơn.
Ưu điểm tiếp theo là dây chằng chéo sẽ giữ nguyên được điểm bám ở hai đầu mâm chày và lồi cầu đùi theo đúng vị trí và kích thước giải phẫu của dây chằng. Điều này thì các phẫu thuật thay thế, tái tạo dây chằng không làm được. Lý do chính là điểm bám dây chằng bao giờ cũng to gấp 3 lần đường kính của thân dây chằng, nên khi tái tạo các bác sĩ chỉ có thể khoan đường hầm với đường kính bằng thân dây chằng, khi lành lại thì dây chằng tái tạo mới sẽ yếu hơn. Một ưu điểm khác, khi nối dây chằng, các mạch máu và thụ cảm thể của gốc dây chằng sẽ còn nguyên nên tránh được các tình trạng tái đứt dây chằng do căng quá mức.
Cũng theo Tiến sĩ Nam Anh, sở dĩ các vận động viên, người chơi thể thao thường gặp chấn thương này là do đầu gối, các xương được liên kết bởi 2 dây chằng chéo trước và sau, dây chằng giữa gối và dây chằng bên. Khi vận động viên xoay chuyển động tác chân quá đột ngột hoặc đang vận động ở cường độ cao – dây chằng căng và giãn, có sự xoay chuyển đột ngột, vấp té, tiếp đất sai kỹ thuật… dây chằng có thể bị rách một phần hoặc đứt… Triệu chứng thường thấy nhất là chân bị lỏng lẻo ở đầu gối, bầm hoặc sưng tím… Bệnh nhân vẫn có thể đi lại được nhưng không thể chạy hoặc vận động cường độ cao.
Một nghiên cứu của Mỹ cho biết là trong 200 ngàn ca chấn chương thương dây chằng chéo trước thì có tới 95 ngàn ca là đứt dây chằng, cho thấy sự phổ biến của tổn thương này. Tại Việt Nam, những ca chấn thương này xuất hiện ở cả cầu thủ nghiệp dư cho đến các cầu thủ đội tuyển quốc gia.
Trước đây, vận động viên nghiệp dư thường được phẫu thuật theo phương pháp cũ dẫn tới khó trở lại vận động linh hoạt như trước để chơi thể thao trở lại; các vận động viên chuyên nghiệp thì thường phải ra nước ngoài để phẫu thuật bảo tồn dây chằng hoặc thay thế dây chằng nhân tạo, nhằm rút ngắn thời gian phục hồi, sớm quay trở lại tập luyện và thi đấu đỉnh cao. Giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 toàn cầu, ra nước ngoài điều trị với những chấn thương dây chằng là bất khả thi, thì việc bác sĩ Việt Nam làm chủ kỹ thuật nội soi bảo tồn dây chằng cho người bệnh là một thành tựu quan trọng, giúp xử lý tối ưu các chấn thương này ngay trong nước, tiết kiệm thời gian, chi phí cho bệnh nhân, đặc biệt các cầu thủ mong muốn sớm trở lại thi đấu.
Cũng theo bác sĩ Trần Anh Vũ, Trưởng đơn vị Y học thể thao – BVĐK Tâm Anh, thời gian gần đây, bệnh viện đã phẫu thuật đầu gối và dây chằng cho nhiều Cầu thủ chuyên nghiệp và nghiệp dư, nhận được những phản hồi tích cực từ chính cầu thủ và ban huấn luyện.
Trong thời gian tới đây, phương pháp nối dây chằng bảo tồn này sẽ được triển khai rộng rãi hơn trong Hệ thống BVĐK Tâm Anh Hà Nội và TP.HCM để giúp nhiều người được tiếp cận xu hướng điều trị mới, khắc phục những nhược điểm phương pháp tái tạo dây chằng trước đây. BVĐK Tâm Anh cũng sẵn sàng nhập khẩu dây chằng nhân tạo để đưa ra thêm những sự lựa chọn hiệu quả trong điều trị chấn thương thể thao tại Việt Nam.
Bệnh viện Tâm Anh ứng dụng kỹ thuật chấn thương chỉnh hình hiện đại
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ các chuyên gia đầu ngành và đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại như: hệ thống phòng mổ Hybrid, hệ thống robot chụp mạch cao cấp Artis Pheno, máy chụp CT thế hệ mới, máy cộng hưởng từ hạt nhân, máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao…,
Tiên phong làm chủ nhiều kỹ thuật mới trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt…, bệnh viện đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật khối u, thay khớp và ghép xương nhân tạo phức tạp như: thay 8 khớp nhân tạo trên hai bàn tay cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, thay toàn bộ khớp gối và một phần xương đùi cho bệnh nhi ung thư xương, thay khớp khuỷu tay toàn phần cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông, phẫu thuật khối ung thư tế bào sụn 1,3 kg ở vị trí hiếm gặp, phẫu thuật u cơ trơn kích thước lớn…
Xem thêm: NHỮNG TIẾN BỘ TRONG CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH VÀ CÁC BỆNH TIM MẠCH
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, liên hệ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:
-
Tại Hà Nội:
-
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội
- 1800 6858 – 024 7106 6858
Hotline:
-
-
Tại TP HCM:
-
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM
- 0287 102 6789 – 0287 300 6858
Hotline:
-
-
Fanpage:
https://www.facebook.com/benhvientamanh