Kỹ thuật làm bông cho cây Hồ Tiêu
Giới thiệu
- NHẬN GIA CÔNG PHÂN NPK MỘT HẠT, NPK 3 MÀU và CÁC SẢN PHẨM PHÂN HỮU CƠ KHÁC
- Lịch sử phát triển – Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
- Giá trị cốt lõi
- Nhà máy sản xuất
sản phẩm tiêu biểu
Phân trung lượng bón rễ EU PLUS 2Phân bón chuyên dùng cho lúa NPK 20-0-10+TEPhân bón trung lượng EUR LYON 2NPK Siêu CHẮC HẠT 18-7-20-8S+TENPK CHẮC HẠT 17-7-19-6S+TENPK TĂNG TRƯỞNG 20-10-10 – 6S + TENPK PRAHA 16-12-16-3S+TE
Kỹ thuật làm bông cho cây Hồ Tiêu
Tiêu là loại công trồng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc rất cao. Đặc biệt giai đoạn RA HOA và LÀM BÔNG có tính chất quyết định đến năng suất của vườn tiêu trong cả năm.
Chúng tôi xi chia sẽ một số kinh nghiệm từ Bà Con Nông Dân về cách chăm sóc vườn tiêu khi ra bông như sau:
1. Các việc cần làm khi hãm nước.
– Sau khi thu hoạch bà con nên rửa cây bằng thuốc diệt nấm hay các thuốc gốc đồng để tiêu diệt mầm bệnh, diệt nấm có hại trên lá như thán thư địa y, và cho lá già lá bệnh tật rụng đi.
– Làm sạch chồi, cắt bỏ tiêu lươn và những tay nằm sát mặt đất.
Gom những lá già lá bệnh tật rụng đem đi đốt.
Mục đích của những việc làm trên là ngăn ngừa bệnh tật và tạo điều kiện cho hồ tiêu phân hóa mầm hoa.
– Nhưng điều cốt lõi của việc phân hóa mầm hoa chính là – hãm nước. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi cây gặp điều kiện khô hạn trong vòng 15 ngày thì Acid Absisic tăng lên, Acid Cytokinin và Acid Giberilic giảm xuống là điều kiện tốt kích thích sự phân hóa mầm hoa để phát triển hình thành hoa. Làm chuyển quá trình sinh trưởng dinh dưỡng sang quá trình sinh thực (ra hoa kết trái). Trong thời gian này chúng ta hãm nước không tưới. Nhưng quá trình hãm nước yêu cầu phải dài hơn, vì chắc chắn ẩm độ trong đất vẫn còn khi ta chăm sóc, tưới cây chống suy khi thu hoạch, cây vẫn chưa đủ khô để phân hóa mầm hoa. Tôi thường hãm nước từ 30 đến 45 ngày tùy vào tiêu sung hay không. Khi chuyển từ sinh trưởng sang sinh thực yêu cầu cây phải sung thì mới cho năng suất cao. Nếu hồ tiêu sung mà không phân hóa mầm hoa được thì việc chuyển hóa sẽ không thành công, cây có thể cho ra bông 2 đợt, đợt bông thứ 2 lác đác rất khó chịu.
Cho nên sau khi thu hoạch bạn cần phân ra làm 3 loại tiêu:
1. Tiêu sung
2. Tiêu bình thường không sung không suy.
3. Tiêu suy
– Đối với hồ tiêu suy: Thường là những giống chín sớm như Ấn Độ, bà con chỉ cần tưới theo cho tới đợt thúc phân, khi thúc cùng lúc với tiêu đã hãm nước cây sẽ ra bông. Không cần phải lo lắng. Khi cây suy thì Acid Absisic đã có nhiều trong cây và cây lúc nào cũng sẵn sàng cho ra bông. Nhưng nếu ta không cân đối phân bón thì sang năm cây lại bị mất mùa. Vì cây lại phải tập trung cho quá trình tạo dinh dưỡng.
– Đối với hồ tiêu sung: Ta phải chú ý từ khi thu hoạch. Nhất là tưới nước khi thu hoạch để chống suy cây cần phải có một kinh nghiệm nhất định nào đó. Phải biết cách phân biệt cây tiêu sung hay ít sung để điều chỉnh lượng nước tưới cho cây hợp lý trong quá trình thu hoạch. Với hồ tiêu sung và hồ tiêu bình thường thì việc hãm nước 30-45 ngày là yêu cầu rất quan trọng. Mặc dù hồ tiêu rất tốt, sung nhưng nếu không hãm nước tạo điều kiện phân hóa mầm hoa thì cây sẽ rất ít bông.
Sau khi hãm nước xong nên tưới lại ướt đẫm như mưa 2 đợt trong tuần cho cây hồi phục. Không chỉ tưới trong gốc mà phải tưới cả ngoài tán cây, vì rễ của hồ tiêu kiếm ăn rất xa. Xịt phân bón lá kích thích ra hoa và lá non tập trung trước rồi mới bón phân. Việc làm này giúp cho cây hồi phục sức khỏe sau một thời gian ta ép cây. Nếu bón phân ngay lần tưới đầu tiên thì cây không hấp thu được, có thể còn làm tổn thương bộ rễ và lãng phí phân bón.
Vấn đề lớn trong quá trình phân hóa mầm hoa mà bà con hay gặp, đó chính là gặp mưa sớm. Việc hãm nước trở nên rất khó khăn trong điều kiện như vậy, thậm chí có thể nói là không thể. Nhưng ta vẫn khắc phục được bằng cách xịt thuốc phân hóa mầm hoa, hoặc có thể thay thế bằng thuốc gốc đồng, lúc này lá cây sẽ rụng đi khoảng 15-30 %. Sau khoảng 1-2 tuần ta xịt lại phân bón lá kích thích ra hoa và lá non tập trung y như là đã hãm nước. Và thực hiện bước kế tiếp y như đã phân hóa mầm hoa xong vậy.
Bà con lưu ý chỉ nên áp dụng cho hồ tiêu sung vì tác động này là khá mạnh. Cách làm này có thể cho hồ tiêu ra bông như ý. Nhưng dù gì thì thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm bông. Nếu chúng ta biết cách khắc phục thời tiết thì cũng không còn là vấn đề lớn. Nên xem dự báo thời tiết để ta còn có thể tính toán cho cây ra bông hợp lý.
Việc phân hóa mầm hoa chỉ là một bắt đầu nhỏ cho hành trình dài trong kỹ thuật làm bông của cây hồ tiêu.
Xin mời bà con xem tiếp phần 2 :
2. Bón phân trong quá trình làm bông.
Bón phân cân đối đúng liều lượng để cây cho năng suất cao là cả một chủ đề.
Nước là cốt lõi trong việc phân hóa mầm hoa thì phân chính là chìa khóa để đánh thức những mầm hoa đang ngủ yên đó. Trong quá trình tiêu làm bông nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ tiếp tục ra lá. Vào giai đoạn này cây cần lượng phân rất lớn, bao gồm tất cả các yếu tố đa, trung, vi lượng và hữu cơ.
Chia phân ra nhiều lần mà bón nhưng sẽ đem lại năng suất cao hơn và hạn chế lãng phí.
Sau khi tưới ướt dẫm như mưa cho cây hồi phục sức khỏe.
– Xịt phân bón lá bên trên cây.
– Tưới gốc Vi Lượng chuyên dùng NAUY Master Hồ Tiêu cho kích thích phân hoá mần hoa, bộ rễ phục hồi và phát triển rễ non. Kết hợp xịt thuốc trị tuyết trùng rệp sáp…
– 1 tuần sau bà con bón phân Hữu cơ chuyên dùng cho hồ tiêu NAUY Humic Ra Rễ 2-3kg/nọc/lần
– Sau 1 tuần khi cây bắt đầu nhú cựa bông và lá non bón NPK NAUY MASTER HỒ TIÊU NUÔI DÂY và LÀM BÔNG: 20-17-5+TE, bón cách gốc từ 40-60cm bón theo tán lá cây, bón vào buổi sáng sớm hay buổi chiều, lưu ý cây to thì bón nhiều hơn, nên bón một lần 150-200gr/gốc và bón làm nhiều lần để cây hấp thụ hết thay vì bón theo thói quen 1 lần bón 300-400gr sẽ gây lãng phí.
– Khi tiêu đã đậu trái, chuỗi tiêu dài bà con cần bón phân NPK chuyên tiêu liên tục để hạn chế tình trạng rụng trái lưu ý mỗi lần bón chỉ từ 150-200gr/nọc.
– Khi tiêu vào hạt bà con bón NPK NAUY MASTER HỔ TIÊU NUÔI TRÁI 19-9-19+TE.
Bà con lưu ý một vài điểm nhỏ nhưng rất quan trọng trong kỹ thuật làm bông như sau:
– Khi bông đang nở, tuyệt đối không được xịt phân bón lá. Như vậy sẽ làm cho bông trổ bị thưa, bồ cào. Mặc dù có nhiều sản phẩm phân bón lá có ghi rõ là có thể xịt lúc trổ bông. Bà con làm như phần trên tôi hướng dẫn thì cây đã đầy đủ bao dinh dưỡng và cả yếu tố phòng dịch bệnh sâu hại tấn công rồi.
Trái với suy nghĩ của nhiều người là thời tiết khô ráo nắng nóng thì cây sẽ đậu bông tốt hơn. Đó là suy nghĩ sai lầm.
– Khi tiêu đang trổ bông cần làm cho độ ẩm không khí của vườn tăng lên bằng cách tưới gốc hoặc có thể dùng máy xịt vào không khí xung quanh cây tiêu. Tuyệt đối không xịt lên bông nhé. Vì đa phần hoa hồ tiêu là hoa lưỡng tính, chỉ có một số ít là hoa đơn tính. Hoa đơn tính nó sẽ tự rụng. Những giống tiêu có hoa đơn tính nhiều là do di truyền từ tổ tiên và một số cây tiêu hạt lại tổ… Khả năng đậu hạt của loại này rất thấp. Khi độ ẩm trong không khí tăng cao thì các đầu nhụy của hoa lưỡng tính cương lên dễ bám dính các hạt phấn, làm tăng khả năng thụ phấn. Vì vậy khi tiêu đang trổ bông 3 ngày bà con nên xịt hoặc tưới nước một lần. Thời gian trổ bông của hồ tiêu kéo dài từ 10-20 ngày. Đó chính là lý do tại sao những cây hồ tiêu trổ bông muộn như tiêu Sẻ, Sẻ Mỡ hay tiêu trổ đợt 2 thì hạt sẽ to và đều hạt hơn. Những giống trổ sớm như Ấn Độ thì hay bị bồ cào. Bà con nào trồng tiêu Ấn Độ đọc được những chia sẻ này sẽ biết cách làm cho tiêu năng suất và ít bị bồ cào hơn. Với giống tiêu Ấn Độ bà con phải nâng nhu cầu xác bả hữu cơ tăng lên 150% so với bình thường thì năng suất sẽ rất cao và ổn định mà không phải quan tâm nhiều tới việc phân hóa mầm hoa, vì nó rất nhiều hoa. Làm bông là cuộc chiến trường kỳ cho tới khi cây vào hạt. Nếu thiếu dinh dưỡng thì cây sẽ bị rụng trái non, thối trái non.
– Sau đó bà con bắt đầu lại chu trình chăm sóc. Năm trúng năm thất chỉ là cách nói của những ai chưa hiểu rõ đặc tính cây hồ tiêu thôi.
– Trong quá trình chăm sóc, bà con hãy quan sát lá tiêu. Cây nhiễm bệnh gì, hay cần nhu cầu dinh dưỡng gì thì đều biểu hiện qua lá. Thiếu phân thì lá sẽ nhỏ lại. Thiếu vi lượng thì lá non nhỏ lại có màu trắng. Hay những biểu hiện bệnh thán thư, địa y, chết nhanh, chết chậm… thì lá cây sẽ biểu hiện đầu tiên. Bà con có kinh nghiệm thì sẽ kịp thời phòng bệnh hay bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cho cây một cách hợp lý nhất. (Tôi sẽ có bài viết về biểu hiện bệnh, cách chăm sóc hồ tiêu biểu hiện qua lá sau).
CÁC LƯU Ý KHÁC:
– Chỉ làm sạch cỏ quanh gốc tiêu bán kính từ gốc 40-60cm, phần giữa hai luống tiêu nên để cỏ mọc và dùng máy cắt cỏ cách, mục đích giữ ẩm cho đất, và hạn chế sự giao động quá lớn của nhiệt độ giữa ban ngày vàn ban đêm.
– Tuyệt đối không được dùng thuốc diệt cỏ để diệt cỏ trong vườn tiêu.
– Nên chồng cây cỏ lạc trong vườn để giữ độ ẩm trong vườn và thu hút côn trùng có lợi cho cây.
– Chỉ xịt thuốc và bón phân vào buổi sáng hay buổi chiều.
– Làm rãnh ngang khoảng 40cm sâu khoảng 60cm cứ mỗi 1.000 đến 2.000m một ô để ngăn ngừa lây bệnh khi vườn bị dịch bận
Theo sưu tâm và tham khảo.