Kỹ Thuật Là Gì? Các Ngành Kỹ Thuật Chính Và Tầm Quan Trọng
Trong giai đoạn xã hội đang phát triển theo chiều hướng công nghệ kỹ thuật hiện nay thì ngành kỹ thuật là một ngành nghề then chốt, thúc đẩy gia tăng vật chất, đáp ứng đời sống con người. Vậy kỹ thuật là gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
I. Kỹ thuật là gì?
Kỹ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ ngành sử dụng những kết cấu, nguyên tắc, ứng dụng kiến thức vào khoa học để tạo ra máy móc, hệ thống, hạng mục, đường xá, vật liệu, toà nhà,… mang lại các giá trị thực tiễn nhất định.
II. Nguồn gốc của kỹ thuật
Ngành kỹ thuật đã xuất hiện từ thời cổ đại, khi những người xưa vận dụng những kiến thức để chế tạo ra ròng rọc và máy móc thô sơ nhằm phục vụ đời sống con người. Đến thời trung đại, hiện đại thì kỹ thuật ngày càng trở nên phát triển với những bước tiến vượt trội.
Thuật ngữ “kỹ thuật” có nguồn gốc từ kỹ sư, vào thế kỷ XIV, khi một thợ máy được gọi là người chế tạo động cơ quân sự, nghĩa là thiết bị cơ khí được dùng trong chiến tranh. Sau đó, khi thiết kế các công trình dân dụng như cầu và tòa nhà, trở thành ngành kỹ thuật.
Nguồn gốc của kỹ thuật là một phần của lịch sử nền văn minh nhân loại. Các kim tự tháp Giza, Parthenon Stonehenge, và tháp Eiffel ngày nay là các di sản về lĩnh vực này. Các kỹ sư ngày nay không chỉ xây dựng những công trình khổng lồ như trạm vũ trụ quốc tế mà còn xây dựng bản đồ gen người và chip máy tính tốt hơn.
III. Tầm quan trọng của kỹ thuật hiện nay
Từ khi các cuộc cách mạng công nghiệp ra đời đã tạo nên nhu cầu lớn về máy móc, kim loại,… từ đó mà ngành kĩ thuật đã đóng vai trò quan trọng trong xã hội loài người như:
- Kỹ thuật và công nghệ thông tin đã góp phần thúc đẩy sự gia tăng vật chất, cải thiện chất lượng đời sống của con người với sản phẩm, đáp ứng nhu cầu mặt hàng tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, là yếu tố quyết định đến sự thành công của công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế.
- Kỹ thuật tạo ra những ứng dụng quan trọng, hàng loạt những thiết bị máy móc mới giúp thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa và nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, cung ứng kịp thời hàng hóa thiết yếu – trọng yếu của toàn xã hội thông qua phương tiện vận chuyển, bàn nâng điện, các loại xe nâng hỗ trợ, xe đẩy,…
- Hỗ trợ giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp, công ty và cá nhân giảm thiểu chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, cũng được hạ xuống để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội.
- Chi phí tiêu hao vật chất trong quá trình sản xuất được rút ngắn, giảm thiểu nhiều từ đó có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao mức sống của người dân.
- Ứng dụng kỹ thuật áp dụng vào trong đời sống của con người còn thúc đẩy làm cho đời sống trở nên phong phú và muôn màu hơn, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo các sản phẩm,…
IV. 4 ngành kỹ thuật chính hiện nay
1. Kỹ thuật điện
Kỹ thuật điện là ngành rất nổi bật hiện nay. Tuy mới xuất hiện vào thế kỷ XIX nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với đời sống. Ngành kỹ thuật điện là nghiên cứu và thiết kế hệ thống điện và điện tử như: Động cơ điện, mạch điện, thiết bị điện từ, máy phát điện, cáp quang, điện cơ, thiết bị điện tử khác,…
Ngay khi xuất hiện, ngành kỹ thuật điện đã phát triển và chia ra các hạng mục chuyên biệt bao gồm: Pin, động cơ, hệ thống phát điện và truyền điện, hệ thống điều khiển. Có thể nói rằng nhóm ngành kỹ thuật điện liên quan trực tiếp đến thiết kế, thí nghiệm, xây dựng, sản xuất, điều khiển, kiểm tra, giám sát máy móc và hệ thống điện, điện tử. Trong đó điện tử bao gồm: Thiết bị đo đạc, video, âm thanh và quang điện tử. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau thì hệ thống điện tử sẽ có quy mô khác nhau.
Hiện nay, ngành kỹ thuật điện đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điện và điện tử được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống, giúp cho các máy móc có nguồn năng lượng để có thể hoạt động từ đó hỗ trợ tối đa cuộc sống của con người.
2. Kỹ thuật cơ khí
Kỹ thuật cơ khí là ngành bao gồm thiết kế hệ thống vật lý hay cơ học như hệ thống năng lượng, sản phẩm hàng không, cung cấp điện và sản phẩm không gian, phương tiện giao thông vận tải, hệ thống động cơ đốt trong, bộ nén khí, vũ kí tàu điện,…
3. Kỹ thuật hóa học
Hiện nay, hóa học đang được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhiều ngành khác. Kỹ thuật hóa học có thể được hiểu là lĩnh vực thực hiện các sự biến đổi vật chất dựa vào những nguyên lý về hóa học, vật lý, và cả toán học. Như vậy, kỹ thuật hóa học bao gồm việc ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học, sinh học,… trong suốt quá trình sản xuất vi sinh, lên men, lọc dầu, chế tạo vật liệu,…
Hiểu theo cách đơn giản thì kỹ thuật hóa học bao gồm:
- Việc thiết kế và tính toán vận hành nhà máy.
- Thiết kế quá trình hóa học bao gồm lọc, sấy, bay hơi,…
- Hiện tượng chuyển như truyền khối, truyền nhiệt,…
4. Kỹ thuật xây dựng
Ngành kỹ thuật xây dựng bao gồm các hạng mục thiết kế và xây dựng các công trình công cộng và tư nhân. Ngành kỹ thuật xây dựng đã phát triển nên hạ tầng cơ sở đường sắt, đường bộ, sân bay, hệ thống xử lý nước, hệ thống cấp nước, đập nước, cầu cống và những tòa nhà.
V. Một số ngành kỹ thuật khác
1. Kỹ thuật máy tính
Kỹ thuật máy tính chính là lĩnh vực được kết hợp bởi ngành kỹ thuật điện tử và khoa học máy tính nhằm phát triển những thiết bị phần cứng và phần mềm trên máy tính. Các kỹ sư máy tính thường được đào tạo nhiều về lĩnh vực chuyên môn như thiết kế phần mềm, kỹ thuật điện tử (hoặc kỹ thuật điện), tích hợp phần cứng – phần mềm, thay vì chỉ dùng kỹ thuật phần mềm hay kỹ thuật điện tử riêng lẻ.
2. Kỹ thuật hàng hải
Kỹ thuật hàng hải là một lĩnh vực liên quan đến bất kì thứ gì trên mặt biển hoặc gần biển. Một vài ví dụ về đối tượng nghiên cứu của ngành kỹ thuật hàng hải bao gồm: Tàu ngầm, tàu thủy, giàn khoan dầu, cảng biển, hệ thống thủy lực,… Lĩnh vực này đòi hỏi kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác như kỹ thuật điện, cơ khí, lập trình, xây dựng.
3. Kỹ thuật hệ thống
Kỹ thuật hệ thống là ngành chuyên về thiết kế, phân tích và điều khiển hệ thống kỹ thuật. Lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào khoa học – công nghệ của hệ thống công nghiệp, để có thể phân tích và thiết kế các hệ thống để sản xuất hàng hóa và dịch vụ hiệu quả.
4. Kỹ thuật hàng không vũ trụ
Đây là ngành chuyên thiết kế, nghiên cứu và chế tạo vệ tinh, máy bay, trực thăng, hỏa tiễn,… Kỹ thuật hàng không vũ trụ nghiên cứu sâu về chênh lệch áp suất và hệ thống khí động lực học của thiết bị nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu suất cao nhất. Bởi vì đây là lĩnh vực nghiên cứu lưu chất nói chung, nên có thể ứng dụng vào tất cả loại phương tiện di chuyển nào ví dụ như xe hơi.
VI. Ứng dụng của kỹ thuật là gì?
Với những thông tin mà Mua Bán đã đề cập phía trên thì các bạn có thể thấy tầm quan trọng cũng như tính ứng dụng rộng rãi của ngành kỹ thuật vào đời sống. Mỗi ngành kỹ thuật sẽ có từng ứng dụng cụ thể, ví dụ như:
- Kỹ thuật điện: Hiện nay vô số thiết bị, sản phẩm… sử dụng điện năng để vận hành. Vậy nên, ngành kỹ thuật điện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là các hoạt động máy móc, thiết bị phát sáng hay trong sinh hoạt đời sống.
- Kỹ thuật hàng không: Ứng dụng cụ thể trong ngành hàng không với những thiết bị điều khiển, tên lửa, máy bay,…
- Kỹ thuật cơ khí: Ứng dụng trong việc chế tạo vật liệu cơ khí, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và chế tạo nhiều thiết bị, máy móc,…
- Kỹ thuật hoá học: Ứng dụng cụ thể trong việc tạo nên nhiều sản phẩm mới,…
- Kỹ thuật máy tính: Ứng dụng cụ thể trong những hoạt động liên quan đến máy tính, công nghệ số, các thiết bị,…
Vậy nên, có thể nói rằng mỗi ngành kỹ thuật sẽ có các ứng dụng cụ thể riêng trong đời sống. Tóm lại, lại chúng đóng vai trò rất quan trọng, đóng góp vào mọi lĩnh vực của đời sống. Khi tìm hiểu xem kỹ thuật là gì thì việc hiểu rõ tính ứng dụng của chúng là việc rất quan trọng và đáng để quan tâm.
VII. Tổng kết
Trên đây là tất cả các thông tin cơ bản mà Mua bán gửi đến các bạn để giải đáp thắc mắc Kỹ thuật là gì cũng như các ngành kỹ thuật phổ biến hiện nay và đặc biệt là tầm quan trọng của kỹ thuật trong đời sống. Nếu thấy bài viết này hữu ích, các bạn hãy chia ngay đến những người quen nhé!
Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật các tin đăng hấp dẫn về việc làm bạn nhé!
>>> Xem thêm: