Kỹ thuật gieo hạt đu đủ và chăm sóc đúng cách giúp cây cho quả quanh năm


10/12/2022 03:24

Đu đủ là loại cây nông nghiệp được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trên đất nước ta. Đây là giống cây dễ trồng, cho sản lượng quả cao. Quả đu đủ có hương vị thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng nên được thị trường rất ưa chuộng. Hiện nay, những mô hình trồng đu đủ tập trung quy mô lớn mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân. Để phát triển mô hình trồng cây đu đủ hiệu quả, bà con cần chú kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Trong đó, kỹ thuật gieo hạt đu đủ, trồng cây con và bón phân, phòng trừ sâu bệnh đúng cách cần được thực hiện đúng cách. 

1. Chuẩn bị hạt giống và đất gieo hạt đu đủ

Chuẩn bị hạt giống

Để có thể gieo hạt đu đủ, trước tiên bà con phải chuẩn bị hạt giống. Đu đủ hiện nay có nhiều giống khác nhau, tùy vào nhu cầu, điều kiện trồng mà bà con chọn giống cây phù hợp. Bà con có thể chọn giống đu đủ lùn với thời gian cho quả nhanh, năng suất quả cao để trồng.

Đu đủ được trồng bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, gieo hạt đu đủ là phương pháp trồng cây phổ biến. Bà con nên chọn hạt giống từ những quả đu đủ to, phẩm chất tốt và không bị sâu bệnh. Khi quả chín đều, bà con tiến hành lấy những hạt màu đen ở đoạn giữa gần cuối của trái. Đem những hạt đu đủ lấy được thả vào một thau nước, sau đó chọn lấy những hạt chìm và loại bỏ các hạt nổi. Rửa sạch màn nhớt bọc bên ngoài hạt, đem đi hong khô.

gieo-hat-du-du-1

Hạt giống đu đủ (Nguồn: Internet)

Làm đất trồng đu đủ 

Đất vườn trồng đu đủ yêu cầu phải được làm kỹ càng. Trước khi gieo hạt đu đủ, bà con phải cày sâu, đập nhỏ đất rồi thực hiện việc lên luống với độ cao khoảng 40 – 50cm so với mặt rãnh, khoảng cách giữa các luống duy trì ở mức từ 2 – 2.5m là thích hợp nhất.

Làm đất xong, bà con bón lót đầy đủ để tăng độ dinh dưỡng và tơi xốp của đất. Việc bón lót cần được thực hiện đầy đủ cho từng gốc trồng đu đủ để cây có đủ điều kiện lớn lên khỏe mạnh. 

Quá trình làm đất và bón lót cho cây phải thực hiện trước lúc trồng 10 ngày.

2. Kỹ thuật gieo hạt đu đủ và trồng cây con 

Gieo hạt đu đủ

Để hạt đu đủ nhanh chóng nảy mầm và có tỷ lệ này mầm cao, trước khi gieo, bà con cần tiến hành ngâm hạt giống trước. Đem hạt giống đã chuẩn bị trước đó ngâm vào nước ấm theo tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh trong 5 tiếng rồi cho hạt vào miếng vải cotton để ủ trong 4 – 5 ngày cho tới lúc hạt nứt nanh.

Sử dụng túi nilon có kích thước 8 x 5cm. Túi phải được đục lỗ thoát nước phía dưới vào cho đất trồng cây vào. Tiến hành gieo hạt đu đủ đã nứt nanh vào túi ươm rồi phủ lên một lớp đất mỏng bên trên. Đặt các bầu gieo vào khay và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Gieo hạt đu đủ xong, bà con duy trì tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày 1 lần.

Trồng cây con ra vườn

Thời điểm cây có khoảng 2 – 4 lá, bà con duy trì việc tưới nước 2 ngày 1 lần cho cây. Khi cây giống phát triển được 10 – 15cm, có 4 – 5 lá thật, bà con đem cây ra vườn để trồng. 

Đầu tiên, bà con đào hố trồng rồi đặt bầu cây giữa hố, sau đó dùng dao nhỏ rạch nhẹ dưới đáy để gỡ bầu nilon bên ngoài ra một cách nhẹ nhàng. Bước này bà con thực hiện cẩn trọng để tránh làm vỡ bầu gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Trồng cây xong thì vun đất ở quanh bầu, nén chặt gốc rồi tưới ẩm đất.

Cây đu đủ là loại cây ưa nắng, vì vậy việc duy trì khoảng cách thích hợp cho cây là hết sức cần thiết. Bà con nên trồng đủ đủ với mật độ vừa phải để đảm bảo không gian cho cây phát triển tốt, đón được ánh sáng mặt trời. Mật độ trồng cây thích hợp là 2.5 x 3m.

Sau khi trồng cây, bà con sử dụng thêm cỏ, rơm rạ phủ quanh gốc để đảm bảo độ ẩm cho đất tốt nhất, giúp cây bén rễ nhanh chóng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, bà con chú ý đóng cọc cho mỗi gốc cây để giúp cây đứng vững, tránh tình trạng bật gốc, nghiêng ngả nếu gặp mưa gió bão.

gieo-hat-du-du-2

Khi cây ươm đủ cứng cáp thì mang cây ra đất trồng (Nguồn: Internet)

3. Chăm sóc cây đu đủ

Ngoài chú trọng kỹ thuật gieo hạt đu đủ đúng cách thì sau trồng cây , bà con chú trọng chăm sóc cây đúng cách bao gồm việc tưới nước, bón phân và phòng bệnh cho cây. 

Tưới nước: 

Cây đu đủ là loài cây cần nhiều nước lại sợ úng. Vì thế, trong quá trình tưới nước cho cây, bà con chú ý cung cấp đủ nước cho cây vào mùa nắng và đảm bảo việc thoát nước hiệu quả cho cây vào mùa mưa. Mùa nắng, có thể tưới cho cây 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và buổi chiều. Tưới ngay khi thấy đất khô. Hạn chế tưới nước vào mùa mưa.

Phòng bệnh cho cây

Cỏ dại phát triển sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh sinh sôi và cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Chính vì vậy, từ lúc gieo hạt đu đủ đến lúc cây phát triển, bà con chú trọng làm cỏ, loại bỏ cỏ dại quanh gốc cây và trong vườn trồng.  Thường xuyên ngắt bỏ những lá già, lá bệnh trên cây. Thời kỳ cây ra quả, chú ý loại bỏ những quả hư, quả bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan. 

Bón lót cho cây đu đủ 

Bón phân cho cây đu đủ bao gồm bón lót và bón thúc. Bón lót được thực hiện ở giai đoạn làm đất, trước lúc gieo hạt đu đủ. Lượng phân bón sử dụng để bón lót cho cây đu đủ bao gồm: 1 – 3kg phân hữu cơ Organic 1 (hoặc phân hữu cơ Organic Gold) cho mỗi gốc trồng.

Việc bón lót sẽ giúp cho đất trồng tơi xốp, bổ sung đủ dinh dưỡng cho đất giúp cây phát triển tốt. 

Bón thúc cho cây đu đủ, bà con chia làm 3 đợt bón phân

  • Bón thúc đợt 1: Bón sau khi cây con trồng được 1 tháng. Bà con sử dụng phần bón NPK 20-20-15+TE với lượng 0.5 – 1kg cho mỗi cây trong 1 lần bón. Duy trì việc bón thúc đều đặn 7 ngày/ lần cho cây đu đủ vào giai đoạn này.

  • Bón thúc đợt 2: Bón sau thời điểm cây trồng được 3 tháng. Lượng phân bón sử dụng bón cho đợt 2 là 0.5 – 1kg cho 1 cây trong 1 lần bón. Sử dụng phân NPK 20-20-15+TE bón với tần suất 15 – 20 ngày/ lần.

  • Bón thúc đợt 3:  Bón vào giai đoạn cây được 3 – 7 tháng tuổi. Bón thúc cho cây mỗi tháng 1 lần bằng phân bón NPK Seven hoặc NPK 16-9-21+TE với liều lượng áp dụng là 0.5 – 1kg cho mỗi cây 1 lần. 

Bón lượng phân phù hợp, bón đúng cách vào đúng thời điểm phát triển của cây sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, xanh tốt, cho năng suất và chất lượng quả cao. 

Với kỹ thuật gieo hạt đu đủ và chăm sóc cây sau trồng được chia sẻ trong bài viết, chúng tôi hy vọng bà con sẽ có được những kinh nghiệm cần thiết trong việc trồng cây khỏe mạnh, cho năng suất cao. 

>>> Xem thêm: Nhu cầu dinh dưỡng và chế độ phân bón cho cây cà chua bi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt

– Thông tin tham khảo được Bác Sĩ Nông Nghiệp tổng hợp –