Kỹ thuật chăm sóc và xử lý cho điều ra hoa đồng loạt
Do thu nhập từ cây điều khá cao nên một số bà con nông dân trồng điều đã biết tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng các TBKT mới trong chăm sóc như sử dụng phân bón, tưới nước hợp lý và xử lý để điều ra hoa tập trung, giúp cho việc thu hoạch sớm, tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, phần lớn bà con các nơi chưa chú ý các khâu kỹ thuật, thiếu đầu tư thâm canh nên cây điều ra hoa lai rai, không tập trung, chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết do đó năng suất không cao, chất lượng hạt điều giảm, lợi nhuận thu được thấp. Một số nơi do trồng quảng canh bằng các giống cũ nên điều hầu như không ra hoa làm nhiều hộ gia đình chán nản đã phải chặt bỏ để trồng cây khác làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung.
Để giúp bà con các nơi có kinh nghiệm trong việc xử lý để cây điều ra hoa tập trung cho sản lượng thu hoạch cao, chúng tôi giới thiệu tài liệu hướng dẫn dưới đây của ngành điều nước ta:
Đặc điểm và yêu cầu sinh thái để cây điều ra hoa:
– Hoa điều có 2 loại: Hoa đực (chỉ gồm nhị đực); hoa lưỡng tính (gồm 8-12 nhị đực và 1 nhụy cái ở chính giữa).
– Hoa điều mọc thành chùm có vài chục tới 1-2 trăm hoa. Số hoa đực chiếm tỷ lệ cao, hoa cái chiếm thấp từ 0-30% tổng số hoa. Những chùm hoa đầu và cuối vụ thường có tỷ lệ hoa đực cao, hoa chính vụ tỷ lệ hoa lưỡng tính cao.
– Tỷ lệ hoa lưỡng tính còn phụ thuộc vào cá thể cây trong vườn, có cây tỷ lệ hoa lưỡng tính thấp, có cây tỷ lệ hoa lưỡng tính cao hay còn gọi là điều chùm. Đây là chỉ tiêu để chọn cá thể giống có năng suất cao làm giống gốc để nhân giống.
– Mùa hoa nở bắt đầu từ tháng 11 kéo dài tới tháng 3 năm sau. Hoa điều thường nở rộ nhất vào tháng giêng, tháng 2, hoa chủ yếu thụ phấn nhờ côn trùng.
Vào thời điểm hoa đang nở rộ nếu gặp mưa, sương mù sẽ không tung được dẫn đến tỷ lệ đậu trái thấp. Trong mỗi chùm sẽ có hoa nở sớm, nở muộn, có thể chênh lệch nhau 2-3 ngày. Giữa các chùm hoa cùng một cây và giữa các cây trong vườn cũng có sự chênh lệch thời điểm nở hoa. Do đó việc xử lý ra hoa đồng loạt sẽ giúp cho việc thụ phấn, chăm sóc tốt và tỷ lệ đậu trái sẽ cao hơn.
Kỹ thuật xử lý điều ra hoa tập trung:
– Vào cuối mùa mưa khoảng tháng 10, tháng 11 trên cây điều sẽ xuất hiện đợt đọt non thứ 2, đây là đợt đọt rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất điều sau này, vì vậy ta nên phun thuốc trừ sâu bệnh ngay từ khi đọt non mới nhú. Vào thời điểm này, khi ta quan sát thấy vườn điều bắt đầu rụng lá khoảng 20%, ta sử dụng loại phân bón lá có chứa Thioure để xử lý rụng lá điều. Sau khi phun được 5-7 ngày lá điều dụng rất nhanh và đọt non sẽ xuất hiện. Khi chồi non được khoảng 5 lá ta tiến hành phun thuốc kích thích ra hoa điều, thông thường sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao, trong khi đó đạm thấp như: 6-30-30; 10-52-10, có thể phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày. Sau khi phun khoảng 10 ngày thì điều sẽ ra hoa đồng loạt.
Cần chú ý:
Giai đoạn này đối với phân bón gốc nên sử dụng các loại phân có hàm lượng đạm thấp, đặc biệt không nên sử dụng phân urê mà tăng cường loại phân NPK có hàm lượng lân cao, DAP hoặc Super lân. Có thể bón phân hữu cơ nhưng chỉ bón loại hữu cơ sinh học sẽ có tác dụng nhanh, và chỉ bón sau khi điều trổ hoa. Khi chồi hoa nhú ra khoảng 10cm, ta có thể sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng Kali cao, và có phối trộn thêm vi lượng (B) để giúp cho việc ra hoa đậu trái điều được tốt hơn. Thông thường có thể phun từ 2 – 3 lần.
Một số vần đề cần lưu ý khi sử dụng: Để tranh thủ xử lý ra hoa điều ta cần chọn thời điểm thích hợp để xử lý ra hoa được hiệu quả là khi vừa dứt mưa khoảng 15-20 ngày, thời điểm này cây điều bắt đầu nở hoa. Như vậy phải xử lý trong thời điểm còn một số cơn mưa cuối vụ. Do đó người trồng điều phải theo dõi dự báo thời tiết để chuẩn bị cho chính xác.
Thời gian điều ra hoa, nếu đất còn đủ ẩm hoặc có điều kiện tưới nước (tùy theo từng vùng) thì năng suất hạt điều có thể tăng 25-30%. Có thể sử dụng phân bón lá loại 6-30-30 hoặc MKP (Mono potassium phosphate), có thể phun thêm Atonik, Bortrac, Ga3 cho phát hoa dài; Boras cho bớt rụng hoa và rụng trái non.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây điều thật tốt trong mùa mưa, đặc biệt khi cây ra đọt non sẽ xuất hiện bọ xít muỗi, bọ cánh cứng, sâu ăn tạp thì ta cần xử lý các loại thuốc có hoạt như: Cypermethrin; Fipronil.
Giai đoạn này bông và hoa điều rất nhạy cảm với các loại sâu hại như bọ xít muỗi; bọ trĩ và các loại bệnh như thán thư, khô cành, cháy lá. Vì vậy phải phun xịt các loại thuốc trừ sâu, bệnh kịp thời. Tuy nhiên tránh phun xịt vào thời điểm hoa đang nở (8h-11h), sẽ làm giảm khả năng thụ phấn của hoa (mà chỉ phun xịt vào buổi chiều mát) .
Đặc biệt lưu ý thời tiết giai đoạn này vẫn còn một số cơn mưa cuối mùa nên rất dễ gây bệnh khô bông, cháy lá và khô cành trên cây điều. Vì vậy, sau mỗi cơn mưa nên dùng các loại thuốc có hoạt chất như: Carbendazim; Hexaconazole; Mancozeb để phun xịt.
– Để xử lý ra hoa điều hiệu quả, ngay từ đầu mùa mưa phải áp dụng chế độ chăm sóc, bón phân đầy đủ giúp cho cây ra đọt, cành nhiều, sinh trưởng, phát triển mạnh, cuối mùa mưa sẽ đủ sức ra hoa. Lượng phân bón giai đoạn đầu mùa mưa được tập trung là phân đạm (nếu là phân vô cơ), phân hỗn hợp NPK ưu tiên loại có hàm lượng đạm cao như: 16-16-8; 20-20-16; 20-20-10 liều lượng theo hướng dẫn. Giai đoạn này nên sử dụng kết hợp phân hữu cơ sinh học với liều lượng từ 3-4kg/gốc cho các loại cây từ 5 tuổi trở lên.- Vào cuối mùa mưa khoảng tháng 10, tháng 11 trên cây điều sẽ xuất hiện đợt đọt non thứ 2, đây là đợt đọt rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất điều sau này, vì vậy ta nên phun thuốc trừ sâu bệnh ngay từ khi đọt non mới nhú. Vào thời điểm này, khi ta quan sát thấy vườn điều bắt đầu rụng lá khoảng 20%, ta sử dụng loại phân bón lá có chứa Thioure để xử lý rụng lá điều. Sau khi phun được 5-7 ngày lá điều dụng rất nhanh và đọt non sẽ xuất hiện. Khi chồi non được khoảng 5 lá ta tiến hành phun thuốc kích thích ra hoa điều, thông thường sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao, trong khi đó đạm thấp như: 6-30-30; 10-52-10, có thể phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày. Sau khi phun khoảng 10 ngày thì điều sẽ ra hoa đồng loạt.Giai đoạn này đối với phân bón gốc nên sử dụng các loại phân có hàm lượng đạm thấp, đặc biệt không nên sử dụng phân urê mà tăng cường loại phân NPK có hàm lượng lân cao, DAP hoặc Super lân. Có thể bón phân hữu cơ nhưng chỉ bón loại hữu cơ sinh học sẽ có tác dụng nhanh, và chỉ bón sau khi điều trổ hoa. Khi chồi hoa nhú ra khoảng 10cm, ta có thể sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng Kali cao, và có phối trộn thêm vi lượng (B) để giúp cho việc ra hoa đậu trái điều được tốt hơn. Thông thường có thể phun từ 2 – 3 lần.Một số vần đề cần lưu ý khi sử dụng: Để tranh thủ xử lý ra hoa điều ta cần chọn thời điểm thích hợp để xử lý ra hoa được hiệu quả là khi vừa dứt mưa khoảng 15-20 ngày, thời điểm này cây điều bắt đầu nở hoa. Như vậy phải xử lý trong thời điểm còn một số cơn mưa cuối vụ. Do đó người trồng điều phải theo dõi dự báo thời tiết để chuẩn bị cho chính xác.Thời gian điều ra hoa, nếu đất còn đủ ẩm hoặc có điều kiện tưới nước (tùy theo từng vùng) thì năng suất hạt điều có thể tăng 25-30%. Có thể sử dụng phân bón lá loại 6-30-30 hoặc MKP (Mono potassium phosphate), có thể phun thêm Atonik, Bortrac, Ga3 cho phát hoa dài; Boras cho bớt rụng hoa và rụng trái non.Phòng trừ sâu bệnh cho cây điều thật tốt trong mùa mưa, đặc biệt khi cây ra đọt non sẽ xuất hiện bọ xít muỗi, bọ cánh cứng, sâu ăn tạp thì ta cần xử lý các loại thuốc có hoạt như: Cypermethrin; Fipronil.Giai đoạn này bông và hoa điều rất nhạy cảm với các loại sâu hại như bọ xít muỗi; bọ trĩ và các loại bệnh như thán thư, khô cành, cháy lá. Vì vậy phải phun xịt các loại thuốc trừ sâu, bệnh kịp thời. Tuy nhiên tránh phun xịt vào thời điểm hoa đang nở (8h-11h), sẽ làm giảm khả năng thụ phấn của hoa (mà chỉ phun xịt vào buổi chiều mát) .Đặc biệt lưu ý thời tiết giai đoạn này vẫn còn một số cơn mưa cuối mùa nên rất dễ gây bệnh khô bông, cháy lá và khô cành trên cây điều. Vì vậy, sau mỗi cơn mưa nên dùng các loại thuốc có hoạt chất như: Carbendazim; Hexaconazole; Mancozeb để phun xịt.
Tránh phun xịt vào thời điểm hoa đang nở (8h-11h), sẽ làm giảm khả năng thụ phấn của hoa
0C, ban đêm 21-230C dẫn đến trái lớn cũng có thể bị rụng. Do đó việc xử lý cho điều ra hoa, đậu trái là việc làm cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên phải chọn thời điểm xử lý thích hợp, nếu sớm quá sẽ gặp những cơn mưa cuối mùa sẽ ảnh hưởng do bọ xít muỗi hoặc thán thư gây hại, hoặc bón phân không đủ lượng cho cây điều, thì cây không có khả năng nuôi trái dẫn tới rụng trái non./.
Nguồn:
Vấn đề rụng trái non trên vườn điều thường xảy ra vào cuối tháng giêng, đầu tháng 2 khi thời tiết khô hạn, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao, ban ngày có thể là 35-37C, ban đêm 21-23C dẫn đến trái lớn cũng có thể bị rụng. Do đó việc xử lý cho điều ra hoa, đậu trái là việc làm cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên phải chọn thời điểm xử lý thích hợp, nếu sớm quá sẽ gặp những cơn mưa cuối mùa sẽ ảnh hưởng do bọ xít muỗi hoặc thán thư gây hại, hoặc bón phân không đủ lượng cho cây điều, thì cây không có khả năng nuôi trái dẫn tới rụng trái non./.Nguồn:
http://sonongnghiepbp.gov.vn/