Kỹ thuật bón phân cho tiêu giai đoạn sau thu hoạch

Cây hồ tiêu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nên được trồng nhiều và diện tích mở rộng nhanh chóng trên cả nước. Điều này kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn: tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các hiện tượng sâu bệnh hay năng suất không ổn định,… Kỹ thuật bón phân cho tiêu và tỷ lệ phân bón phù hợp sau thu hoạch sẽ giúp tăng năng suất và khả năng sinh trưởng cho hồ tiêu. 

 

I. Hồ tiêu sau khi thu hoạch sẽ gặp vấn đề gì?

Hồ tiêu được thu hoạch vào thời gian khác nhau ở các vùng. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu thu hoạch vào tháng 2/3. Các vùng Bắc trung bộ, Duyên hải trung bộ thì sẽ thu hoạch vào tháng 4/5.

Thời điểm sau thu hoạch chính là cao điểm của mùa khô nên hồ tiêu sẽ rất yếu, đất đai cằn cỗi,… Thêm đó, tiêu sau một thời gian dài mang trái, tiêu sẽ bị kiệt sức hoàn toàn. Giai đoạn này, cần chú trọng chăm sóc đặc biệt như vậy mới đảm bảo sức khỏe để cây chống chọi tốt với bệnh tật cho vụ mùa mới.

Tình trạng hồ tiêu sau thu hoạch

Theo chia sẻ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (Sở Nông nghiệp – PTNT): “Chăm sóc hồ tiêu sau thu hoạch là không hề dễ dàng. Đặc biệt là khi điều kiện thời tiết thất thường và có nhiều thay đổi như hiện nay. Thực tế cho thấy, không phải tất cả người nông dân chú ý nhiều đến giai đoạn này. Vậy nên, tình trạng nhiều vườn tiêu năng suất giảm, bùng phát bệnh và chết hàng loạt”.

II. Kỹ thuật bón phân – giải pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây tiêu

Bí quyết đơn giản để giúp hồ tiêu có đủ sức khỏe – kháng bệnh: “chọn phân phù hợp – bón đủ lượng – bón lượng lượng”. Như vậy, hồ tiêu sẽ hấp thu dưỡng chất tối đa, tránh tình trạng thiếu chất hoặc lãng phí phân bón đã bổ sung.

Phân bón hữu cơ

Loại phân bón

  • Nguồn gốc từ các chất hữu cơ: phân chuồng/ phân rác/phân xanh/phân bón hữu cơ/phân bón hữu cơ vi sinh/phân bón hữu cơ sinh học,…

Tham khảo một số sản phẩm phân bón hữu cơ được chuyên gia khuyên dùng:

Một số sản phẩm phân Humic nhập khẩu từ Hoa Kỳ

Lượng phân bón

Năm trồng

Lượng phân (kg/trụ/năm)Phân rác/ phân chuồng/ phân xanhPhân hữu cơ vi sinh/ phân bón hữu cơNăm thứ 17 – 101 – 2Năm thứ 2, 310 – 152 – 3Năm thứ 4 trở đi15 – 203 – 5

Chu kỳ bón

  • Mỗi năm một lần (hoặc 2 lần), tiến hành vào đầu hoặc giữa mùa mưa khi đất đủ ẩm.

Kỹ thuật bón

  • Đào rãnh theo mép tán, sâu 10 – 15cm, bón phân và lấp đất.
  • Trong quá trình đào rãnh tránh làm tổn thương bộ rễ tiêu và bón kết hợp tủ gốc.

Tác dụng

  • Tăng năng suất cây trồng và giúp tăng tuổi thọ vườn cây.
  • Cung cấp dinh dưỡng cho hồ tiêu (đa, trung và vi lượng).
  • Cải thiện hệ vi sinh vật có lợi và kìm hãm các mầm bệnh.
  • Giữ ẩm cho đất, hạn chế xói mòn và trôi dưỡng chất phân bón.
  • Gia tăng hiệu quả cho phân hóa học.
  • Kích thích sự phát triển của hệ rễ và phục hồi tái tạo sức sống cho hồ tiêu trong mùa vụ mới.
  • Hỗ trợ sự phát triển lâu dài cho cây và tái tạo đất.

Kỹ thuật bón phân cho cây hồ tiêu

Phân bón vô cơ

Loại phân bón

Theo nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu: đa – trung – vi lượng để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Phân đa lượng: Phần lớn là các loại phân có lượng lớn dưỡng chất: đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O),…
  • Phân trung lượng: Với lượng vừa các dưỡng chất như: lưu huỳnh (S), canxi (Ca) và magiê (Mg),…
  • Phân vi lượng: Chứa các nguyên tố vi lượng cần cho cây hồ tiêu một lượng rất ít, như kẽm (Zn), bor (B) và đồng (Cu), sắt (Fe),…

Theo cách sử dụng: Để bổ sung dưỡng chất nhanh chóng, kịp thời và trước mắt cho cây.

  • Phân bón gốc: Các loại phân dùng để bón trực tiếp vào đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây qua rễ.
  • Phân bón lá: Dùng để phun qua lá với lượng dưỡng chất phù hợp để kích thích sinh trưởng.

Lượng phân bón

Năm trồng

Lượng phân (kg nguyên chất/ha/năm)NP2O5K2ONăm thứ 190 – 10050 – 6070 – 90Năm thứ 2, 3150 – 20080 – 100100 – 150Năm thứ 4 trở đi250 – 350150 – 200150 – 250


Chu kỳ bón

Ưu tiên chọn loại phân vô cơ kết hợp được với phân bón hữu cơ để bón cho vườn tiêu như phân đơn hoặc phân tổng hợp NPK.

  • Lần 1: 1/4 đạm + 1/4 kali và tất cả lượng phân bón hữu cơ.
  • Lần 2: 1/4 đạm + 1/4 kali được bón vào đầu mùa mưa.
  • Lần 3: 1/4 đạm + 1/4 kali được bón vào giữa mùa mưa.
  • Lần 4: Lượng phân còn lại sẽ bón vào cuối mùa mưa.

Lưu ý: Bón phân lân bón trước khi kết thúc thu hoạch khoảng 10 ngày.

Kỹ thuật bón

  • Bón phân khi đất đủ ẩm, cào lá và rải lên mặt đất theo mép tán.
  • Lấp phân vào đất và tránh ảnh hưởng tới phần rễ.
  • Dùng rơm rạ hoặc cỏ khô che lại.

Tác dụng

  • Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển
  • Tăng năng suất và sản lượng cây trồng.
  • Bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng và hiệu quả kịp thời.

Bón vôi

  • Chu kỳ bón: 1 lần/ năm tùy vào điều kiện đất đai và cây trồng.
  • Lượng vôi: 500 – 1.000kg/ ha
  • Kỹ thuật bón: Rải đều trên mặt đất và xung quanh tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón.
  • Tác dụng: Cải thiện độ chua, cung cấp Canxi cho tiêu.

III. 7 biện pháp kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch xong, hồ tiêu hay bất kỳ loại cây nông nghiệp nào cũng cần ngủ nghỉ. Đồng thời cần bổ sung chất để bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa vào những mùa vụ sau.

Biện pháp kỹ thuật sau khi thu hoạch hồ tiêu

7 biện pháp kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu sau thu hoạch:

  • Vệ sinh vườn cây và rẫy hồ tiêu: cho thật sạch sẽ để tránh mầm bệnh lây lan từ mùa vụ trước đó.
  • Cắt tỉa cành và tạo tán cây: tỉa bỏ bớt những cành yếu ớt, những cành cây sâu bệnh.
  • Bón bổ sung dinh dưỡng: tùy vào hàm lượng dưỡng chất cần thiết.
  • Kiểm tra mầm bệnh cho cây: sâu bệnh, rệp sáp hại rễ,…
  • Kết hợp tưới nước và bón phân: bón là hoặc bón gốc với lượng phù hợp.
  • Tạo rảnh nước cho vườn hồ tiêu.
  • Hãm nước: từ 1-2 tháng tùy tình trạng cây, để cây phân hóa tốt hơn.

Những chia sẻ chi tiết trên sẽ giúp cho bà con nông dân nắm rõ được những biện pháp kỹ thuật phù hợp. Từ đó chọn loại nào bón cho hồ tiêu phù hợp nhất để tăng năng suất và chất lượng mùa vụ mới. Liên hệ với chúng tôi để được chuyên gia hỗ trợ tư vấn về các giải pháp kỹ thuật kịp thời.

Rate this post