Kỹ năng sống là gì? Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Tầm quan trọng của việc có kỹ năng sống trong cuộc sống của một người nằm ở khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh và thành công trong thời kỳ phục hưng và thịnh vượng của xã hội. Một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được quan tâm và giải quyết nhanh chóng hiện nay là thiếu kỹ năng sống cho thế hệ mới. Đó là do đầu ra của các cơ sở giáo dục còn thiếu kỹ năng sống. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng sống được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với tất cả bậc học từ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đến sinh viên cao đẳng, đại học. Vậy kỹ năng sống là gì? Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường hiện nay như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này.

Kỹ năng sống là gì?

Khái niệm kỹ năng sống là gì?

Kỹ năng sống (Tiếng Anh: Life Skills) có thể được giải thích bằng một số định nghĩa, bao gồm:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là một nhóm năng lực tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân giúp mọi người đưa ra quyết định sáng suốt, giải quyết vấn đề, suy nghĩ chín chắn và sáng tạo, giao tiếp hiệu quả, xây dựng mối quan hệ lành mạnh, đồng cảm với người khác, đối phó và quản lý cuộc sống của họ một cách lành mạnh và có trách nhiệm.

Còn theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) định nghĩa kỹ năng sống là một cách tiếp cận thay đổi hành vi hoặc phát triển hành vi được thiết kế để giải quyết sự cân bằng của ba lĩnh vực: kiến thức, thái độ và kỹ năng. Định nghĩa của UNICEF dựa trên bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi trong hành vi rủi ro sẽ khó xảy ra nếu năng lực dựa trên kiến thức, trình độ và kỹ năng không được giải quyết.

Như vậy có thể thấy rằng có nhiều nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm kỹ năng sống, tuy nhiên theo một cách khái quát nhất ta có thể hiểu kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong học tập, làm việc và trong cuộc sống một cách hiệu quả. Hay nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống của mỗi người.

ky_nang_song_la_gi_luanvan2s
Kỹ năng sống là gì?

Bài viết liên quan:

Dạy học tích hợp là gì? Thế nào là phương pháp dạy học tích hợp?

Hệ thống kỹ năng sống

Hệ thống các kỹ năng sống gồm có:

  • Kỹ năng nhận thức gồm các kỹ năng cơ bản như: Tự nhận thức bản thân, tự đặt mục tiêu và xác định giá trị, kỹ năng tư duy sáng tạo,…

  • Kỹ năng liên quan đến cảm xúc gồm: Kỹ năng tự nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình, kiềm chế và kiểm soát cảm xúc, tự giám sát- điều chỉnh cảm xúc của bản thân.

  • Kỹ năng xã hội bao gồm: Kỹ năng giao tiếp- truyền thông, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng cảm thông,….

Đây là một số số các cách hệ thống các kỹ năng sống, các cách phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực tế, các kỹ năng sống không tách rời nhau mà có quan hệ mật thiết, tương hỗ cho nhau. Ví dụ, khi cần ra quyết định một cách phù hợp thì phải sử dụng kỹ năng nhận thức, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng tư duy phê phá,…

Ở Việt Nam, bộ Giáo dục- Đào tạo đã ban hành tài liệu hướng dẫn tích hợp các kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp, gồm 21 kỹ năng cơ bản và cần thiết. Các kỹ năng này cần được vận dụng linh hoạt theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học và điều kiện cụ thể của từng vùng miền,…

Giáo dục kỹ năng sống là gì?

Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động sư phạm có mục đích, kế hoạch đến học sinh để giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, những thao tác, hành vi cư xử đúng mực trong mối quan hệ xã hội, giúp cho nhân cách của mỗi học sinh phát triển đúng đắn và thích ứng tốt nhất với môi trường sống. Việc giáo dục những kỹ năng sống là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho các cá nhân thanh thiếu niên học sinh để họ có thể hoạt động độc lập và chủ động tránh những khó khăn trong thực tế cuộc sống.

Đối với học sinh, nhất là học sinh bậc trung học cơ sở, giáo dục kỹ năng sống là môn học trang bị những tri thức giúp các em hình thành các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con người với môi trường sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là việc đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà là hướng đến thay đổi hành vi.

Dạy kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và giúp các em có thể chuyển tải những gì mình đã biết, cảm nhận và quan tâm thành những kỹ năng thực thụ để học sinh biết làm gì và làm như thế nào trong các tình huống khác nhau.

giao_duc_ky_nang_song_la_gi_luanvan2s
Giáo dục kỹ năng sống là gì?

Bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục? Hãy gửi email hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại Website để nhận sự hỗ trợ ngay bây giờ nhé!

Nhiệm vụ của giáo dục kỹ năng sống

Xã hội hiện đại luôn biến động không ngừng và điều này đòi hỏi con người có những kỹ năng ứng phó trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Việc rèn luyện các kỹ năng mềm cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục và giảng dạy kỹ năng sống. Thông qua đó, trẻ sẽ được trang bị những kiến thức giá trị,hình thành thái độ, kỹ năng phù hợp từ đó xây dựng những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống, có khả năng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày.

Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống là gì?

Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển con người một cách toàn diện và đầy đủ, đặc biệt với lứa tuổi học sinh. Khoa học giáo dục hiện đại đã khẳng định, mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội công nghiệp… thì phải học. Học để biết, học để làm, học để hành và học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống. 

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh xây dựng sự tự tin trong cả giao tiếp và các kỹ năng phối hợp và hợp tác, cung cấp cho các em những công cụ quan trọng để phát triển, tìm ra cách tư duy mới và giải quyết vấn đề, đồng thời cung cấp các phương pháp về cách giao tiếp xã hội, kết bạn mới và nhận ra tác động của các hành động và hành vi của mình.

Kỹ năng sống cũng giúp học sinh hành động trong những tình huống mà cha mẹ hoặc giáo viên có thể không có mặt và khiến bản thân chịu trách nhiệm về việc mình làm thay vì đổ lỗi cho người khác.

tam_quan_trong_cua_giao_duc_ky_nang_song_luanvan2s
Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống là gì?

Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống

Kỹ năng sống là bước đệm để con người có thể sử dụng những điều đã biết để thay đổi hành vi và thực hiện lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Kỹ năng sống được coi là một phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại.

Kỹ năng sống cũng góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển bản thân và xã hội một cách phù hợp, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người. Cá nhân nào thiếu kỹ năng sống sẽ là một nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề xã hội. Ngược lại, với những người có kỹ năng sống, họ sẽ thực hiện các hành vi mang tính xã hội một cách tích cực, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.

Kỹ năng sống là những kỹ năng đặc biệt quan trọng với thế hệ thanh thiếu niên hiện nay, các kỹ năng này giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử tin và là phong sách để hoàn thiện bản thân trước mọi người.

Kỹ năng sống cũng biến những kiến thức thành hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Người có kỹ năng sống là người biết làm cho mình và người khác hạnh phúc, họ thành công hơn, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của mình.

Nội dung giáo dục Kỹ năng sống là gì?

Chúng ta sẽ tìm hiểu những kỹ năng quan trọng cần được giảng dạy và tổ chức cho các em thực hành:

noi_dung_giao_duc_ky_nang_song_luanvan2sNội dung giáo dục Kỹ năng sống là gì?

Kỹ năng tự nhận thức

Tự nhận thức là tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân, là khả năng của con người trong việc hiểu chính bản thân mình như cơ thể, tư tưởng; các mối quan hệ xã hội của bản thân như nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tư tưởng, sở thích, thói quen, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì.

Kỹ năng tự nhận thức được coi là một trong những kỹ năng cơ bản đặt nền móng để con người có thể giao tiếp và ứng xử phù hợp với mọi người cũng như cảm thông với người khác. Để nhận thức đúng đắn, cần trải nghiệm qua thực tế, qua giao tiếp,…

Kỹ năng xác định giá trị

Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, có ý nghĩa quan trọng với bản thân, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống như chuẩn mực đạo đức, chính kiến, thái độ, các giá trị vật chất hoặc tinh thần,…

Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị bản thân, ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của con người và giúp con người tôn trọng người khác.

Kỹ năng thể hiện sự tự tin

Tự tin là có niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với chính mình, tin tưởng bản thân có thể trở thành người có ích và tích cực, lạc quan về tương lai, có nghị lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Kỹ năng thể hiện sự tự tin giữ vai trò quan trọng, giúp con người giao tiếp một cách hiệu quả hơn, có thể mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và bảo vệ quan điểm của bản thân, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề, thể hiện sự kiên định và có suy nghĩ tích cực, lạc quan trong cuộc sống.

Kỹ năng giao tiếp

Là khả năng bày tỏ ý kiến bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi có bất đồng.

Kỹ năng này giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp cho phù hợp để có những mối quan hệ tích cực. Đây là kỹ năng cần thiết để giúp học sinh biết cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh và trong tập thể.

ky_nang_giao_tiep_luanvan2s
Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng lắng nghe tích cực

lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp, thể hiện ở sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc trình bày của người khác. Người có kỹ năng này biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác, hạn chế được các bất đồng và việc thương lượng, hợp tác đạt hiệu quả cao hơn.

Kỹ năng đồng cảm và thông cảm

Kỹ năng đồng cảm là khả năng của một người đặt chính mình vào vị trí của người khác – để hiểu cảm xúc, nhận thức và hoàn cảnh của người kia từ quan điểm của họ – và có thể phản ứng thích hợp với tình huống và truyền đạt lại sự hiểu biết đó cho đối phương người.

Kỹ năng thông cảm là khả năng của một người thể hiện lòng trắc ẩn, sự hài lòng hoặc đánh giá cao đối với người khác và đối phó với phản ứng cảm xúc của người khác.

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất động với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó.

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn và giải quyết nó một cách hòa bình. Yêu cầu cần phải kiềm chế cảm xúc, trách bị kích động, nóng vội, bình tĩnh trước mọi tình huống.

Kỹ năng hợp tác

Là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết cùng làm việc có hiệu quả với các thành viên khác. Hợp tác trong công việc sẽ giúp mọi người khắc phục các hạn chế và phát huy những điểm mạnh để đạt chất lượng và hiệu quả công việc cao hơn và sống hòa hợp với người khác.

Kỹ năng hợp tác giúp học sinh hỗ trợ, hoàn thiện cho nhau để hoàn thành tốt các hoạt động học tập và hoạt động bổ trợ khác cũng như giúp các em biết cách làm việc cùng nhau trong nhiều môi trường khi trưởng thành.

Kỹ năng tư duy

Kỹ năng tư duy được định nghĩa là các hoạt động tinh thần của một cá nhân mà họ sử dụng để xử lý thông tin, hình thành trải nghiệm, xây dựng mối quan hệ, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, đặt câu hỏi và tạo ra ý tưởng mới hoặc tổ chức thông tin. Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và ý tưởng mới lạ, khả năng tưởng tượng phong phú, phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ đa chiều. Tư duy sáng tạo cũng giúp cá nhân dễ dàng ứng phó với những hoàn cảnh bất ngờ một cách linh hoạt và phù hợp. Có bốn loại kỹ năng tư duy, bao gồm:

  • Kỹ năng Tư duy Phân tích: Tư duy hội tụ hoặc phân tích là một thành phần quan trọng của tư duy hình ảnh mang lại cho người ta khả năng chia các vấn đề phức tạp thành các thành phần đơn lẻ và dễ quản lý, đồng thời giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

  • Kỹ năng Tư duy Phân kỳ: Tư duy phân kỳ đề cập đến một phương pháp giải quyết vấn đề được sử dụng để tạo ra các ý tưởng sáng tạo bằng cách khám phá nhiều giải pháp khả thi để tìm ra một giải pháp phù hợp. Tư duy phân kỳ thường xảy ra theo kiểu tự do, tự phát và phi tuyến tính. Do đó, điều này mâu thuẫn với tư duy hội tụ, vốn phụ thuộc vào việc tập trung vào một số giải pháp hạn chế hơn là đề xuất nhiều giải pháp.

  • Kỹ năng Tư duy Sáng tạo: Kỹ năng Tư duy Sáng tạo là khả năng tạo ra một cái gì đó mới khiến một cá nhân nhận ra khoảng trống trong các yếu tố còn thiếu, nhìn mọi thứ theo một cách mới mà trước đây chưa được xem xét và tìm kiếm các chỉ số và bằng chứng để lấp đầy những khoảng trống này và thực hiện các điều chỉnh cần thiết. 

    Đặc điểm của tư duy sáng tạo là dựa vào trí tưởng tượng, đòi hỏi khả năng tưởng tượng tuyệt vời, xa rời thực tế xung quanh và xa suy luận logic.

  • Kỹ năng tư duy phản biện: Tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ rõ ràng và hợp lý về những gì nên tin và những gì phải làm. Kỹ năng tư duy phản biện là khả năng phân biệt giữa thật và giả, ý kiến ​​và phán đoán, khả năng tham gia vào suy nghĩ độc lập và ngược lại và thu thập thông tin, cũng như hiểu mối quan hệ logic giữa các ý tưởng, biết các mâu thuẫn logic và khả năng dự đoán của cá nhân.

ky_nang_tu_duy_luanvan2s
Kỹ năng tư duy là gì?

Kỹ năng ra quyết định

Đây là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời, có hiệu quả và ý thức được hậu quả trước khi ra quyết định.

Kỹ năng này vô cùng cần thiết, giúp chúng ta tránh được những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.

Kỹ năng kiên định

Kỹ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lý do dẫn đến những mong muốn đó. Đạt được kỹ năng này sẽ giúp con người có  thể bảo vệ được chính kiến, quan điểm cũng như thái độ và quyết định của ban thân khi đứng trước những áp lực tiêu cực và tránh được việc mất tự chủ, bị xúc phạm,…

Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

Khả năng đảm nhận trách nhiệm được thể hiện thông qua sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong một cộng đồng hay tập thể. Các em học sinh cần được rèn luyện và hình thành kỹ năng này để tạo bầu không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm học tập, giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu chung cũng như tạo sự thỏa mãn, tiến bộ cho mỗi thành viên.

Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin

Kỹ năng này đề cập đến khả năng xác định chủ đề, loại thông tin cần tìm và lên kế hoạch tiến hành tìm kiếm và phân tích, tổng hợp các thông tin tìm được.

Kỹ năng này là một kỹ năng sống quan trọng giúp con người có thể có những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời.

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian đề cập đến khả năng sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trong tâm trong thời gian nhất định, tránh được căng thẳng áp lực.

Đây là một kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng làm chủ bản thân, góp phần tạo nên sự thành công của cá nhân và tập thể.

Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng quan trọng mà con người hiện đại cần đạt được để có thể hòa nhập được trong thời đại ngày nay. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một vấn đề bức thiết mà hệ thống giáo dục cần bổ sung vào chương trình giảng dạy của mình. Hy vọng những vấn đề xoay quanh khái niệm kỹ năng sống là gì và giáo dục kỹ năng sống là gì của Luận Văn 2S sẽ hữu ích đối với bạn đọc.