Kỹ năng là gì? Kỹ năng sống xét theo góc độ tâm lý học

5/5 – (7 bình chọn)

Trong bài viết này, Luận Văn Việt xin chia sẻ đến bạn kỹ năng sống xét theo góc độ tâm lý học. Trước tiên bạn cần hiểu kỹ năng là gì?

Kỹ năng sống xét theo góc độ tâm lý họcKỹ năng sống xét theo góc độ tâm lý học

1. Khái niệm kỹ năng

Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [16, tr.36].

Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” [13, tr.45]. Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông còn nói thêm, con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế.

Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động” [17, tr.28]. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định.

Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra.

2. Kỹ năng sống xét theo góc độ tâm lý học

Thuật ngữ “Kỹ năng sống” (Life skills) bắt đầu xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF ở nước ta vào những năm 1996: “Chương trình giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường”. Từ đó cho đến nay khái niệm “kỹ năng sống” đã được đề cập trong nhiều chương trình giáo dục khác nhau cho học sinh trong ngành giáo dục các bậc học dành cho mọi lứa tuổi từ mầm non đến người lớn, từ  giáo dục chính quy đến giáo dục thường xuyên, từ giáo dục trong nhà trường đến giáo dục xã hội và ở gia đình với nhiều nội dung đa dạng khác nhau.

2.1. Một số quan niệm về kỹ năng sống và phân loại kỹ năng sống

Quan niệm của tổ chức văn hóa – khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) Tổ chức y tế thế giới  (WHO)

– UNESCO cho rằng: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.

– WHO coi kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để giải quyết có hiệu quả các vấn đề, các tình huống của cuộc sống nhằm tương tác có hiệu quả với người khác

– Một số nhà nghiên cứu có quan điểm gần tương đồng với quan niệm của WHO cho rằng kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, được thể hiện bằng những hành vi giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả các yêu cầu, các thách thức đặt ra của cuộc sống và thích nghi với cuộc sống.

Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về khái niệm kỹ năng sống. Vì thế ở mỗi quốc gia, mỗi ngành trong xã hội có thể hiểu khái niệm này theo nhiều cách khác nhau.

Hiện tại Luận Văn Việt đang cung cấp dịch vụ làm tiểu luận thuê. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn, tiểu luận của mình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ một cách tốt nhất.

2.2. Phân loại kỹ năng sống

Có nhiều quan niệm khác nhau về cách phân loại kỹ năng sống:

Cách phân loại theo tổ chức y tế thế giới (WHO)

WHO phân chia kỹ năng sống thành 3 nhóm lớn

– Nhóm kỹ năng nhận thức: Tự nhận thức, đặt mục tiêu xác định giá trị, óc tư duy, óc sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề,…

–  Nhóm kỹ năng cảm xúc: Có trách nhiệm về cảm xúc của mình, kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc, tự giám sát, tự điều khiển, tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân.

– Nhóm kỹ năng xã hội: Giao tiếp, cảm thông, hợp tác, chia sẻ, gây thiện cảm, nhận ra thiện cảm của người khác…

Cách phân loại của tổ chức quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)

Tổ chức UNICEF chia kỹ năng sống thành 3 nhóm kỹ năng cơ bản:

  • Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình

  •  

    Nhóm kỹ năng nhận thức và sống với người khác

  • Các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả

Cách phân loại của UNESCO

UNESCO cho rằng có thể chia kỹ năng sống thành 2 nhóm kỹ năng lớn:

Nhóm 1: Bao gồm các kỹ năng chung: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng cảm xúc và kỹ năng xã hội

Nhóm 2: Gồm các kỹ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như:

–         Các vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng

–         Các vấn đề về giới, giới tính

–         Các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, chống ma túy, rượu, thuốc lá,…

–         Các vấn đề về thiên nhiên, môi trường, rủi ro, bạo lực.

–         Các vấn đề về gia đình, cộng đồng,…

Như vậy có nhiều cách phân loại khác nhau về kỹ năng sống. Điều đó càng nói liên tính đa dạng, phức tạp, phong phúc về các biểu hiện cụ thể của các kỹ năng sống ở con người.

2.3. Suy nghĩ về khái niệm kỹ năng sống từ góc độ tâm lý học

Lâu nay người ta bàn đến khái niệm “kỹ năng sống” từ các phương diện y tế, xã hội và giáo dục…Tuy nhiêm, ở góc độ tâm lý học, chúng ta không thể không quan tâm tới khái niệm kỹ năng sống có tính khoa học và tính ứng dụng thực tiễn cao. Chúng tôi nêu lên một hướng suy nghĩ sau đây về “kỹ năng sống”

Cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống. Hoạt động sống diễn ra với sự đan xen của dòng “hoạt động có đối tượng” và “mối quan hệ giao tiếp “ứng xử” giữa con người với con người. Hai mặt, hai phương diện nói trên đan xen vào nhau, nương tựa vào nhau, chi phối, tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên cuộc sống đích thực của mỗi con người. Trong hệ thống các kỹ năng cơ bản có tính tổng hợp và phức tạp của hoạt động sống của con người có các kỹ năng sống

Vậy có thể nêu lên một khái niệm về kỹ năng sống

Kỹ năng sống là một tổ hợp phức tạp nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống.

0/5

(0 Reviews)

Hình ảnh tác giả Luận Văn Việt groupHình ảnh tác giả Luận Văn Việt group

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.
Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!