Kỹ năng là gì? Các kỹ năng quan trọng cần có trong cuộc sống – THPT Lê Hồng Phong
Kỹ năng là gì?
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,…
Không có khái niệm cụ thể, đồng nhất về kỹ năng. Tùy mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau. Nhìn chung, kỹ năng có thể được hiểu như khái niệm bên trên hoặc theo một cách ngắn hơn hơn. Kỹ năng (tên tiếng anh là Skill) là việc một người nào đó vận dụng khả năng hay năng lực để thực hiện hành động gì đó nhằm tạo ra kết quả như mong muốn.
Với những kỹ năng được trang bị, chúng ta sẽ dùng để áp dụng vào thực tế. Kỹ năng có thể được chia thành các cấp bậc khác nhau. Ban đầu, kỹ năng có thể còn ít hoặc chưa được thuần thục nhưng sau thời gian, rèn luyện, kỹ năng sẽ được lên “level”. Đồng thời, kỹ năng cũng có rất nhiều loại. Mỗi người cần trang bị cho mình các loại, các mức độ kỹ năng để vận dụng trong thực tiễn.
Các kỹ năng quan trọng cần có trong cuộc sống
Những kỹ năng bất cứ ai cũng cần có để có giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn.
Kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng là gì? Kỹ năng cứng (hard skill) là những kiến thức, hiểu biết hoặc trải nghiệm thực hành có tính chất thiên về kỹ thuật. Kỹ năng cứng thường mang tính chuyên môn. Nói cách khác, kỹ năng cứng dùng để chỉ trình độ, kiến thức chuyên môn, bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Loại kỹ năng này đa phần được đào tạo ở các trường học. Thông qua các môn học chính, kỹ năng cứng sẽ dần được hình thành.
Để có được kỹ năng cứng, bạn sẽ phải trải quãng thời gian rèn luyện dài, vất vả. Bên cạnh đó, bạn cũng phải nỗ lực để vượt qua các bài test, kỳ thi chứng minh khả năng.
Một số ví dụ về kỹ năng cứng trong cuộc sống:
- Kỹ năng tin học văn phòng: Đánh máy, soạn thảo, tính toán excel,…
- Kỹ năng ngoại ngữ: Thông thạo một hoặc nhiều tiếng nước ngoài. Tiếng Anh, Nhật, Hàn,… hiện đang rất phổ biến.
- Kỹ năng vận hành máy móc: Điều khiển máy móc, thiết bị, sửa chữa máy tính,…
Những yêu cầu về kỹ năng cứng bạn có thể dễ dàng thấy ngay trong các tin tuyển dụng. Yêu cầu tốt nghiệp trường đại học/cao đẳng nào đó, chứng chỉ tiếng Anh Toeic, Ielts,… cũng là đang đòi hỏi kỹ năng cứng của bạn.
Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm (soft skill) là những kỹ năng quan trọng liên quan tới mặt trí tuệ, cảm xúc. Kỹ năng mềm chứng tỏ khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể,… Có thể thấy, kỹ năng mềm không mang tính chuyên môn mà liên quan tới tính cách, cảm xúc nhiều hơn. Khác với kỹ năng cứng thường được xây dựng từ trường học, “Trường đời” thường được ví là nơi “tôi luyện” kỹ năng mềm
Nếu đã hiểu hơn về kỹ năng là gì, kỹ năng mềm được định nghĩa ra sao. Hãy xem ví dụ dưới đây.Một số ví dụ về kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp (rất quan trọng)
- Kỹ năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm
- Kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề, xử lý khủng hoảng
- Kỹ năng quản lý thời gian: Chia thời gian để làm việc, không “giờ cao su”
- Kỹ năng lãnh đạo: Định hướng, tạo ảnh hưởng, điều phối mọi người
- Kỹ năng thuyết trình: Trình bày luận văn, luận án, giảng dạy trước đám đông,…
Thực tế đã chứng minh, kỹ năng cứng là điều kiện cần và kỹ năng mềm chính là điều kiện đủ. Phần lớn những người thành công chỉ sở hửu khoảng 25% kỹ năng cứng. Chiếm phần lớn, gấp tới 3 lần kỹ năng cứng là kỹ năng mềm, kỹ năng sống (75%).
Kỹ năng sống
Kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống được hiểu ngắn gọn là những kỹ năng, thói quen cần thiết, hợp lý để xử lý tình huống cụ thể trong cuộc sống. Kỹ năng sống sẽ giúp giải quyết, xử lý các vấn đề hiệu quả hơn. Và trong nhiều tình huống, chúng còn giúp bạn thoát hiểm một cách ngoạn mục.
Những ví dụ điển hình về kỹ năng sống:
- Kỹ năng thoát hiểm: Thoát khỏi hỏa hoạn, động đất, lũ lụt, tai nạn, xâm hại,…
- Kỹ năng sử dụng các vật dụng, đặc biệt là vận dụng nguy hiểm: Dao, kéo, búa, điện
- Kỹ năng đối phó, ứng biến: Có người rủ rê đi chơi, cho tiền, nhờ gửi đồ nhưng thấy nghi hoặc thì cần khéo léo tìm cách từ chối.
- Kỹ năng quản lý tiền bạc: Tính toán, chi tiêu hợp lý.
- Kỹ năng bơi lội, kỹ năng sinh tồn khi lạc trong rừng,…
- Kỹ năng tự chăm sóc, vệ sinh, bảo vệ bản thân: không đi theo người lạ, không tùy tiện ăn thức ăn người lạ đưa, không đi chơi ở nơi vắng vẻ,…
Quá trình hình thành, sự khác biệt giữa các kỹ năng
Nếu như kỹ năng cứng thể hiện sự “cứng” ngay trong tên gọi thì kỹ năng mềm thiên về sự mềm dẻo, linh hoạt. Thời gian đào tạo, hình thành hai loại kỹ năng này khác nhau khá nhiều. Bạn sẽ mất một thời gian dài để học tập, đúc kết kỹ năng cứng. Với kỹ năng mềm, thời gian thường sẽ ngắn hơn và còn tùy thuộc vào trình độ, khả năng của từng người.
Bạn đã biết kỹ năng là gì, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Vậy còn kỹ năng sống thì sao? Nhiều người cho rằng kỹ năng mềm và kỹ năng sống là một? Có đúng như vậy không?
Thực chất, kỹ năng sống và kỹ năng mềm không hoàn toàn là một nhưng cũng không hề tách biệt. Chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Kỹ năng sống mang tính phổ quát, phạm trù rộng hơn rất nhiều. Kỹ năng mềm là một bộ phận quan trọng của kỹ năng sống.
Nơi giúp chúng ta hình thành, xây dựng kỹ năng sống chính là “trường đời”. Thông qua sách báo, truyền hình, bạn có thể hiểu, biết nhiều hơn về các kỹ năng sống. Từ đó, với các tình huống thực tế, bạn sẽ được “thực hành”.
Hiện nay, kỹ năng sống rất được các bậc phụ huynh quan tâm và ưu tiên rèn luyện cho con mình ngay từ khi còn nhỏ. Một em bé chỉ vài tháng tuổi đã được cha mẹ đưa tới các lớp học bơi. Các bé gái ngay từ khi biết nhận thức đã được cha mẹ hướng dẫn cách không cho người khác đụng chạm cơ thể. Hay trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, các bé được cha mẹ dạy cách lấy tay che mũi miệng, cúi người di chuyển,…
Gợi ý những cách trau dồi kỹ năng hiệu quả
Mỗi người sẽ có những cách khác nhau để xây dựng, tích lũy các kỹ năng. Dù là kỹ năng cứng, kỹ năng mềm hay kỹ năng sống, bạn cũng có thể tham khảo một số cách dưới đây.
- Học thầy không tày học bạn: Đây là một trong những cách để học hỏi các kỹ năng vừa nhanh lại rất thực tế. Những người đi trước sẽ chỉ cho bạn nhiều điều và còn có thể đưa ra những lưu ý bổ ích để bạn rút kinh nghiệm.
- Học hỏi qua thách thức mới: Đừng chỉ mãi ỷ lại vào người khác. Bạn cần biết “dấn thân” để tự mình khám phá nhiều điều mới.
- Nâng cao kiến thức: Qua sách báo, tạp chí, truyền hình, radio.
- Khám phá tính cách, hiểu rõ bản thân, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó, bạn sẽ biết mình đang có và cần xây dựng những kỹ năng gì.
- Kết bạn và tạo dựng các mối quan hệ: Bạn cần năng động, giao lưu rộng rãi một chút để học hỏi được nhiều hơn,…
Cách xác định và phát triển kỹ năng của bản thân
Xác định được kỹ năng của bạn
Để phát triển kỹ năng, bạn phải xác định bản thân đã có những kĩ năng là gì. Đó có thể là kỹ năng cứng, kỹ năng mềm hoặc kỹ năng sống, v.v., rồi từ đó suy xét bản thân và vận dụng kỹ năng này một cách tối đa.
Ngoài ra, bạn cũng nên đánh giá tính chất công việc để xem bản thân đang thiếu kỹ năng nào nhằm trau dồi và lập kế hoạch từng bước phát triển kỹ năng đó.
Lựa chọn phương pháp rèn luyện và nâng cao kỹ năng
Dù bạn đang sở hữu bất cứ loại kỹ năng nào thì bạn cũng đều phải rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm sau mỗi lần luyện tập. Hơn hết, bạn hãy chọn cho mình phương pháp rèn luyện phù hợp để nâng cao kỹ năng ngày một tốt hơn.
Cách trau dồi kỹ năng hiệu quả
Tìm kiếm và đón nhận những thử thách mới
Bạn đừng chỉ mãi ngồi không và trông cậy vào người khác. Bạn cần phải chủ động, tích cực tìm kiếm và sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới. Khi đó, bạn sẽ được học hỏi và tích lũy thêm nhiều kiến thức và bài học bổ ích.
Không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức
Lê-nin từng phát biểu: “Học, học nữa, học mãi” là cách tối ưu nhất để con người có được tri thức. Vậy nên, để phát triển kĩ năng, bạn phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện không ngừng nhằm nâng cao kiến thức.
Học hỏi từ mọi người xung quanh
Tục ngữ có câu: “Học thầy không tày học bạn” tức muốn nói con người cần phải học hỏi, tiếp nhận các kiến thức từ bên ngoài.
Việc trau dồi và nâng cao kỹ năng cũng thế. Bạn hãy học hỏi từ mọi người xung quanh – những người đi trước, có kinh nghiệm. Đây là cách học vừa nhanh vừa hiệu quả và vừa thực tế. Vì bạn trực tiếp lắng nghe lời khuyên và chia sẻ từ họ.
Tìm kiếm một người “thầy” trong công việc
Trong công việc, có một người cố vấn là rất quan trọng để có được kiến thức mới và hiểu rõ hơn kỹ năng làm việc là gì. Một người cố vấn tốt sẽ giúp bạn giải quyết một số thách thức và trở ngại mà bạn phải đối mặt.
Những người cố vấn tuyệt vời là những người nói cho bạn biết những gì bạn cần nghe chứ không phải những gì muốn bạn nghe. Họ có thể chia sẻ cho bạn những trải nghiệm và quan điểm mới mà chính họ đã từng được trải nghiệm.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ
Nhiều khi các kỹ năng mới nằm ngoài bộ phận hoặc khu vực ảnh hưởng, trách nhiệm của bạn. Để khắc phục điều này, bạn hãy xem xét về mạng lưới nội bộ.
- Gặp gỡ những người từ phòng ban khác, văn phòng khác hoặc các đội khác.
- Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công việc và kỹ năng của họ.
- Tìm hiểu xem họ có được những kỹ năng này như thế nào?
Thấu hiểu bản thân để biết điểm mạnh/yếu của mình
Một trong những cách trau dồi kỹ năng hiệu quả là xác định được điểm mạnh/yếu của mình.
Nếu là thế mạnh thì bạn hãy bổ sung, trau dồi thêm. Ngược lại là điểm yếu thì bạn hãy dành nhiều thời gian để rèn luyện, tìm cách khắc phục.
Phân biệt kiến thức – kỹ năng – khả năng
Để xác định được kỹ năng của bản thân, bạn cần phân biệt rõ giữa 3 khái niệm kỹ năng, khả năng và kiến thức.
Kỹ năng (Skills)
Như Glints đã chia sẻ về khái niệm kỹ năng là gì, kỹ năng là sự thành thạo, hiểu biết một thứ gì đó và vận dụng vào thực tiễn. Kỹ năng được hình thành qua quá trình đào tạo và rèn luyện.
Do vậy, bạn có thể phát triển bất kỳ kỹ năng nào miễn là có sự hiểu biết và lòng kiên trì.
Khả năng (Abilities)
Khả năng là những gì mà con người có thể làm được. Khả năng của con người là không giới hạn hoặc có thể là bẩm sinh. Khái niệm kĩ năng và khả năng có mối quan hệ gần gũi, luôn bổ sung cho nhau và giúp bạn thực hiện được điều mình mong muốn.
Kiến thức (Knowledge)
Kiến thức là sự hiểu biết, am hiểu của một người về một vấn đề, chủ đề nào đó. Kiến thức là cơ sở, nền tảng để tạo nên kỹ năng của một người. Bạn phải có sự thấu hiểu thuần thục về một vấn đề thì mới có thể thực hành, rèn luyện với nó.
********************
Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong
Chuyên mục: Tổng hợp