Kỹ năng giao tiếp là gì ? Tầm ảnh hưởng của kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là gì? Đặc điểm vai trò của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống ra sao. Các kỹ năng giao tiếp hiệu quả thường được áp dụng là gì? Trong bài viết này Trinhducduong.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các kỹ năng giao tiếp cơ bản, cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Qua đó giúp bạn thành công hơn trong công việc và cuộc sống hàng ngày của mình.
Tóm Tắt Nội dung
Tổng quan về Kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng giao tiếp là một trong số các kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng mềm. Có lẽ bạn đã nghe nhắc nhiều đến khái niệm này, và cũng hiểu tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống cũng như công việc. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu một cách đúng đắn về Giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp. Vậy cùng tôi điểm qua một số khái niệm cơ bản nhất về kỹ năng giao tiếp là gì nhé.
1. Kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng giao tiếp là kỹ thuật vận dụng kiến thức, kinh nghiệm nhằm truyền tải thông điệp, ý đồ giữa một chủ thể tới một hoặc một nhóm chủ thể khác thông quan ngôn ngữ quy ước mà cả 2 bên đều hiểu. Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả hoạt động thu nhận, phân tích, xử lý và truyền tải thông tin nhằm đạt được những mục đích nhất định. Kỹ năng giao tiếp được rèn luyện, học hỏi liên tục thông qua quá trình trải nghiệm thực tế của mỗi người. Trong đó:
-
-
- Kỹ năng: Là khái niệm để chỉ việc vận dụng kiến thức, quy tắc, hành vi ứng xử một cách linh hoạt thuần thục. Kỹ năng được tích luỹ qua kinh nghiệp thực tế, học hỏi và rèn luyện không ngừng
- Giao tiếp: Là hoạt động trao đổi thông bằng các “ngôn ngữ quy ước” liên tục và qua lại giữa 2 bên, nhằm truyền tải thông điệp, thu thập thông tin hoặc tìm kiếm các ý đồ khác nhau.
- Ngôn ngữ quy ước: Là khái niệm để chỉ các hành động bao gồm: lời nói, ngôn ngữ cơ thể, hành động, âm thanh, cử chỉ, ký hiệu, chữ viết… các hành động này được quy ước và hiểu bởi cả 2 bên. Ngôn ngữ quy ước phải đảm bảo truyền đạt được thông tin mà người tham gia giao tiếp có thể hiểu và thực hiện được.
-
2. Đặc điểm của kỹ năng giao tiếp là gì?
Giao tiếp là một kỹ năng mềm vì vậy ngoài mang những đặc trưng mà bất kì kỹ năng mềm nào cũng có, kỹ năng giao tiếp cũng có những đặc điểm riêng. Vậy những đặc điểm đó của kỹ năng giao tiếp là gì?
Đặc điểm 1: Dựa trên nguyên tắc WIN – WIN
Đặc điểm đầu tiên và cơ bản nhất của giao tiếp và kỹ năng giao tiếp là dựa trên nguyên tắc Win – Win. Cho dù bạn dùng thủ thuật, kỹ năng gì đi chăng nữa thì giữa 2 người giao tiếp với nhau cả 2 đều đạt được mục đích riêng nào đó. Vì vậy để có thể giao tiếp hiệu quả việc đầu tiên bạn cần làm là thoả mãn nhu cầu của người đối diện. Càng làm cho người đối diện thoả mãn bao nhiêu thì quá trình giao tiếp càng thành công bấy nhiêu. Tất nhiên việc làm thoả mãn đối phương phải nhằm mục đích làm thoả mãn nhu cầu thông tin của chính bạn.
Trong mỗi trường hợp khác nhau nguyên tắc Win – Win cũng mang nghĩa khác nhau. Quá trình giao tiếp có thể là dùng thông tin đổi lấy thông tin; đôi khi giao tiếp là sử dụng thông tin để đổi lấy lợi ích nào đó. Ví dụ: Nói chuyện phiếm thì cả 2 bên cùng thấy vui vẻ; bức cung: 1 bên sẽ có được thông tin, 1 bên giảm đau đớn, giải toả tâm lý sợ sệt…
Đặc điểm 2: Kỹ năng giao tiếp không phải yếu tố bẩm sinh
Trong tất cả các loại kỹ năng, không có kỹ năng nào thuộc về yếu tố bẩm sinh. Với kỹ năng giao tiếp cũng vậy, cách duy nhất để có kỹ năng tốt là rèn luyện, học hỏi không ngừng, thông qua các trải nghiệm thực tế mà đúc rút kinh nghiệm. Mức độ thành công của mỗi người trong việc vận dụng kỹ năng giao tiếp cũng hoàn toàn khác nhau.
Trong quá trình giao tiếp cũng không có bất kì một quy tắc cố định nào cho tất cả các trường hợp. Việc áp dụng lý thuyết một cách khô cứng, dập khuôn sẽ mang lại hiệu quả ngược. Vì vậy hãy trau dồi kỹ năng bằng cách thực hiện thường xuyên, liên tục, và cải thiện không ngừng.
Đặc điểm 3: Kỹ năng giao tiếp mang tính nhận thức.
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng thuộc phạm trù của nhận thức cá nhân. Mỗi cá nhân khi tham gia vào quá trình giao tiếp đều ý thức được về hành vi của mình. Đặc biệt kỹ năng giao tiếp không đơn thuần là giao tiếp thông thường; kỹ năng giao tiếp được thực hiện sau hàng loạt các phân tích, điều chỉnh bằng lý chí của người thực hiện.
Giao tiếp không phải là hoạt động lặp đi lặp lại và không hình thành phản xạ giao tiếp. Một số hành vi trong kỹ năng giao tiếp có thể hành thành nhờ phản xạ. Nhưng nhìn chung để tạo hành phản xạ họ phải thực hành và rèn luyện liên tục thông qua nhận thức cá nhân. Vì vậy con người dù ít dù nhiều luôn nhận thức được mục đích, nội dung, diễn biến phương tiện của quá trình giao tiếp.
Đặc điểm 4: Kỹ năng giao tiếp có tính kế thừa và chọn lọc
Đặc điểm tiếp theo của kỹ năng giao tiếp là tính kế thừa và chọn lọc và sáng tạo. Đặc điểm này không chỉ thể hiện với các cá nhân mà còn xảy ra với nhóm người, cộng cồng và cả nền văn hoá. Bằng cách học hỏi, tự tích luỹ, truyền đạt kiến thức kỹ năng giao tiếp không ngừng được tiếp thu và kế thừa. Với các nhân mỗi người cũng có sự tìm tòi, tự thay đổi cải thiện đó là quá trình chọn lọc và học hỏi.
Kỹ năng giao tiếp trong thế kỷ 21 chia sẻ và cải thiện không ngừng nhờ hoạt động giao thoa của các nền văn hoá. Mỗi người không chỉ vận dụng mà còn cần có sự thích nghi khi thay đổi môi trường giao tiếp. Hiệu quả của tiến trình giao tiếp đạt được nhờ tính linh hoạt và phù hợp.
Đặc điểm 5: Kỹ năng giao tiếp có tính chủ thể.
Kỹ năng giao tiếp là một loại kỹ năng mang tính cá nhân hoá rất cao. Kỹ năng giao tiếp được học tập, tích luỹ và rút kinh nghiệp bởi chính bạn. Chính vì những lý do này mà kỹ năng giao tiếp có tính chủ thể hay còn gọi là cá nhân hoá. Không có một khuôn khổ, quy tắc hay đánh giá chung nào cho hành vi giao tiếp của bạn. Đôi khi kỹ năng của bạn đúng ở môi trường này nhưng chưa chắc đúng ở môi trường khác. Ví dụ Giao tiếp nên sử dụng ngôn ngữ phổ thông để có được thiện cảm, nhưng bạn lại không nên về nơi bạn sống làm việc đó. Vậy việc áp dụng kỹ năng giao tiếp thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân bạn, miễn sao nó đạt hiệu quả giao tiếp.
Đặc điểm 6: Kỹ năng giao tiếp vận dụng nhiều nhóm kỹ năng
Đặc điểm cuối cùng của kỹ năng giao tiếp là gì? Vây đó chính là việc kỹ năng giao tiếp là sự kết hợp và vận dụng của nhiều nhóm kỹ năng mềm khác nhau. Việc sử dụng ít hay nhiều, và sử dụng loại kỹ năng nào trong hoạt động giao tiếp phụ thuộc vào mục đích giao tiếp là gì. Các kỹ năng thường được sử dụng trong giao tiếp như: Kỹ năng diễn đạt; Kỹ năng đặt câu hỏi; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng phân tích, tổng hợp. Đặc điểm vận dụng nhiều nhóm kỹ năng là đặc điểm chung thường thấy của tất cả đây cũng là đặc điểm chung của tất cả loại kỹ năng khác trong bộ kỹ năng mềm.
Vai trò của kỹ năng giao tiếp là gì?
Như chúng ta đã biết giao tiếp là công diễn ra hàng ngày với tần suất dày đặc. Việc giao tiếp hiệu quả đóng một vai trò vô cùng lớn trong cuộc sống và trong công việc. Có kỹ năng giao tiếp tốt đồng nghĩa với việc bạn đã có cho mình những cơ hội tốt hơn trong cuộc sống. Vai trò của kỹ năng giao tiếp được chia làm 2 nhóm: vai trò trong cuộc sống và vai trò trong công việc. Vậy những vai trò của kỹ năng giao tiếp là gì?
Vai trò 1: Tạo thiện cảm với mọi người xung quanh.
Vai trò đầu tiên của kỹ năng giao tiếp là tạo được thiện cảm cho mọi người xung quanh. Bạn có thể thấy rằng với những người có kỹ năng giao tiếp kém họ thường bị tách ra khỏi đám đông; hoặc rất khó có những mới quan hệ mới. Ngôn ngữ đúng, hành xử chuẩn mực tạo ra thiểm cảm ngay lập tức xoá đi khoảng cách giữa người với người. Điều này giúp bạn dễ dàng hoà nhập với môi trường có những mối quan hệ mới tối đẹp. Nếu kỹ năng giao tiếp được xây dựng trên nền tảng của sự trân thành sẽ tạo dựng được niềm tin, ủng hộ của mọi người.
Vai trò 2: Thấu hiểu người đối diện.
Kỹ năng giao tiếp là vận dụng linh hoạt các kỹ năng lắng nghe, phân tích, chia sẻ. Vì vậy nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt đồng nghĩa với việc bạn dễ dàng thấu hiểu người đối diện. Bạn cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe phân tích và đặt câu hỏi một cách thường xuyên liên tục. Giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin, nếu bạn không có kỹ năng đặt câu hỏi sẽ rất dễ làm mất lòng người khác và tạo ra tâm lý đề phòng. Đồng thời nếu bạn có thông tin mà không thế xử lý thông tin ngay lập tức thì cũng không đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn. Khi bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp đến tầm nghệ thuật giao tiếp bạn sẽ dễ dàng nắm bắt tâm lý người đối diện.
Vai trò 3: Duy trì giữ vững các mối quan hệ.
Có kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn duy trì và giữ vững các mối hệ đã có. Trong kỹ năng giao tiếp có kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ sẵn có. Nếu bạn tạo dựng được các mối quan hệ mà không thể duy trì nó gì sớm muộn bạn cũng đánh mất đi mối quan hệ của mình. Để có thể gìn giữ các mối quan hệ bạn cần thường xuyên liên lạc, tạo ra các sự kiện có ỹ nghĩa nhằm tạo cơ hội để gặp gỡ giao tiếp. Ngoài hình thức giao tiếp mặt đối mặt (Face – To – Face) thì bạn có thể sử dụng các phương thức giao tiếp khác như: email, inbox, gọi diện, coment… Miễn sao các hành động của bạn thuộc nhóm các hành vi giao tiếp.
Vai trò 4: Nâng cao hiệu suất công việc.
Trong doanh nghiệp, tổ chức kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, trong đó giao tiếp là hoạt động chủ đạo. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có khả năng kết nối, truyền đạt thông tin tốt hơn tới đồng nghiệp, đối tác. Thông qua việc chia sẻ trao đổi thông tin mà các kế hoạch, mục tiêu trở nên xuôn sẻ đạt hiện suất cao hơn. Nếu kỹ năng giao tiếp của bạn kém có thể dẫn đến việc chia sẻ thông tin sai lệch gây hiểu nhầm và thiếu tính nhất quán.
Kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những yếu tố giúp tạo nên đội nhóm vững mạnh. Nếu bạn là nhóm trưởng cách bạn giao tiếp với mọi người sẽ tạo nên sự gắn kết, thấu hiểu. Sự đoàn kết của đội nhóm cũng được tạo nên từ cá hoạt động tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cá nhân. Các cuộc họp, buổi chia sẻ cũng sẽ trở nên sôi động, nhiệt huyết, nhiều ý kiến đóng góp phản biện giúp nâng cao hiệu quả công việc.
Vai trò 5: Gia tăng cơ hội trong công việc.
Khi bạn có kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ nhận được sự ủng hộ, hợp tác của động nghiệp, tin tưởng của cấp trên. Cùng với kiến thức chuyên môn bạn sẽ dễ dàng có được vị trí cao trong công việc. Giao tiếp giúp bạn thấu hiểu nhân viên, hiểu được tâm tư, tình cảm, mong muốn, điểm mạnh điểm yếu của từng người. Từ đó bạn có thể đề bạt, bổ nhiệm các vị trí phù hợp khai thác hết tiềm năng của nhân sự mà mình quản lý.
Kỹ năng giao tiếp tốt chưa chắc đã giúp bạn có được thành công, nhưng nếu bạn muốn thành công bắt buộc bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Nhưng bạn cũng cần phải nhớ rằng một trong những sai lầm của lãnh đạo là quá thân thiện. Kỹ năng giao tiếp tốt không nhất thiết phải thân thiết, không phải chia sẻ mọi thứ. Kỹ năng giao tiếp là sự tiết chế, điều chỉnh đúng mức và hợp lý để đạt mục tiêu trong giao tiếp.
Vai trò 6: Mở rộng mối quan hệ và khách hàng.
Trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là Sale kỹ năng giao tiếp quyết định đến thành bại của hoạt động bán hàng. Trước khi thuyết phục (chốt sale) bạn cần tạo dựng một mối quan hệ ngắn hạn với khách hàng của mình. Kỹ năng giao tiếp tốt góp phần tạo thiện cảm, hứng thú với khách hàng. Khi bạn đã có được thiện cảm với khách hàng lúc này bạn sẽ dễ dàng có được niềm tin và thuyết phục khách hàng ra quyết định mua hàng.
Với những khách hàng trung thành giao tiếp tạo mối quan hệ càng có vai trò quan trọng. Việc giao tiếp thường xuyên tạo ra mối liên kết lâu dài, bền vững với khách hàng của bạn. Người nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt cũng sẽ có kỹ năng xử lý tình huống tốt. Họ không chỉ là người bán hàng còn là đại diện cho hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp mà họ đang làm việc.
Các nội dung khác giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp
Những nội dung phát triển bản thân bạn có thể quan tâm
1
Thuyết trình là gì
Thuyết trình là gì – Kỹ năng thuyết trình và những điều bạn cần biết
2
Thuyết phục là gì
Thuyết Phục là gì? Phương pháp rèn luyện Kỹ Năng Thuyết Phục
3
Nỗi sợ và cách vượt qua nỗi sợ
Sợ hãi là gì? Nguồn gốc và Cách vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân
4
Kỹ năng giải quyết vấn đề
5
Cách tạo động lực đội nhóm
6
Cách viết CV
Cách viết CV ấn tượng, tạo CV xin việc cho người mới bắt đầu
Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Để có được kỹ năng tốt không phải một sớm một chiều, và cũng không phải đọc một vài quyển sách mà có được. Để có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt bạn cần không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để có thể rèn luyện được kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Trước tiên chúng ta sẽ cùng điểm qua một số kỹ năn giao tiếp cơ bản trước nhé.
Các kỹ năng giao tiếp cơ bản là gì
Các kỹ năng giao tiếp cơ bản thực chất là khái niệm để chỉ các kỹ năng mềm được sử dụng trong quá trình giao tiếp. Như đã chia sẻ trong phần kỹ năng giao tiếp là gì chúng ta có thể thấy một số kỹ năng giao tiếp cơ bản thường dùng như: Kỹ năng diễn đạt; kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng đặt câu hỏi; kỹ năng phân tích vấn đề; Kỹ năng thuyết phục, kỹ năng ra quyết định… Tôi sẽ điểm qua một vài nét cơ bản về các kỹ năng giao tiếp đó.
1. Kỹ năng diễn đạt trong kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng diễn đạt là một trong kỹ năng bắt buộc phải có trong giao tiếp, giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin qua lại. Trong khi đó diễn đạt vừa là kỹ năng vừa là công cụ truyền đạt thông tin. Vì vậy trong quá trình giao tiếp bạn cần lựa chọn phương thức truyền đạt rõ ràng, rành mạch đúng trọng tâm. Việc lựa chọn câu từ, ngữ điệu, cường độ và tốc độ nói là vô cùng quan trọng quyết định đến cảm xúc và thái độ của người đối diện.
Diễn đạt trong giao tiếp không đơn thuần chỉ chỉ là sử dụng lời nói. Diễn đạt trong giao tiếp có thể là khẩu hình miệng, ánh mắt, cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể). Với các hình thức giao tiếp khác như chữ viết, thư từ bạn cần thực hiện theo các quy ước có sẵn tránh việc việc gây khó chịu cho người xem. Tất cả những kỹ năng này đều cần thực học tập và rèn luyện mỗi ngày để nó trở thành kỹ năng của riêng bạn
2. Kỹ năng lắng nghe trong kỹ năng giao tiếp là gì?
Trong bài viết về kỹ năng lắng nghe là gì tôi đã chia sẻ rất nhiều về các kỹ thuật liên quan đến lắng nghe. Bởi giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin qua lại, chính vì vậy bạn phải học được cách lắng nghe. Lắng nghe là cách để bạn tôn trọng người đối diện, cũng là công cụ để bạn thấu hiểu đối phương một cách hiệu quả. Lắng nghe không đơn thuần là việc ngồi nghe và nghi nhớ những gì đối phương nói. Lắng nghe còn là quá trình chắt lọc thông tin, là kỹ thuật tạo ra khoảng nghỉ để tạo điều kiện cho đối phương chia sẻ nhiều hơn. Nếu cuộc hội thoại đang diễn ra và bạn dừng lại 1 nhịp đối phương sẽ cảm thấy có khoảng trống và tự nhiên phản xạ là tiếp tục chia sẻ để lấp vào khoảng trống đó.
3. Kỹ năng đặt câu hỏi trong kỹ năng giao tiếp là gì?
Giao tiếp không chỉ là chia sẻ vì vậy kỹ năng đặt câu hỏi là yếu tố quyết định đến thành công của hoạt động giao tiếp. Mọi chủ để sẽ đi vào ngõ cụt nếu không tồn tại những câu hỏi. Những câu hỏi cho phép bạn khai thác thông tin, tạo ra chủ đề mới cho cuộc hội thoại. Các câu hỏi được sử dụng trong giao tiếp thường là các câu hỏi hỏi mở, nó sẽ giúp cơ hội để chia sẻ nhiều hơn.
Bạn tuyệt đối không được sử dụng các câu hỏi đóng (những câu hỏi mang tính lựa chọn) như: Em ăn cơm chưa; em ngủ chưa; nay em đi chơi có vui không, em có mệt không. Các câu hỏi trong giao tiếp cũng cần sử dụng đúng lúc đúng chỗ, đừng đưa đối phương vào thế phải trả lời liên tục. Nếu bạn liên tục hỏi sẽ gây cảm giác nhàm chán, và như bạn đang điều tra hơn là giao tiếp.
4: Kỹ năng phân tích trong kỹ năng giao tiếp là gì?
Phân tích trong kỹ năng giao tiếp là gì? Rõ ràng giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin qua lại mà, phân tích kiểu gì bây giờ? Trong thực tế Kỹ năng phân tích vấn đề ngay lập tức là một kỹ năng quan trọng. Trong hoạt động giao tiếp cùng với các kỹ năng như lắng nghe, đặt câu hỏi, bạn cần phải liên tục phân tích các thông tin nạp vào. Việc phân tích và phản hồi thông tin liên tục được thực hiện một cách có chủ đích trong suy nghĩ. Từ các phân tích đầu vào bạn mới có thể đưa ra các phản hồi tương ứng và hiệu quả trong quá trình giao tiếp.
5. Kỹ năng thuyết phục trong kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp không phải lúc nào cũng được sử dụng. Tuỳ vào mục đích của hoạt động giao tiếp mà bạn có sử dụng kỹ năng này hay không. Theo đó trong chia sẻ của tôi về Thuyết phục là gì? tôi đã có nhắc đến vai trò quan trọng của thuyết phục. Nếu cuộc hội thoại của bạn nhằm mục đích thay đổi suy nghĩ, hành động của đối phương thì không thể không áp dụng kỹ thuật thuyết phục.
Tuy vậy kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp là một phần rất nhỏ. Có nghĩa rằng trước khi thuyết phục bạn đã phải thực hiện hàng loạt các kỹ năng như gây ấn tượng, tạo sự tin tưởng, phân tích, chia sẻ… Thay vì việc liên tục đưa ra dẫn chứng, chứng minh nhằm thay đổi suy nghĩ của đối phương; thì thuyết phục trong giao tiếp thường được cài cắm và sử dụng ở gần cuối của mỗi hoạt động giao tiếp.
Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp là gì
Dưới đây là cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Vì không có một thứ tự nào cụ thể vì vậy tôi không thể chia thành các bước thực hiện. Những cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp này được tổng hợp dựa trên kinh nghiệm cá nhân và một số nghiên cứu. Cùng tham khảo xem những cách thực hiện là gì nhé.
Cách 1: Nâng cao kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội
Với tôi kiến thức luôn là thứ được đề cao nhất, kỹ năng chỉ là công cụ hỗ trợ để bạn thể hiện kiến thức mà thôi. Với kỹ năng giao tiếp cũng vậy, muốn có cuộc giao tiếp thành công buộc bạn phải có kiến thức sâu rộng. Kiến thức chuyên môn sâu sẽ giúp bạn thể hiện bản thân; trong khi đó kiến thức xã hội rộng giúp bạn dễ dàng hoà nhập với môi trường. Ngoài ra những kiến thức công cụ cũng đặc biệt quan trọng ví dụ: Kiến thức vền nhân tướng học, kiến thức về đọc vị… Về bản chất kỹ năng giao tiếp cũng là một loại kiến thức được tích luỹ lâu dài. Vì vậy bạn cần học tập và rèn luyện song song giữa kiến thức cứng và kiến thức ngoài chuyên môn hệ.
Cách 2: Rèn luyện sự tự tin.
Để thể hiện các kỹ mà bạn có bạn cần có sự tự tin trong mọi tình huống. Cách duy nhất mà bạn có thể thực hiện điều này là chuẩn bị thật kỹ trước trong mọi trường hợp. Luyện tập thường xuyên cũng là cách để bạn nâng cao sự tự tin. Cách mà tôi vẫn thường thực hiện là nâng dần các cấp độ của sự tự tin ví dụ: Ban đầu tôi ngồi cuối lớp-> sau chuyên lên bàn đầu -> giơ tay phát biểu. -> Thuyết trình trước lớp -> Thuyết trình trước khoa -> Thuyết trình trước trường. -> Thuyết trình trước đội nhóm -> Thuyết trình trước hàng nghìn người… Từ những hành động nhỏ hãy thay đổi và ép bản thân vượt qua. Bạn cũng có thể tham khảo thêm chia sẻ về tự tin là gì để có thể làm chủ mảnh ghép cảm xúc này. Có như vậy bạn mới có được sự sự tin trước mọi tình huống.
Cách 3: Học ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể được xem là một khái niệm, một lĩnh vực khác trong quá trình rèn luyện phát triển bản thân. Ngôn ngữ cơ thể bao gồm hàng loạt các chuẩn mực, quy tắc thực hiện động tác và biểu cảm trên cơ thể. Khác với các kiến thức về kỹ năng mềm, ngôn ngữ cơ thể được hướng dẫn và hệ thống hoá thành giáo trình và sách. Vì vậy bạn có thể học và tập luyện khi ở nhà một mình, lưu ý rằng bạn cần thực hành một cách nghiêm túc và thường xuyên. Bởi lẽ ngôn ngữ cơ thể không được sử dụng một cách đúng đắn sẽ rất gượng gạo và gây tác dụng ngược.
Cách 4: Rèn luyện các kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp được xây dựng dựa trên việc sử dụng các kỹ năng mềm khác. Vì vậy không thể đưa kỹ năng giao tiếp đứng riêng, bạn buộc phải học tất cả các kỹ năng và sử dụng chúng một cách linh hoạt.
Cách 5: Cải thiện giọng nói trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp là gì
Giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày chủ yếu chúng ta sử dụng ngôn ngữ để thực hiện tiến trình giao tiếp. Vì vậy giọng nói đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc truyền đạt thông tin. Có một vài yếu tố ảnh hưởng đến giọng nói của một người bao gồm: âm lượng, tốc độ, khoảng nghỉ, nhấn nhá, tông giọng… Việc kiểm soát giọng nói không phải điều dễ dàng, nhất là những bạn “khuyết tật: về giọng nói. Đối với những người bình thường cũng vậy, nếu chúng ta quá nhập tâm vào câu chuyện chúng ta cũng rất dễ quên đi việc điều chỉnh giọng nói của mình.
Cách 6: Chuẩn bị về chủ đề giao tiếp.
Trong nhiều trường hợp trước khi thao gia các buổi gặp gỡ hãy bớt chút thời gian nghĩ về những người bạn sẽ gặp, chủ đề mà bạn sẽ nói. Có thể những gì bạn dự tính sẽ sảy ra hoặc không nhưng bằng việc chuẩn bị trước các chủ đề sẽ giúp bạn tự tin hơn. Ngoài ra tư suy đặt vấn đề, dự đoán sẽ giúp bạn luôn chủ động trong mọi tình huống, hình thành tư duy nhạy bén hơn. Giống như việc học tiếng anh khi đi “săn Tây” bạn sẽ chuẩn bị các chủ đề và dự đoán các tình huống phát sinh. Tuy vậy không nên quá căng thẳng với những cuộc gặp quan trọng thả lỏng, thoải mái cũng là cách để cân bằng mọi thứ tốt hơn.
Cách 7: Loại bỏ các rào cản
Giao tiếp là hoạt động được thực hiện bởi nhiều người, với nền tảng kiến thức và văn hoá khác nhau. Vì vậy quá trình giao tiếp luôn tồn tại các rào cản, từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. Các rào cản trong quá trình giao tiếp bao gồm: Thiếu kinh nghiệm; thiếu kiến thức; các yếu cảm xúc; bất đồng ngôn ngữ… Đây là những rào cản rất lớn mà bạn cần loại bỏ trong quá trình giao tiếp của mình. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến các vấn đề về ngoại hình, trang phục, hơi thở… Những yếu tố này tưởng như đơn giản nhưng nó lại ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm lý và hiệu quả giao tiếp.
Cách 8: Luyện tập thường xuyên
Cuối cùng việc bạn cần làm là luyện tập thường xuyên, mọi loại kỹ năng đều cần có sự rèn luyện không ngừng nghỉ. Với kỹ năng giao tiếp để luyện tập bạn có 2 cách gôm: Tự luyện tập, và luyện tập cùng người khác. Tuỳ vào môi trường và tính chất công việc của bạn mà bạn sẽ chọn cho mình hình thức luyện tập phù hợp.
-
-
-
- Tự luyện tập: là cách mà bạn tự tạo ra cho mình các chủ đề, dự đoán phản ứng của đối phương và chia sẻ về chủ đề mà mình định nói. Thông thường cách mà tôi thực hiện việc này là đứng trước gương, vừa thuyết trình, vừa thay đổi biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể, và cả tông giọng.
- Luyện tập cùng người khác: Đây là hình thức được khuyến khích áp dụng nhất bởi không gì tốt hơn ngoài thực chiến. Bạn cần tìm bạn bè của mình, tham gia các hoạt động chia sẻ, hoạt động cộng đồng, nơi mà bạn có cơ hội trò chuyện giao lưu. Cố gắng đưa vào các kỹ năng lý thuyết và luyện tập nó thật nhiều
-
-
Mọi người cũng tìm kiếm:
- kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc.
- kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh
- các kỹ năng giao tiếp cơ bản
- rèn luyện kỹ năng giao tiếp
- kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
- kỹ năng giao tiếp ứng xử
- nghệ thuật giao tiếp là gì
Tạm kết về Kỹ năng giao tiếp là gì
Như vậy trong bài viết này tôi đã chia sẻ cho các bạn về chủ đề kỹ năng Giao tiếp là gì? Đây là một chủ đề tương đối dài, để có thể thành thạo kỹ năng này không phải có thể thực hiện trong ngày một ngày 2. Theo đó Kỹ năng giao tiếp là việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng sẵn có vào trong quá trình giao tiếp nhằm đạt một mục đích nào đó. Kỹ năng giao tiếp có sử dụng rất nhiều các kỹ năng khác trong nhóm kỹ năng mềm. Ngoài ra bạn cần có kiến thức chuyên môn vững, thái độ cử chỉ đúng mực. có như vậy hiệu quả tiền trình giao tiếp mới được như mong muốn.
Mong rằng với những gì trinhducduong.com vừa chia sẻ về chủ đề kỹ năng giao tiếp là gì sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức mới. Trong quá trình biên tập có những sai sót nhất định rất mong nhận được sự đóng góp thiện chí từ phía bạn. Mọi chia sẻ vui lòng để lại ở phần bình luận bên dưới. Chúng tôi luông lắng nghe và tiếp thu những đóng góp từ phía bạn.