Kinh tế thị trường là gì? Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là một trong những thành quả lớn trong quá trình phát triển của nhân lọai. Vậy, cụ thể kinh tế thị trường là gì, đặc điểm của nền kinh tế thị trường cũng như những ưu điểm và hạn chế của nền kinh tế thị trường như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng Infina theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Kinh tế thị trường là phương thức vận hành nền kinh tế mà người mua và người bán tương tác với nhau theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị để xác định giá cả cũng như số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Có rất nhiều loại kinh tế thị trường, ví dụ như:

Lịch sự phát triển nền sản xuất xã hội đã chỉ ra rằng: Sản xuất và trao đổi hàng hóa là những tiền đề quan trọng cho sự ra đời và quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường.

Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố cơ bản của thị trường như cung, cầu, giá cả, … sẽ tác động theo cách điều tiết nền kinh tế. Sau đó hướng tới quá trình sản xuất hàng hóa giúp cho việc luân chuyển, phân bố các nguồn lực sản xuất, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế gồm nhiều thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, tập thể và hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều loại sở hữu cùng tham gia, vận động và phát triển theo cơ chế bình đẳng và ổn định,…

Kinh tế thị trường là một hình thức tổ chức sản xuất xã hội hiệu quả nhất phù hợp với trình độ phát triển của xã hội hiện nay. Nền kinh tế thị trường có một số đặc điểm chung sau đây:

Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, sau đây Infina sẽ phân tích ưu thế cũng như mặt hạn chế của nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, khi lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả và lợi nhuận tăng lên, khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Khi đó, người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả thì có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, từ đó, họ tăng quy mô sản xuất.

Và khi đó, các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.

Nền kinh tế thị trường thúc đẩy các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển. Bởi vì khi các doanh nghiệp đó muốn đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường  họ phải đổi mới về công nghệ, quy trình sản xuất, sản phẩm.

Dưới sự tác động của các quy luật thị trường (quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…), nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra được một lực lượng sản xuất lớn nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Trong điều kiện các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, tìm kiếm nhân lực tài năng, thì mức lương và chế độ đãi ngộ dành cho người lao động cũng tăng lên đáng kể. Từ đó, tạo động lực cho người lao động làm việc năng suất hơn, tạo ra nhiều của cải vật chất hơn.

Cùng với động lực thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nền kinh tế thị trường còn gián tiếp tạo ra nhiều việc làm hơn cho thị trường lao động. Không chỉ vậy, việc đòi hỏi đổi mới sáng tạo không ngừng còn là tiền đề để nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn của bộ phận lao động.

Với cách vận hành của nền kinh tế thị trường, người giàu sẽ càng giàu, còn người nghèo sẽ càng nghèo. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, cuối cùng sẽ dẫn tới tình trạng phân chia giai cấp, gây bất bình đẳng xã hội và các tệ nạn khác.

Cơ chế của nền kinh tế thị trường không phải lúc nào cũng tạo ra sự cân đối về giá cả và hàng hóa. Thị trường vốn dĩ có sự biến động liên tục, do vây việc xảy ra các vấn đề chẳng hạn như chiến tranh, dịch bệnh, thiện tai, cấm vận… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Không chỉ vậy, bởi vì chạy theo lợi nhuận nên các công ty sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến nguồn cung cao hơn cầu. Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm sẽ dẫn đến hiện tượng khủng hoảng thừa và gây ra khủng hoảng kinh tế.

Có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả