Kinh tế chia sẻ là gì? Hiểu rõ về kinh tế chia sẻ trong bài viết này | Cohost AI

Dù bạn không thực sự để ý đến nó, kinh tế chia sẻ – sharing e hiện hữu và đang dần chiếm một phần không nhỏ trong các hoạt động thường ngày của mình. Nhưng nếu nó phổ biến đến thế, sao bạn vẫn chưa định nghĩa được kinh tế chia sẻ.

Ở bài viết này, hãy cùng Cohost đi tìm câu trả lời cho câu hỏi kinh tế chia sẻ là gì nhé. 

1. Kinh tế chia sẻ là gì?

Nếu bạn thử tìm kiếm kinh tế chia sẻ – sharing economy trên mạng, không khó để bắt gặp một danh sách dài những công ty được liệt kê là những công ty với mô hình này. Hoạt động của các công ty này trải dài ở nhiều lĩnh vực.

Nền kinh tế chia sẻ hiện hữu ở nhiều lĩnh vựcCó rất nhiều công ty hoạt động với mô hình kinh tế chia sẻ

Điểm chung giữa các công ty này là gì? Điều gì khiến họ tạo được nền kinh tế chia sẻ?

Thực tế, có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc định nghĩa sharing economy. Vấn đề đến hai chữ “chia sẻ”. Trước đây, chia sẻ là việc chúng ta làm với những người thân thiết, người mà chúng ta tin tưởng như gia đình, bạn bè… Nếu áp vào tiêu chuẩn này, những công ty như Grab hay Airbnb sẽ không thể gọi là kinh tế chia sẻ được.

Trong nền kinh tế chia sẻ, bất cứ ai cũng có thể chia sẻChia sẻ là việc chúng ta thường làm với những người thân quen

Kinh tế chia sẻ không hoạt động như vậy. Kinh tế chia sẻ là “một hệ thống kinh doanh mà trong đó, tài sản hay dịch vụ được chia sẻ giữa các cá nhân, miễn phí hoặc có phí”, các cá nhân không nhất thiết phải quen biết nhau. Một định nghĩa khác là “nền kinh tế mà các cá nhân thực hiện các giao dịch ngang hàng để chia sẻ quyền sử dụng các tài sản hoặc dịch vụ nhàn rỗi, thúc đẩy sự hợp tác”. Cần phân biệt rõ kinh tế chia sẻ với kinh tế Gig và kinh tế hợp tác.

Sự khác biệt lớn nhất trong hai định nghĩa trên đến từ từ “nhàn rỗi”. Tài sản hay dịch vụ được chia sẻ phải là nhàn rỗi, tức là chưa được sử dụng đúng mức hay đến khả năng tối đa của nó. Ví dụ của tài sản nhàn rỗi là một căn nhà bỏ không. Thực chất, định nghĩa thứ hai là định nghĩa phổ biến nhất khi nói về sharing economy, nền kinh tế tập trung khai thác tài sản nhàn rỗi. 

Nền kinh tế chia sẻ tập trung khai thác tài sản nhàn rỗiTài sản nhàn rỗi là điều định nghĩa nền kinh tế chia sẻ

2. Mô hình kinh tế chia sẻ hoạt động như thế nào?

a. Người tham gia mô hình kinh tế chia sẻ

Sharing economy là một hệ sinh thái. 3 yếu tố chính là nhà cung cấp dịch vụ, người mua, tiếp nhận dịch vụ, sản phẩm và một yếu tố quan trọng hơn cả, nhà cung cấp nền tảng. 

Nền kinh tế chia sẻ cần có 3 tác nhân để vận hànhNền tảng kết nối người bán và người mua là yếu tố quan trọng nhất trong kinh tế chia sẻ

Như tên gọi:

  • Nhà cung cấp dịch vụ là bên bán, sở hữu tài sản hoặc có khả năng cung cấp một dịch vụ nào đó.
  • Khách hàng là người giao dịch và tiếp nhận những sản phẩm hay dịch vụ đến từ bên bán
  • Nhà cung cấp nền tảng đem đến một nền tảng để kết nối người mua và người bán. Thông qua nền tảng, họ quản lý việc người mua, người bán cùng tạo ra giá trị cho nhau và quản lý nền tảng hoạt động hiệu quả. 

Các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến kinh tế chia sẻ như xã hộiChính sách của các quốc gia cũng rất quan trọng với nền kinh tế chia sẻ 

Đây là 3 tác nhân chính trong hệ sinh thái kinh tế chia sẻ. Bên cạnh đó còn có những người khác cũng tham gia là nhà cung cấp dịch vụ bổ sung, người đem đến giá trị bổ sung cho giá trị cốt lõi mà bên bán cung cấp. Ngoài ra, xã hội nói chung cũng có thể có những tác động gián tiếp nhưng quan trọng. Đặc biệt, chính sách của từng quốc gia cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của một công ty áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ. 

b. Cơ chế hoạt động

Bên cạnh con người và nền tảng, kinh tế chia sẻ còn được hình thành từ nhiều yếu tố khác.

*Lợi ích kinh tế

Việc chia sẻ giảm chi phí mà vẫn giúp mọi người đạt được mục tiêuLợi ích về kinh tế được mọi người quan tâm, giúp kinh tế chia sẻ có được lợi thế

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, và gần đây nhất là đại dịch COVID-19, người tiêu dùng trở nên thận trọng hơn. Họ thận trọng về tiêu dùng của mình và những nguồn lực mà mình có. Chia sẻ giúp mỗi người giảm chi phí mà vẫn đạt được mục tiêu của mình. 

* Niềm vui thích

Chia sẻ là một hoạt động xã hội, là cơ hội để mọi người tương tác với nhau. Trong nhiều trường hợp, tương tác đem đến niềm vui cho con người, bởi chúng ta vốn là một động vật xã hội. Một cuộc khảo sát của PwC cho thấy rằng 63% những người tham gia vào mô hình sharing economy lựa chọn tham gia vì niềm vui thích.

* Niềm tin

Niềm tin là yếu tố quan trọng trong bất cứ hoạt động chia sẻ nào, và kinh tế chia sẻ không phải là một ngoại lệ. Trong những tình huống mà khách hàng không chắc chắn về quyết định của mình. Nếu khách hàng cảm thấy tin tưởng nhà cung cấp, niềm tin sẽ khiến họ tham gia tích cực vào hoạt động chia sẻ ngang hàng.

Nhiều người tham gia vào nền kinh tế chia sẻ vì tìm thấy niềm vui từ đâyHoạt động chia sẻ đem đến niềm vui cho nhiều người 

Niềm tin rất khó để xây dựng và duy trì. Có thể nói, niềm tin làm nên 90% sự thành công của các công ty với mô hình sharing economy. Airbnb cho phép cả chủ nhà lẫn khách đánh giá đối phương để tạo hệ thống niềm tin vững chắc cho mô hình chia sẻ của mình.

3. Vai trò của kinh tế chia sẻ

a. Tác động tích cực đến môi trường

Kinh tế chia sẻ cung cấp quyền sử dụng thông qua việc tiếp cận nguồn lực thay vì sở hữu nguồn lực. Chính vì vậy, nhu cầu về việc sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ giảm đi đáng kể. Ít các hoạt động sản xuất đồng nghĩa với ít hơn sự xuất hiện của các tác nhân gây hại cho môi trường, ít khí thải và dấu chân carbon. 

Chúng ta có thể điều này được phản ánh rõ rệt khi chia sẻ trong việc di chuyển. Nhờ chia sẻ, đi chung xe, số kilomet di chuyển giảm xuống. Thay vì hai, khi chia sẻ, chỉ có một chiếc xe thải khí ra môi trường. BlaBlaCarVinted chính là hai công ty với mô hình kinh tế chia sẻ giúp bảo vệ môi trường thông qua việc chia sẻ xe và quần áo.

b. Gia tăng tài sản, thu nhập

Một vai trò khác liên quan đến tài chính cá nhân. Vì sản phẩm, dịch vụ cung cấp trong sharing economy là những tài sản “nhàn rỗi”, chưa được tận dụng đúng mức. Khi chia sẻ, chúng ta đem đến cơ hội tận dụng nguồn tài sản đó. 

Tài sản vốn nhàn rỗi bây giờ đem đến lợi ích không chỉ cho người mua mà cả người cung cấp dịch vụ. Để không, tài sản không tạo ra giá trị. Nhưng khi được đưa vào sử dụng, đặc biệt là khi sử dụng đúng cách, đúng mức, tài sản đem đến giá trị.

Mọi người tạo ra thêm giá trị từ những tài sản nhàn rỗiKhi được sử dụng đúng mức, nhiều tài sản đem đến giá trị cho cả người mua và người bán

Trong mô hình kinh tế chia sẻ, giá trị đó có thể quy đổi thành phí sử dụng mà người bán thu từ người mua. Như vậy, tài sản nhàn rỗi sẽ bận rộn đem đến cho chủ sở hữu thêm nhiều tài sản hơn nữa. Từ đó, thu nhập tăng lên. Điều này đặc biệt quan trọng khi người tiêu dùng nói chung thận trọng hơn trong các quyết định mua bán của mình. Thu nhập nhiều hơn giúp họ có thêm nhiều lựa chọn, tiếp cận với các lựa chọn tốt hơn. TaskRabbit, một công ty tại Pháp với mô hình kinh tế chia sẻ, đã góp phần tạo nên thu nhập cho nhiều người.

c. Cơ hội nghề nghiệp

Những đồ vật hữu hình không phải thứ duy nhất có thể chia sẻ được. Sharing economy còn vận hành dựa trên những thứ vô hình như kỹ năng. Kỹ năng không được vận dụng hết mức có thể là một rào cản. Họ có thể có một công việc nhưng không tìm thấy niềm vui thích trong công việc. 

Nền kinh tế chia sẻ tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệpCác tài sản vô hình như kỹ năng chuyên môn cũng có thể được chia sẻ

Kinh tế chia sẻ là cơ hội để họ chia sẻ kỹ năng của mình. Bên cạnh công việc chính thức, toàn thời gian, mỗi người có thể dành thêm thời gian và kỹ năng chưa tận dụng hết của mình cho một người đang cần hoặc thiếu kỹ năng đó.

Đó sẽ là một cánh cửa công việc khác mở ra cho mỗi chúng ta: được sử dụng kỹ năng của mình và đem đến giá trị cho cộng đồng. 

4. Tác động của sharing economy đến đời sống xã hội

a. Tỷ lệ thất nghiệp

Kinh tế chia sẻ, dù mới đến đâu, thì lĩnh vực hoạt động của nó cũng chỉ nằm trong một con số nhất định. Sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Kinh tế chia sẻ đang cạnh tranh với nền kinh tế truyền thống. Và người chịu ảnh hưởng nhiều nhất là người lao động, cả tích cực và tiêu cực.

Ví dụ, Vinasun, công ty taxi truyền thống lâu đời ở Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm doanh thu 11% và lợi nhuận 35% 3 năm kể từ khi Uber và Grab xuất hiện. Kết quả là họ phải cắt giảm nhân sự, nhiều lái xe bị cho thôi việc. 

Đi kèm với mặt tiêu cực này là tín hiệu tích cực. Nhờ sự dễ dàng, nhanh chóng, sharing economy thu hút nhiều người, và quy trình để trở thành nhà cung cấp dịch vụ không hề khó. Vậy nên, dù ảnh hưởng xấu đến taxi truyền thống, Grab lại đang tạo ra nhiều công ăn việc làm tại Việt Nam. 

b. Quyền lợi người lao động

Kinh tế chia sẻ đã tạo nên một cuộc tranh cãi về người lao động, họ nên được đối xử như “đối tác” hay nhân viên. Vấn đề này rất phổ biến ở những công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển như Grab. Lý giải cho tranh cãi này là vì cách phân loại này dẫn đến cách đối xử rất khác nhau của các công ty cung cấp nền tảng. 

Một vấn đề của kinh tế chia sẻ chính là quyền của người cung cấp dịch vụĐối tác của các công ty kinh tế chia sẻ được hưởng rất ít quyền lợi

Đối tác không được bảo đảm bất cứ quyền lợi gì, và mức thu nhập của họ có thể ở dưới mức trung bình. Ngược lại, nếu là nhân viên, họ được tiếp cận với các lợi ích khác như bảo hiểm xã hội và được trả lương cao hơn. 

Bạn có thể đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề người lao động trong kinh tế chia sẻ:

c. Chính sách thuế và luật pháp

Tại Việt Nam, sự xuất hiện của sharing economy đã đem đến một thách thức mới cho Chính phủ. Mô hình kinh tế này còn rất mới, hệ thống luật pháp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị để quản lý hoạt động của những công ty áp dụng mô hình này. 

Các nhà lập pháp phải cập nhật và ban hành chính sách và quy định mới. Chính quyền đã thảo luận và tranh cãi rất nhiều để đi đến quyết định cho phép loại hình kinh doanh này tại Việt Nam. 

Tại Việt Nam, chưa có hệ thống quy định cụ thể để quản lý các công ty kinh tế chia sẻKinh tế chia sẻ là mô hình mới, đem đến khó khăn về mặt quản lý

Quyết định này không khiến các công ty truyền thống hài lòng vì họ cho rằng như thế sẽ giết chết doanh nghiệp của họ. Bộ Tài chính đưa ra quyết định thuế mới về thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, với hi vọng sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng. 

Hiện tại, cá quy định, chính sách vẫn đang được cải thiện để quản lý kinh tế chia sẻ tốt hơn. 

Qua bài viết trên, Cohost hi vọng đã giải đáp được câu hỏi Kinh tế chia sẻ là gì của bạn. Kinh tế chia sẻ đem đến nhiều lợi ích nhưng đi cùng với đó là nhiều thách thức. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết.