Kinh Tế – An Giang nỗ lực cải cách hành chính, cải…

(TUAG)- Năm 2021, An Giang đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể, quyết liệt để tiếp tục phát huy thành quả đạt được trong công cuộc cải cách hành chính (CCHC), đồng thời cụ thể hóa thực hiện khâu đột phá “Cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 – 2025).

CCHC-ag-2021-1.jpg

Tăng
cường cải cách hành chính,
xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử

Đây còn là cơ sở quan trọng để cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu cải CCHC của tỉnh, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công của cơ quan nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện TTHC, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp…

Theo đó, phấn đấu tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 đạt từ 20% trở lên. 98% TTHC trả kết quả đúng hạn. 98% người dân được hỏi hài lòng về kết quả giải quyết TTHC và hài lòng với sự phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4 và phấn đấu 80% TTHC đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Phấn đấu tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên. 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Các Chỉ số của tỉnh An Giang (PAR Index, PAPI, PCI, SIPAS…) đứng trong nhóm 15/63 tỉnh, thành phố cả nước.

Để thực hiện đạt mục tiêu đó, UBND tỉnh đề ra các nhiệm vụ trọng tâm: cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa tỉnh, huyện, xã; cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Đồng thời đề ra giải pháp tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện.

Tỉnh chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư. Trong cải cách TTHC kiểm soát chặt chẽ việc triển khai các quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp, trọng tâm là các thủ tục thuộc lĩnh vực: Đất đai, xây dựng, đầu tư, bảo hiểm, thuế, hải quan, công an. Rà soát, đơn giản hóa quy định TTHC theo thẩm quyền. Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công bố, công khai TTHC theo quy định. Đẩy mạnh việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Số hóa kết quả TTHC để nâng cao tính hiệu quả, công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Tăng tính liên thông trong giải quyết TTHC, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục kiện toàn, đổi mới và nâng cao hiệu quả việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; nâng cấp, hiện đại hóa Bộ phận Một cửa các cấp. Mở rộng các hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức đối với quy định TTHC và giải quyết dứt điểm, thỏa đáng, đúng quy định. Để cải cách tổ chức bộ máy hành chính, tỉnh tiếp tục tổ chức sắp xếp, kiện toàn các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước các cấp ở địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

CCHC-ag-2021-2.jpg

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

UBND tỉnh cho biết: Tỉnh tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện CCHC của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đến các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Đẩy mạnh cải cách TTHC, thực hiện tốt cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; thường xuyên khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp nhằm duy trì và nâng cao thứ hạng của các Chỉ số: CCHC – PAR Index, Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI, Hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh – PAPI… Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, năng lực tham mưu của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chương trình, kế hoạch CCHC. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cho chủ trương tháo gỡ, khắc phục.

Cùng với đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3,4 và dịch vụ bưu chính công ích. Triển khai, hoàn thành cập nhật Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0), hướng đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh An Giang trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Với nhiều giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ, tin rằng năm 2021 An Giang tiếp tục “vượt sóng”, làm tốt công tác CCHC, duy trì và nâng cao các Chỉ số PAR Index, PAPI, PCI, SIPAS…, góp phần thực hiện thắng lợi, đạt và vượt chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Năm 2020, là năm đặc biệt khó khăn với doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực, năm 2020, kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh (PCI) An Giang đạt 64,72 điểm, xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố, tăng 2 bậc so năm 2019 và thuộc nhóm nhóm điều hành “Khá”.

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) An Giang năm 2020 tăng 7 bậc so cả nước và tăng 2 bậc trong khu vực ĐBSCL. An Giang thuộc nhóm “Cao nhất” với điểm số 43,852 điểm; xếp hạng 14/63 tỉnh, thành phố cả nước và xếp hạng 3/13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL (tăng 2 bậc so năm 2019).

HẠNH CHÂU