Kinh nguyệt không đều: nguyên nhân, cách điều trị và phân loại
Kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt) gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân và cách điều trị kinh nguyệt không đều như thế nào là những thông tin mà nhiều bạn nữ đang trong độ tuổi sinh sản quan tâm tìm hiểu.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Nữ giới nên tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình có ổn định hay không, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài thì phải đi khám phụ khoa ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.
Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [
]
Mục Lục
1. Như thế nào được coi là kinh nguyệt không đều?
Kinh nguyệt là hiện tượng âm đạo ra máu theo chu kỳ hoạt động của buồng trứng, thường bắt đầu từ năm 13-16 tuổi và hoạt động đến tuổi 45-46 thì kết thúc. Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ, diễn ra theo một chu kỳ nhất định cụ thể như sau:
- Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 – 32 ngày là bình thường, được tính từ ngày đầu tiên hành kinh (tức ngày đầu tiên ra máu âm đạo) của chu kỳ này cho đến ngày đầu tiên hành kinh của chu kỳ kế tiếp.
- Số ngày hành kinh là số ngày ra máu âm đạo, kéo dài từ 3-7 ngày với tổng lượng máu kinh là 50-80ml.
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt không theo một chu kỳ nhất định như trên. Chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, lượng máu kinh và màu sắc kinh nguyệt thay đổi thất thường.
Kinh nguyệt không đều có liên quan mật thiết đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Chị em trong độ tuổi sinh sản bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể dẫn tới vô sinh – hiếm muộn.
2. Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
Có nhiều nguyên nhân kinh nguyệt không đều, được chia thành nguyên nhân ngoại cảnh và nguyên nhân bệnh lý.
Các yếu tố ngoại cảnh như: tâm lý, môi trường, chế độ ăn uống, thức khuya… là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà nữ giới có thể tự điều chỉnh, thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nữ giới.
- Mất cân bằng nội tiết tố nữ: Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi hoạt động của hệ nội tiết, bao gồm estrogen và progesterone. Khi hệ nội tiết mất cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ bị rối loạn ngay.
- Mang thai: Khi nữ giới mang thai thì lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Do đó, thai phụ sẽ bị mất kinh trong suốt giai đoạn mang thai.
- Tuổi dậy thì: Rối loạn kinh nguyệt rất hay gặp ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do 2-3 năm đầu khi mới có kinh, hoạt động nội tiết của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng chưa trưởng thành nên dễ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Cho con bú: Chất hormone prolactin chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ sẽ ngăn trở sự rụng trứng nên bà mẹ cho con bú thường bị chậm kinh trong 6 tháng sau sinh, thậm chí lâu hơn. Một số trường hợp, kinh nguyệt sẽ chỉ xuất hiện sau khi ngừng cho con bú.
- Tiền mãn kinh: Trong giai đoạn tiền mãn kinh, chức năng buồng trứng của nữ giới bắt đầu suy giảm, estrogen và progestrone sản xuất ít hơn, gây ra rối loạn kinh nguyệt, cuối cùng là không còn hành kinh nữa.
- Thừa cân hoặc sút cân: Sự thay đổi cân nặng của phụ nữ cũng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến hành kinh.
- Stress: Lo lắng, căng thẳng sẽ làm cho tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormone costisol, làm gián đoạn quá trình sản xuất nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone dẫn đến kinh nguyệt không đều.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc động kinh, thuốc aspirin và ibuprofen, liệu pháp thay thế hormon… đều làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt, là nguyên nhân khiến chị em chậm kinh, đau bụng kinh dữ dội, rối loạn kinh nguyệt…
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone estrogen và gây ra kinh nguyệt không đều.
- Thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá: Các chất kích thích không chỉ ảnh hưởng nhiều sức khỏe và tâm trạng của người sử dụng, tăng nguy cơ chuột rút, ức chế thần kinh… mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất kinh trong thời gian dài.
- Tập thể dục quá sức: Tập thể dục quá sức cũng làm cho các hoạt động thông thường của cơ thể bị gián đoạn. Đây là nguyên nhân khiến các vận động viên nữ thường phải đối diện với vấn đề rối loạn kinh nguyệt.
Các bệnh phụ khoa và các bệnh lý mãn tính có liên quan đến hoạt động của 3 cơ quan là vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết ở nữ giới, cũng là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều. Các bệnh này nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Cụ thể:
- Ung thư cổ tử cung: Kinh nguyệt ra nhiều hoặc chảy máu âm đạo bất thường giữa các ngày hành kinh là những dấu hiệu ung thư cổ tử cung điển hình.
- Hội chứng đa nang buồng trứng: Bệnh đa nang buồng trứng là hiện tượng gia tăng bất thường của các hormone Andogen, làm gián đoạn quá trình phát triển của các nang noãn, khiến buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (đa nang) nhưng không thể trưởng thành nên không có hiện tượng rụng trứng, chị em bị mất kinh hoặc ra máu nhiều hơn khi có kinh.
- Bệnh tuyến giáp: Suy giáp khiến chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, máu kinh ra nhiều hơn và đau bụng dữ dội hơn. Trong khi đó cường giáp sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, máu kinh ra ít hơn.
- U xơ tử cung: Sự xuất hiện của các khối u ở trong thành cơ tử cung có thể khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều và kéo dài, kèm theo hiện tượng đau bụng dưới, đau lưng dưới và vùng khung xương chậu dai dẳng…
- Viêm cổ tử cung: Viêm cổ tử cung làm xáo trộn chức năng của cổ tử cung, làm bệnh nhân cảm thấy đau đớn vùng bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt và khó có thai.
- Lạc nội mạc tử cung: Là hiện tượng các tế bào nội mạc tử cung bong tróc, không ra ngoài theo máu kinh mà đi lạc vào các bộ phận khác thuộc cơ quan sinh sản như vòi trứng, buồng trứng, phúc mạc, bàng quang, niệu quản, ruột và trực tràng… chị em bị rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện như máu kinh ra nhiều bất thường, đau bụng kinh dữ dội.
3. Phân loại hiện tượng kinh nguyệt không đều
Hiện tượng kinh nguyệt không đều được phân loại dựa vào lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít, thời gian ra máu dài hay ngắn, ngày ra máu có đúng chu kỳ hay không?
- Kinh sớm: Là hiện tượng hành kinh đến sớm hơn so với dự định. Nếu đến sớm khoảng vài ngày thì vẫn được coi là bình thường nhưng nếu đến sớm trên 7 ngày thì được gọi là kinh nguyệt không đều.
- Chậm kinh: Là hiện tượng hành kinh đến muộn hơn so với bình thường, thời gian chậm kinh thường quá 7 ngày.
- Rong kinh: Thời gian ra máu kinh kéo dài, vượt quá 10 ngày và máu kinh ra nhiều vượt quá 80ml.
- Kinh thưa: Hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường, vượt quá 35 ngày. Khoảng cách giữa hai lần hành kinh có thể lên đến 2 tháng, 3 tháng hoặc thậm chí 5 tháng.
- Vô kinh: Kinh nguyệt bị biến mất trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm. Với chị em trên 35 tuổi mà không có kinh trong vòng 3 tháng thì đã được coi là vô kinh.
- Cường kinh: Máu kinh ra nhiều, ồ ạt và kéo dài liên tục nhiều ngày, lượng máu kinh vượt quá 80ml khiến chị em phải thay băng vệ sinh liên tục.
- Thiểu kinh: Là tình trạng lượng máu ít bất thường, chỉ ra nhỏ giọt, thời gian ra máu dưới 2 ngày.
4. Cách điều trị kinh nguyệt không đều
Căn cứ vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị kinh nguyệt không đều phù hợp. Trong nhiều trường hợp, nữ giới sẽ không cần điều trị mà hiện tượng này sẽ tự chấm dứt.
4.1. Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh xa trầm cảm, stress và áp lực kéo dài.
- Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, như các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu, nhằm tăng sức đề kháng và giữ cho hệ nội tiết được ổn định.
- Dùng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc bao cao su để tránh thai. Hạn chế dùng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ có hại cho hệ sinh sản và gây ra rối loạn kinh nguyệt.
- Xây dựng lịch sinh hoạt và làm việc điều độ, tránh thức khuya, ngủ muộn, không nên làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý.
- Dành ra 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập thể dục phù hợp với bản thân, giúp tăng cường tuần hoàn máu và trao đổi chất, hệ nội tiết hoạt động ổn định.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là cách đơn giản nhất giúp các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, khắc phục chứng kinh nguyệt không đều.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá … vừa gây hại cho sức khỏe vừa rối loạn kinh nguyệt.
- Kiểm soát cân nặng ở mức ổn định, tránh tăng giảm cân quá nhanh trong một thời gian ngắn, đảm bảo cơ thể có đủ thời gian điều tiết, hoạt động ở trạng thái cân bằng.
4.2. Cách điều trị kinh nguyệt không đều trong Đông y
- Ích mẫu: Ích mẫu là một bài thuốc trong Đông y dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh do máu kinh bị tắc (huyết ứ). Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ích mẫu: 30-60g ích mẫu nấu cùng 20g huyền hồ và một quả trứng gà. Khi trứng chín thì ăn trứng và uống nước thuốc, bỏ đi phần bã, chỉ cần dùng 1 lần trước khi có kinh trong khoảng 7 ngày là hiệu quả.
- Gừng: Uống nước gừng tươi đun sôi sẽ giúp thân nhiệt ổn định, máu huyết lưu thông, chữa chậm kinh, đau bụng kinh, tắc kinh hiệu quả. Cách chữa kinh nguyệt không đều bằng gừng: Lấy một mẩu gừng bằng đốt ngón tay, đập dập và đun sôi từ 5-7 phút, thêm đường và mật ong (nếu muốn) để uống 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn, duy trì trong một tháng sẽ thấy hiệu quả.
- Ngải cứu: Ngải cứu là một vị thuốc trong Đông y có tính ấm, cay, kích thích lưu thông máu, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau trong đó có rối loạn kinh nguyệt. Cách điều trị kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu: Dùng 200g ngải cứu tươi, cho vào 500ml nước, đun sôi, chia làm ba cốc uống trong ngày. Hoặc sắc 10g ngải cứu khô với 200ml nước trong 10 phút, khi nước cạn còn một nửa thì để uống khi đói. Cách khác là rán trứng với ngải cứu để ăn với bữa cơm hàng ngày cũng hiệu quả.
4.3. Điều trị kinh nguyệt không đều do bệnh lý
Một số bệnh lý như rối loạn tuyến giáp, u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng cũng gây ra rối loạn kinh nguyệt. Do đó, nếu như bạn gái bị kinh nguyệt không đều kéo dài thì nên đi gặp bác sĩ sản phụ khoa để thăm khám và điều trị bệnh.
🔰 Bước 1: Thăm khám và xét nghiệm
Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt đang mắc phải. Sau đó, bác sĩ tiến hành thăm khám và kiểm tra toàn diện.
- Bác sĩ sẽ quan sát và soi vào sâu bên trong âm đạo.
- Siêu âm soi ổ bụng
- Siêu âm soi buồng tử cung
- Xét nghiệm kiểm tra mức độ estrogen và progestrogen.
🔰 Bước 2: Chẩn đoán
Sau khi có những dữ liệu cần thiết bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lý gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều và đề xuất pháp đồ điều trị phù hợp.
🔰 Bước 3: Điều trị
Căn cứ vào từng bệnh phụ khoa mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau:
- Chữa rối loạn kinh nguyệt do đa nang buồng trứng: Hiện chưa có phương thức điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị theo triệu chứng bệnh. Nếu như đa nang gây vô sinh thì bác sĩ sẽ điều trị vô sinh, nếu như đa nang gây ra rối loạn kinh nguyệt thì bác sĩ sẽ dùng thuốc để giảm các triệu chứng khó chịu.
- Chữa kinh nguyệt không đều do suy giáp: Suy giáp có thể khiến bệnh nhân tử vong trong thời gian ngắn nên bệnh nhân phải dùng loại thuốc thay thế hormone tổng hợp tuyến giáp hàng ngày với liều lượng phù hợp, không thể dùng thuốc với liều lượng cao vì sẽ gây biến chứng.
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt do u xơ tử cung: Các phương pháp bao gồm dùng thuốc, bóc tách u xơ hoặc phẫu thuật cắt bỏ u xơ. Hoặc điều trị tận gốc bằng cách cắt bỏ tử cung đối với nữ giới không còn muốn sinh con.
- Chữa kinh nguyệt không đều do viêm cổ tử cung: Bệnh nhân được chỉ định uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để chữa khỏi viêm nhiễm.
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt do lạc nội mạc tử cung: Bệnh lạc nội mạc tử cung hiện chưa có cách điều trị, bác sĩ chỉ có thể dùng các biện pháp khắc phục cơn đau thống kinh do lạc nội mạc tử cung gây ra.
5. Kinh nguyệt không đều gây ra những hệ lụy khôn lường
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng thường gặp ở nữ giới, nhiều nữ giới chủ quan và cho rằng không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt đôi khi có thể là dấu hiệu các bệnh phụ khoa, gây ra những hệ lụy khôn lường đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Kinh nguyệt không đều với các biểu hiện như đau bụng kinh dữ dội, rong kinh, rong huyết nhiều ngày liền… làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày, khiến chị em không thể tập trung vào học tập và làm việc, thậm chí phải nghỉ học, nghỉ làm; tâm trạng bực bội, dễ cáu gắt, chất lượng sống suy giảm.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Nếu rối loạn kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng gây ra thì chị em sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mang thai.
- Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Chu kỳ kinh nguyệt không đều làm chị em khó tính ngày rụng trứng, khả năng thụ thai suy giảm. Đặc biệt, các chị em không có kinh nguyệt do không có hiện tượng rụng trứng thì không thể mang thai.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc: Sức khỏe và sắc đẹp là hai vấn đề mà chị em nào cũng quan tâm. Mất cân bằng nội tiết tố kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến sắc đẹp nữ giới suy giảm, chị em trông thiếu sức sống, mệt mỏi, người xanh xao, yếu ớt.
- Gây thiếu máu: Hiện tượng cường kinh (lượng máu kinh vượt quá 80ml) kéo dài khiến chị em bị tụt giảm hồng cầu, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, trở nên yếu ớt, dễ chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, sắc đẹp và tâm sinh lý nữ giới. Do đó, nếu chị em có những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài thì nên đi khám ngay để được tư vấn, phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa có thể mắc phải.
Trang chủ: http://phathaithaiha.webflow.io