KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRÊN CÂY CHÔM CHÔM
Loading…
Chôm chôm tên khoa học là Nephelium lappacium L. là cây ăn quả nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chôm chôm ưa khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, không thích hợp ở những vùng có độ cao trên 700m. Nhiệt độ thích hợp từ 22-30oC, lượng mưa khoảng 2.000 mm/năm, phân bố đều trong năm. Chôm chôm thích hợp trên đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng canh tác dày, thoáng xốp, thoát nước tốt, đất nhiều mùn, pH 5-6.
Mật độ trồng thích hợp 120-225 cây/ha, khoảng cách cây tùy theo loại đất canh tác.
Ở nước ta, các giống chôm chôm được trồng nhiều là chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm thái, chôm chôm đường… Trong các giống trên, chôm chôm nhãn được đánh giá cao hơn cả.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây chôm chôm
Cây chôm chôm cần nhiều nhất là N và K, sau đó là Ca, Mg, P và các vi lượng khác như Zn,B…
Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá và mép lá. Hiện tượng này thường thấy ở các vườn bón phân không cân đối và thiếu chăm sóc.
Sử dụng phân bón cho chôm chôm
Giai đoạn kiến thiết cơ bản
Bón lót: Mỗi hố bón 10 – 15kg phân chuồng đã ủ hoai, 200 – 300g super lân, trộn đều tất cã phân trên cùng với đất mặt, lấp đầy hố.
Bón thúc:Tùy từng năm sau khi trồng, lượng phân và hàm lượng phân cần căn cứ vào từng giai đoạn, thời kỳ phát triển và phát dục của cây chôm chôm
Năm thứ 1: Bón 200g ure + 200g super lân + 50g kali sulphate (K2SO4), chia đều làm 4 lân bón, khoảng 3 tháng bón 1 lần
Năm thứ 2: Bón 300g ure + 200g super lân + 150g kali sulphate (K2SO4) chia đều làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.
Năm thứ 3: Bón 350g ure + 300g super lân +200g kali sulphate (K2SO4) chia đều làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.
Cách bón: Rải đều phân một vòng tròn xung quanh gốc, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên. Sau mỗi lần rải phân nên cách xa gốc thêm 5 – 10 cm để tạo điều kiện cho rễ vươn xa.
Giai đoạn kinh doanh
Từ năm thứ 4 cây chôm chôm bắt đầu cho trái, có thể chia làm 4 đợt bón như sau:
Đợt 1 (sau thu hoạch): Bón cho mỗi cây 5-10 kg phân hữu cơ hoai mục và 650g ure + 560g super lân +200g kali sulphate (K2SO4)/cây bằng cách xới nhẹ đất, rải phân và vùi lấp lại, giúp cây phục hồi nhanh.
Đợt 2 (Trước khi ra hoa): Bón 300g ure + 800g super lân + 600g kali sulphate (K2SO4)/cây, nhằm thúc cho cây phân hóa mầm hoa tốt, ra hoa đồng loạt và tăng tỷ lệ đậu trái.
Đợt 3 (sau đậu trái 1 – 2 tuần) bón 650g ure + 560g super lân +200g kali sulphate (K2SO4)/cây nhằm hạn chế rụng trái non và phát triển trái tốt.
Đợt 4: Bón 300g ure + 300g super lân + 600g kali sulphate (K2SO4)/cây. Đây là giai đoạn tích lũy và chuyển hóa các chất trong trái, tăng độ chắc của trái và tăng chất lượng của trái nên rất cần kali để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá cây vào trái và cần các chất canxi, vi lượng để tăng phẩm chất trái.
Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây chôm chôm, nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to và đẹp.