Kinh nghiệm du lịch Yên Tử, Quảng Ninh tiết cho người lần đầu

Du lịch Yên Tử là một di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Quảng Ninh. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh là ” đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử thường có mây bao phủ nên trước đây có tên gọi là Bạch Vân sơn. Vì vậy mà thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm. Đường đi Yên Tử không quá khó khăn nên chúng ta có thể du lịch trong ngày nếu ở gần. Dulich9 sẽ hướng dẫn bạn kinh nghiệm du lịch Yên Tử trong ngày từ Hà Nội.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử Quảng Ninh 2022

Yên Tử nằm ở đâu, thuộc tỉnh nào?

Yên Tử là một ngọn núi thuộc dãy núi Đông Triều ở vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi Yên Tử hiện nay vẫn đang lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Không chỉ vậy, núi Yên Tử còn là một thắng cảnh thiên nhiên, có không gian trong lành, mát mẻ, núi non trùng điệp, mây bao phủ trên đỉnh núi. Chính vì vậy Yên Tử đã trở thành một trong những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn bậc nhất ở Việt Nam hiện nay.

Nên du lịch Yên Tử vào thời gian nào?

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử, thời điểm Yên Tử hút khách nhất chính là lúc diễn ra lễ hội Yên Tử vào 10 tháng giêng đến hết tháng 3 (Âm Lịch). Ngoài ra còn có một số ngày đại lễ khác như:

  • 23/1 âm lịch: Giỗ Đệ tam Tổ Huyền Quang
  • 18/2 âm lịch: Giỗ Thiền sư Chân Nguyên
  • 03/3 âm lịch: Giỗ Đệ nhị Tổ Pháp Loa
  • 15/4 âm lịch: Đại Lễ Phật Đản
  • 15/7 âm lịch: Đại Lễ Vu Lan
  • 1/10 âm lịch: Quốc Giỗ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Tuy nhiên kinh nghiệm du lịch Yên Tử 2022 nếu bạn đi vãn cảnh thì không nên đi vào mùa lễ, để tránh chen lấn. Vì thường những ngày hội rất đông du khách, nên khó có thể tham quan Yên Tử đầy đủ được.

Tây Yên Tử và Đông Yên Tử khác nhau ở đâu?

Đối với những bạn nào chưa từng du lịch Yên Tử thì sẽ bị nhầm lẫn 2 nơi này. Tại sao người ta lại phân ra Tây Yên Tử và Đông Yên Tử, chúng khác nhau ở đâu, nên đi Tây Yên Tử hay Đông Yên Tử, để chúng mình giải đáp cho bạn nhé.

  1. Đông Yên Tử có tên là khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử ở sườn Đông dãy núi Yên Tử, nằm gần đường 18A, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
  2. Tây Yên Tử có tên là khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở sườn Tây và Bắc của dãy núi Yên Tử, thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang

Hệ thống di tích Tây Yên Tử cùng với Đông Yên Tử và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều tạo thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2017.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử, nếu bạn muốn đi Legacy Yên Tử thì khu nghỉ dưỡng này thuộc phía Đông, trên địa bàn Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh.

Đường đi từ Hà Nội đến Yên Tử, Quảng Ninh

Chùa Yên Tử cách Hà Nội 130km, và với quãng đường này, bạn có thể lựa chọn đi bằng xe khách hoặc phương tiện cá nhân.

Du lịch Yên Tử bằng xe khách

Hầu như tất cả các xe đi tuyến Hà Nội – Hạ Long đều có qua Yên Tử. Các bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình sau đó bắt các xe như: Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh… Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử trong ngày thì bạn nên bắt xe đi từ Hà Nội lúc 4h sáng. Như vậy khi bạn đến Yên Tử khoảng 8h sáng, bạn sẽ tham quan được trọn vẹn một ngày.

Sau đó bạn hãy dặn bác tài xế cho xuống đường đi Yên Tử, các bác tài sẽ cho bạn xuống chân đền Trình. Từ đây các bạn có thể bắt xe ôm đến Yên Tử. Giá mỗi lần là 40k, đối với ngày thường.

Du lịch Yên Tử bằng xe máy, ô tô

Muốn đi từ Hà Nội bạn phải thuộc đường đi Hà Nội – Uông Bí hoặc Hà Nội – Hải phòng để tránh nhầm đường.

+ Di chuyển theo hướng Hà Nội – Uông Bí: Bạn có thể đi theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Bắc Ninh, sau đó di chuyển tiếp theo quốc lộ 18. Sau đó bạn sẽ đến đền Trình, ở đây bạn có thể đổ xăng và nghỉ ngơi sau đó đi tiếp đến Yên Tử.

+ Di chuyển theo hướng Hà Nội – Hải Phòng:  Theo quốc lộ 5, tới km 14 QL 5 khoảng 94km, tới Quán Toan. Sau đó đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất ( rẽ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã 4, tổng đoạn này là 6km là bạn tới chân cầu Kiền. Tiếp theo bạn đi dọc Ql 10 đến đoạn rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình Yên Tử.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử 1 ngày thì khi đến đền Trình bạn nên nghỉ ngơi cho lại sức rồi mới tiếp tục đi tiếp.

Hướng dẫn cách lên núi Yên Tử

– Cáp treo: Hiện tại hệ thống cáp treo hiện đại đã vượt quãng đường trên 1,2km lên tới độ cao 450m chùa Hoa Yên. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử phù hợp thì đi cáp treo sẽ giúp bạn nhìn được cảnh rừng núi, với những cây tùng hàng trăm tuổi và những rừng cây xanh tốt.

  • Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): Một chiều 120.000 vnđ/vé – Khứ hồi 200.000 vnđ/vé
  • Tuyến 2 (Một Mái – An Kỳ Sinh): Một chiều 120.000 vnđ/vé – Khứ hồi 200.000 vnđ/vé.
  • Cả 2 tuyến: Một chiều 120.000 vnđ/vé – Khứ hồi: 280.000 vnđ/vé

Lưu ý: Miễn phí vé cho trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), người già trên 70 tuổi (mang theo giấy tờ tùy thân), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ).

– Theo đường bộ: Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác leo lên từng bậc thang, thì bạn có thể đi bộ dài trên 6km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp. Len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Tuy nhiên để có thể vượt được quãng đường này bạn phải có đảm bảo sức khỏe. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử an toàn, thì bạn nhớ mang theo nước lọc và đồ ăn nhẹ để khi mệt và đói có thể dừng lại trên đường đi.

Các địa điểm du lịch ở Yên Tử

– Suối Giải Oan, chùa Giải Oan: Nơi đây có cây cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ cổ kính. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông cho xây dựng để giải oan cho những cung tần, mỹ nữ đã vì mình mà chết.

Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

Chùa Giải Oan, còn gọi là chùa Hạ, một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử (chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng). Chùa Giải Oan là ngôi chùa đầu tiên trong hành trình chinh phục Yên Tử, có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung.

– Chùa Hoa Yên: Hay gọi là chùa Cả, chùa Phù Vân. Nằm ở độ cao 543m, với nhiều hàng cây tùng cổ xưa, được trồng từ lúc vua Nhân Tông lên tu hành Yên Tử.

– Chùa một mái: Ngôi chùa này có kiến trúc gồm ba gian, tương ứng với ba bàn thờ, gồm bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Ở đây lưu giữ huyền thoại về ” dòng sữa” và ” đụn gạo”.

– Chùa Đồng: Tọa lạc trên độ cao 1.068m, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Nơi đây như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.

Kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử 1 ngày thì bạn có thể tham quan những địa điểm trên hành trình như: Tháp Tổ, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Và tham quan công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam là thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Du lịch Yên Tử, bạn nên đi bằng cáp treo, để tiết kiệm thời gian và sức khỏe. Bạn nên dự tính sao cho tham quan Yên Tử tới 15h là có thể lên xe để về Hà Nội.

Gợi ý lịch trình du lịch Yên Tử 2 ngày 1 đêm

Ngày 1: Xuất phát từ Hà Nội đi Uông Bí, nên đi cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, khoảng 3 tiếng là tới Uông Bí, sau đó có thể tranh thủ ghé chàu Ba Vàng ở núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Uông Bí. Tối nghỉ ngơi tạiUông Bí để tiện ăn uống hoặc di chuyển vào khu vực chân núi Yên Tử và ngủ lại đó.

Ngày 2: Sáng hôm sau bạn leo Yên Tử thật sớm, đi sớm vừa mát mẻ vừa kịp thời gian để xuống núi, dự kiến mất khoảng 5-6 tiếng để lên tới đỉnh. Còn chiều xuống thì đi cáp treo xuống, sau đó quay trở về Hà nội.

Còn một lịch trình khác, khá vất vả, hợp với bạn nào thích trekking khám phá. Bạn cần chuẩn bị sẵn thực phẩm, nước uống và lều trại cho 1 ngày 1 đêm.

Ngày 1: Đầu tiên, bạn xuất phát từ Hà Nội đi Đông Triều. Đến thị xã Đông Triều thì ghé vào Đền An Sinh sau khi vào đền xong thì đi đến Hồ Bến Châu và gửi xe, bắt đầu hành trình chinh phục Tây Yên Tử, về với am Ngọa Vân.

Sau khi được đưa qua bên kia hồ, đi theo đường mòn để lên am Ngọa Vân, trước đó các bạn sẽ đi qua Bãi Đá Chồng. Vừa leo vừa chơi chắc khoảng chiều tối lên tới Am Ngọa Vân, xin ngủ nhờ tại chùa hoặc nếu không có đủ chỗ thì tìm một bãi trống trong sân chùa dựng lều là oke. Ngày trước có mỗi cái am cũ, chứ giờ chùa mới xây to rồi thì chắc không thiếu chỗ trống đâu

Ngày 2: Hôm sau ngủ dậy thì từ Am Ngọa Vân đi xuống lại dưới núi theo đường Trại Lốc, hoặc quay lại bằng đường cũ hôm qua. Sau khi xuống đến nơi, nếu còn nhiều thời gian trên đường về có thể ghé qua khu Côn Sơn – Kiếp Bạc ở Hải Dương trước khi về lại Hà Nội

Ăn gì khi du lịch Yên Tử/ Ẩm thực, món ngon ở Yên Tử

Ăn gì khi du lịch Yên Tử? Ghé thăm vùng đất thiêng này bạn không thể bỏ qua món măng trúc luộc chấm muối vừng, đây là món ăn chỉ có ở Yên Tử. Bên cạnh đó, bạn còn được thưởng thức rất nhiều món ăn chay hấp dẫn tại các quán hàng ven chân núi. Bạn cũng nên thưởng thức món canh gà rượu Bâu thơm nức nhé.

Những lưu ý cần nhớ khi du lịch Yên Tử

Để có chuyến du lịch Yên Tử an toàn, ý nghĩa, thì bạn hãy nhớ những lưu ý sau:

  1. Nếu đi vào mùa đông, bạn cần mang theo áo đủ ấm, còn đi vào mùa hè thì vẫn cần áo gió mỏng nhẹ, bởi lên trên đỉnh núi thường có gió lạnh.
  2. Nếu đi đường bộ thì hãy mang theo một chút nước đủ dùng.
  3. Du lịch Yên Tử mùa lễ hội, hãy cẩn thận bảo quàn tài sản tư trang cá nhân, vì hay có tình trạng móc túi xảy ra.
  4. Không mua mấy loại cỏ cây bán trên núi, bởi thường chúng không được kiểm chứng về nguồn gốc, rất dễ gặp lừa đảo.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp du lịch Quảng Ninh những địa điểm sau:

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử – Quảng Ninh trong ngày, đầy đủ, chi tiết nhất nên các bạn có thể tham khảo. Hi vọng đây sẽ là những kinh nghiệm du lịch hữu ích, giúp cho các bạn có chuyến viếng thăm Yên Tử an toàn và thuận lợi. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ!