Kinh nghiệm du lịch Yên Tử: Hành trình kết nối tâm linh đầy bình yên

Nhắc đến du lịch tâm linh thì Yên Tử – quần thể di tích và thắng cảnh nổi tiếng của Thiền phái Trúc Lâm – là cái tên không thể không nhắc đến. Hãy để Ví MoMo đồng hành cùng bạn trong chuyến hành trình kết nối tâm linh đầy bình yên xứ Yên Tử bạn nhé.

Ẩn mình trong vẻ đẹp hùng vĩ của núi non, quần thể di tích và thắng cảnh Yên Tử mang nét cổ kính trầm mặc, gắn liền với sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm cho hành trình tâm linh, du lịch Yên Tử sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo đầu tiên.  

Hằng năm, lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây cũng là thời điểm Yên Tử thu hút đông đảo du khách thập phương nhất. Du khách đến đây sẽ vừa được đắm chìm không khí linh thiêng của Phật tổ, lại vừa có cơ hội vãn cảnh, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.

Ảnh: Mạnh Lê

Trong bài viết này, Ví MoMo sẽ cùng bạn điểm qua những điều cần biết cho chuyến du lịch Yên Tử trọn vẹn nhất:

  1. Hướng dẫn di chuyển tới Yên Tử

  2. Lưu trú tại Yên Tử

  3. Các địa điểm du lịch Yên Tử

  4. Du lịch Yên Tử mua gì về làm quà. 

  5. Lưu ý khi đi du lịch Yên Tử

1. Hướng dẫn di chuyển tới Yên Tử

Yên Tử nằm tại khu vực tiếp giáp giữa ba tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, nên có rất nhiều cách để bạn di chuyển tới đây. 

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: 

  • Hướng dẫn đi Đông Yên Tử

Nếu chọn đi tuyến đường này, điểm đến của bạn sẽ là Chùa Trình Yên Tử. Cung đường này khá dễ đi, phù hợp với các bạn chưa quen đi phượt xa bằng ô tô. Từ Hà Nội, bạn có thể chọn nhiều con đường tới thành Phố Uông Bí như cao tốc Hải Phòng – Hà Nội, QL 18. 

  • Hướng dẫn đi Tây Yên Tử

Điểm đến khám phá chính của Tây Yên Tử sẽ là Am Ngọa Vân. Dạo gần đây, chùa Ngọa Vân đã được xây mới với hệ thống cáp treo tiện lợi nên hành trình khám phá của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn.

Nếu bạn không muốn di chuyển bằng xe máy, và có bằng lái xe ô tô, bạn có thể tham khảo qua dịch vụ cho thuê xe tự lái trên Ví MoMo. Tại đây, bạn có thể tham khảo đầy đủ bảng giá các loại xe, giá chi tiết, quy định… Các bước đặt xe cũng cực kỳ đơn giản cho một chuyến đi chủ động, an toàn và thoải mái. 

Ảnh: Cuong Do 

Di chuyển bằng phương tiện công cộng

Từ Hà Nội, bạn có thể thể đặt xe khách trên Ví MoMo làm phương tiện di chuyển cho cả hai Đông Yên Tử và Tây Yên Tử. 

  • Nếu bạn đi chặng Tây Yên Tử, có thể xuống tại thị xã Đông Triều và bắt taxi tới cáp treo Ngọa Vân. 
  • Nếu bạn đi chặng Đông Yên Tử, hãy xuống ở Thành phố Uống Bí gần chùa Trình và đi taxi vào bến xe Hạ Kiệu. 

Bảng giá vé tham khảo

Hãng xe

Điểm khởi hành

Điểm xuống

Loại ghế

Giá vé

Phúc Xuyên

VP Hà Nội

Hạ Long

Limousine 9 chỗ

Từ 220.000 VND/ chiều/ vé*

Trung thành Limousine

VP Hà Nội

Hạ Long

Limousine 11 chỗ

Từ 230.000 VND/ chiều/ vé*

Cáp treo đi Yên Tử

Khi tới Yên Tử, bạn có thể chinh phục đỉnh núi thiêng theo 2 cách: đi bộ hoặc cáp treo tùy theo nhu cầu và điều kiện sức khỏe của bản thân và người đồng hành. 

Lưu ý là hành trình leo Yên Tử tương đối mệt và cần sức khỏe, nên nếu đi cùng gia đình có người già và trẻ em, bạn nên chọn phương án cáp treo để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa yê tâm chiêm ngưỡng cảnh đẹp núi rừng Đông Bắc. 

Ảnh: Legacy Yên Tử

Tuyến

Hành trình

Giá vé

Thời gian hoạt động

Tuyến 1

Giải Oan – Hoa Yên

Một chiều: 150.000 VND/ người/ chặng

Khứ hồi: 

280.000 VND/ người/ chặng

350.000 VND/ người/ 2 chặng

Tháng 1-3 âm lịch: 5:00-20:00 

 

Tháng 4-12 âm lịch: 07:00-18:00 

Tuyến 2

Một Mái – An Kỳ Sinh

Ngọa Vân

Chùa Ngọa Vân

Một chiều: 100.000 VND/ người

Khứ hồi: 180.000 VND/ người

Lưu ý: Các đối tượng được miễn vé cáp treo Yên Tử: 

  • Tăng ni
  • Người già trên 70 tuổi (cần mang theo CCCD/ CMND/ Thẻ người cao tuổi để xác nhận) 
  • Thương binh (Có thẻ thương binh) 
  • Trẻ em dưới 1,2m

2. Địa điểm lưu trú khi du lịch Yên Tử

Hiện nay, có nhiều gia đình thường kết hợp chuyến du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng ngắn ngày vào các dịp cuối tuần. Vậy nên một địa điểm nghỉ chân thật thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng trong lịch trình du lịch Yên Tử. 

Hãy để Ví MoMo gợi ý cho bạn một số địa điểm lưu trú tại Yên Tử với nhiều mức giá khác nhau. Tùy vào nhu cầu và ngân sách, bạn có thể chọn lựa một địa điểm nghỉ chân hợp lý dưới đây nhé. 

Khách sạn 5 sao Legacy Yên Tử – MGallery by Sofitel 

  • Địa chỉ: Xã Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
  • Giá tham khảo: Từ 1.900.000 VND/ đêm/ phòng

Ảnh: Legacy Yên Tử

Vinpearl Resort & Spa Hạ Long

  • Địa chỉ: Đảo Rều, Đỗ Sĩ Họa, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
  • Giá tham khảo: Từ 2.550.000 VND/ đêm/ phòng

Dãy phòng nghỉ Làng Nương Yên Tử

  • Địa chỉ: Xã Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
  • Giá tham khảo: Từ 1.400.000 VND / đêm (kèm 2 bữa ăn)

Ảnh: Làng Nương Yên Tử

Bạn có thể đặt khách sạn, cũng như săn các deal phòng hot giá rẻ ngay trên Ví MoMo, tại tính năng Du lịch – Đi lại.

3. Các địa điểm tham quan khi du lịch Yên Tử

Địa điểm tham quan: 

Núi thiêng Yên Tử là một quần thể kiến trúc gồm nhiều di tích lịch sử – văn hóa, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Đến thăm Yên Tử, để tránh bị lạc hoặc bỏ sót những điểm đến thú vị, việc lên một kế hoạch chi tiết là điều rất quan trọng đó bạn nhé. 

Ảnh: Sưu tầm

  • Đông Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) 

Khu vực Đông Yên Tử gồm các công trình kiến trúc tôn giáo, chùa, am, tháp được xây dựng từ thời Lý.

Chùa Trình, có tên gọi khác là Chùa Bí Thượng, được xây dựng vào thời Hậu Lê với quy mô kiến trúc kiểu chữ Nhất. Nơi đây cũng đồng thời là Trụ sở của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh. Chùa Trình thường được chọn là điểm bắt đầu hành trình chinh phục Yên Tử. 

Suối Giải Oan trong xanh gắn liền với câu chuyện hàng trăm cung nữ đã trầm mình để ngăn cảnh vua Trần Nhân Tông quy y. Dừng chân tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi non nên thơ, nghe tiếng suối chảy róc rách để tìm lại cảm giác thư thái và yên bình trong hành trình tìm về nơi đất thiêng. 

Chùa Hoa Viên, tọa lạc tại độ cao 535m, còn có tên gọi khác là Phù Vân. Đây là chùa trung tâm trong hệ thống chùa Yên Tử. Ngoài hai cái tên chính thức này, dân gian thường gọi chùa Hoa Viên bằng các tên gọi thân thương khác như chùa Cả, chùa chính, chùa Yên Tử.  

Đây là nơi vua Trần Nhân Tôn giảng đạo, cũng là nơi tu hành, thành đạo, truyền thừa của các thế hệ Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa được xây dựng theo lối chữ Công, thờ tượng Phật theo cách thức thờ tự đặc trưng của các chùa miền Bắc Việt Nam, an lạc giữa mây trời thanh tịnh và yên bình. 

Ảnh: Kevinly

Thiền viện Trúc lâm Yên Tử hay còn gọi là Chùa Lân, Long Động Tự. Đây là ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm, được sử dụng làm nơi giảng đạo, độ tăng cho các cao ni, Phật tử. 

Chùa Giải Oan và Am Lò Rèn là hai địa điểm gần nhau. Chùa Giải Oan được xây dựng dưới thời Pháp Loa, đã trải qua nhiều lần trùng tu. Bên trong chùa thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Chùa. Ngay cạnh chùa Giải Oan là điện thờ thân mẫu và Quốc Trương của Phật hoàng Trần Nhân Tông. 

Từ chùa Giải oan đi thêm 800m sẽ đến Am Lò Rèn. Xưa kia, đây là nơi rèn đúc các dụng cụ phục vụ lao động và đời sống sinh hoạt của các Thiền sư và Phật tử nơi đây. 

Chùa Đồng tọa lọa trên đỉnh non thiêng liêng, là một trong những di tích quan trọng nhất của quần thể Yên Tử. Đây là chốn thiên nhiên bao la hùng vĩ, bao phủ bởi mây trắng cùng sương mù nên được Tam Tổ Trúc Lâm và các thiền sư ngồi thiền để “Thân hòa đồng trụ, giới hòa đồng tu”. 

Hình dáng chùa Đồng tựa như một đài sen giữa biển mây. Trong chùa thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm. Đây cũng là công trình kiến trúc, văn hóa Phật giáo độc đáo lớn nhất Đông Nam Á khi các tượng phật hoàn toàn được đúc bằng đồng.

Ảnh: Legacy Yên Tử

Đường Tùng là một đoạn đường dài hơn trăm mét, gồm hai hàng cây tùng cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, với nhiều hàng rễ đan thành lối đi chính hành hương lên Cõi Phật. Đường Tùng vừa là di sản quỹ, vừa là chứng tích lịch sử, biểu tượng văn hóa cho tình yêu sự sống, tôn trọng và hòa hợp thiên nhiên – một giá trị cốt lõi của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. 

Kế bên Đường Tùng là Rừng Trúc, trải khắp núi rừng Yên Tử từ chân cho tới đỉnh núi. Đây là biểu trưng cho sự đoàn kết, kiên cường và sức sống mãnh liệt với thời gian. 

Vườn tháp Huệ Quan là nơi lưu giữa ngọc cốt của các nhà sư từng tu hành tại Yên Tử. Hiện nay, có 97 ngôi tháp mộ đang được lưu trữ tại đây, với kích thước và độ cao thấp khác nhau tương ứng với vị trí, chức sắc của các nhà sư. 

Ảnh: Legacy Yên Tử 

Chùa Một Mái, xưa vốn là Động Thanh Long, là nơi để vừa đọc sách và soạn kinh. Đây cũng là nơi duy nhất trong hệ thống chùa tại Yên Tử vẫn giữa nguyên hệ thống tượng thờ và đồ thờ . Chùa được làm bằng đá, xây dựng vào khoảng cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn.

Chùa Bảo Sái – Ảnh: Huỳnh Hồng Giang

Chùa Bảo Sái nằm trên độ cao 700m so với mực nước biển, hiện nay được sử dụng là nơi biên soạn, lưu trữ kinh văn của thiền phái Trúc Lâm yên Tử. 

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nằm trên đỉnh Yên Tử, nhằm tôn vinh những công đức của Đức vua đối với dân tộc và đạo pháp.

Ảnh: Legacy Yên Tử

  • Tây Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh) 

Quần thể khu di tích nhà Trần ở Đông Triều, là vùng ẩn tích chứa nhiều di sản văn hóa đặc sắc của thời Trần. 

Am Ngọa Vân là nơi Phật hoàng tu hành và đắc đạo, được xem là thánh địa của Thiền Phái Trúc Lâm. Ngày nay, Ngọa Vân đã trở thành một quần thể chùa – am với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc.

Đền An Sinh được xây dựng từ khoảng thời Hậu Lệ – thời Nguyễn, là khu di tích các lăng mộ hoàng đế thời Trần. Cổng đền có những hàng nhãn cổ thụ làm cảnh quan thêm phần cổ kính và trang nghiêm.

Khu di tích Đá Chồng là một cụm công trình kiến trúc nằm ở sườn Đông Nam của khu vực Đèo Voi. Tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng loạt các dấu hiệu nền móng của kiến trúc chùa tháp tại Ngọa Vân. 

Chùa Hồ Thiên là ngôi chùa nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thời phong kiến, với lối kiến trúc mang giá trị nghiên cứu lịch sử – văn hóa dân tộc. Hồ Thiên có nghĩa là hồ nước trên trời, là quần tụ của chư Thiên. 

Ảnh: Mất Trâu

4. Du lịch Yên Tử mua gì về làm quà

Măng trúc tươi Yên Tử: Măng trúc được coi là món quà của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất thiêng Yên Tử. Măng bé, mềm, ngọt, thích hợp để chế biến nhiều món ăn ngon khác nhau. 

Nguồn: Báo lao động

Rượu mơ Yên Tử cũng là một đặc sản của địa phương được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà khi du lịch Yên Tử. Sử dụng rượu gạo truyền thống ngâm cùng mơ tươi trồng tại rừng Yên Tử, rượu mơ xứ này mang một hương vị đặc trưng khiến bao vị khách xứ lạ quyến luyến.

Ảnh: ruoumoyentu.vn

Chè Lam Yên Tử là một thức quà vặt đặc biệt, hài hòa vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt của mật, xen lẫn một chút cay nồng của gừng và bùi bùi của lạc. 

Ảnh: Sưu tầm

5. Lưu ý khi đi du lịch Yên Tử

  • Nếu có ý định leo núi, bạn nên đi giày thể thao êm ái, đặc biệt nên sử dụng các loại giày có chống trơn trượt. 
  • Khu vực núi cao khá lạnh và ẩm, nên mang theo áo gió mỏng nhẹ, khăn choàng, găng tay để giữ ấm.
  • Mang theo nước uống để đảm bảo cung cấp đủ nước nếu có ý định khám phá Yên Tử bằng đường bộ. 
  • Cẩn thận trộm cắp, đặc biệt trong mùa lễ hội Yên Tử bởi lượng du khách tham quan rất đông. 

Với bài review du lịch Yên tử chi tiết trên đây, hành trình chinh phục đỉnh núi thiêng đâu phải quá phức tạp bạn nhỉ. Giữa cuộc sống tất bật, sao không đặt ngay một chiếc vé để tìm về chốn bình yên của tâm hồn. Ví MoMo vẫn luôn sẵn sàng các ưu đãi Du lịch – Đi lại để đồng hành cùng bạn đấy!