Kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử mới nhất, cực chi tiết dành cho các tín đồ ‘sống ảo’

“Trăm năm tích đức tu hành/Chưa đến Yên Tử chưa tròn quả tu” – Bạn hãy đến Tây Yên Tử Bắc Giang, đắm mình trong không gian tính lặng này để cảm nhận được sự thanh thản, an yên trong tâm hồn. 

Tây Yên Tử ở đâu?

Tây Yên Tử hay có tên đầy đủ là Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, thuộc tỉnh Bắc Giang. Đây là một quần thể công trình bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh nằm ở phía tây và bắc của dãy núi Yên Tử.  

Khu du lịch cách thủ đô Hà Nội khoảng 124 km, bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy. 
 

tay_yen_tu

Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử. Báo Bắc Giang

Hướng dẫn đường đi đến Tây Yên Tử

Nếu đi bằng xe máy, bạn hãy đi từ Hà Nội đến thành phố Bắc Giang, sau đó di chuyển thêm quãng đường 67 km nữa để đến tận nơi. Đi tới Big C, hãy rẽ vào đường Tâm Linh, đi tiếp đến ngã 3 sẽ có biển hướng về Tây Yên Tử, cứ đi thẳng theo đường đó đến khi gặp biển chỉ dẫn, rẽ vào đó, đi tiếp một đoạn nữa là đến nơi. 
 

/tay_yen_tu

Có thể đến Tây Yên Tử bằng xe máy hoặc xe khách. Ảnh: travelmag

Nếu bạn đi xe khách thì còn đơn giản hơn. Từ Hà Nội bắt xe đi thành phố Bắc Giang. Từ đó đón xe buýt đi một mạch lên thẳng Tây Yên Tử. Chi phí chỉ khoảng 100.000Đ. 
 

Khu du lịch Tây Yên Tử có gì thú vị?

Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử mới được đưa vào khai thác gần đây. Ban đầu, quần thể này được xây dựng nhằm tái hiện lại con đường phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bao gồm dọc sường dãy Tây Yên Tử từ chùa Vĩnh Nghiêm – Yên Dũng qua chùa Mã Yên, đến Hòn Tháp, Hồ Bấc, chùa Am Vãi…
 

tay_yen_tu

Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử rộng lớn. Ảnh: ivivu

Tây Yên Tử có hệ thống chùa tháp trang nghiêm, di tích lịch sử giá trị, các công trình kiến trúc phức tạp, công phú. Bên cạnh đó, khu vực này còn được bao bọc trong một không gian thiên nhiên với rừng núi hùng vỹ, đẹp ngoạn mục và ấn tượng. 
 

tay_yen_tu

Chùa chiền trang nghiêm tại Tây Yên Tử. Ảnh: Hoang Kim Tuyen

Tại đây cũng có tuyến cáp treo nối liền hai tỉnh Quảng Ninh – Bắc Giang, hướng đến phát triển du lịch về lâu về dài trong tương lai. Đến khu du lịch Tây Yên Tử, bạn có đi dạo vãn cảnh, check-in siêu đẹp với cảnh quan thơ mộng – nơi được tín đồ sống ảo miền Bắc gọi là “Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt”. 
 

tay_yen_tu

Cáp treo Tây Yên Tử. Ảnh: ivivu

Xem thêm: Suối khoáng Quang Hanh Quảng Ninh – ‘chân ái’ nghỉ dưỡng của giới nhà giàu Việt

Chơi gì ở Tây Yên Tử?

 

Tìm hiểu về Thiền phải Trúc Lâm Yên Tử

Bạn sẽ có dịp tìm hiểu thêm về Thiền phải Trúc Lâm Yên Tử gắn với cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông. 

Thiền phải Trúc Lâm Yên Tử được hình thành từ thế kỷ 13 bởi thiền sư Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung – tôn thất nhà Trần. Thiền phái mang đặc trưng Phật Việt trên cơ sở hệ thống tư tưởng ba Phật phái Tiniđalưuchi, Vô Thông Ngôn và Thảo Đường. 
 

tay_yen_tu

Vãn cảnh không gian Tây Yên Tử. Ảnh: Hoang Kim Tuyen

Trần Nhân Tông sinh năm 1258, từ nhỏ vốn đã là người sùng kính đạo Phật. Sau khi lên ngôi, vua vẫn rất quan tâm đến thu thiền. Phật pháp cũng có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng gắn đạo với đời của vua, kể cả cách chỉ huy đánh giặc lẫn chính sách đối ngoại với các nước láng giềng. 
 

tay_yen_tu

Trước đây Tây Yên Tử là không gian tu hành của tôn thất nhà Trần. Ảnh: ivivu

Sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông vào năm 1293, ông đến núi Yên Tử chuyên tâm thu hành. Tại đây, ông đã tu tập và truyền dạy tư tưởng cho hàng nghìn đệ tử. Năm 1308, ông qua đời, được tôn làm Phật hoàng, Tổ đệ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
 

tay_yen_tu

Ngày nay Tây Yên Tử là một điểm đến ấn tượng. Ảnh: travelmag

Viếng thăm các ngôi chùa lớn

Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử có 3 khu vực: chùa Trung, chùa Hạ, chùa Thượng. Trong đó, khu vực chùa Hạ là trung tâm, có địa hình bằng phẳng, hướng tầm nhìn về phía núi non trùng điệp.

Tại đây có hầu hết các dịch vụ phục vụ du khách: công viên sinh thái, khu tái hiện Hoàng thành Thăng Long, nhà hàng, bảo tang, khu nghỉ dưỡng bên suối….
 

tay_yen_tu

Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử có 3 khu vực: chùa Trung, chùa Hạ, chùa Thượng.

Khu chùa Trung cách đó không xa, nằm giữa núi Yên Tử. Tại khu vực này có các đài vọng cảnh, đường đi bộ lên chùa, đường cáp treo… Bạn có thể dừng chân tại đây để vãn cảnh và chụp ảnh. 
 

tay_yen_tu

Vãn cảnh và sống ảo với khung cảnh tuyệt đẹp. Ảnh: travelmag

Khu vực chùa Thượng thì dành cho các du khách muốn thực hiện hành trình leo núi và thiền. 
 

Tham quan các di tích

Chùa Am Vãi là một trong những di tích quan trong nhất của quần thể Tây Yên Tử. Chùa nằm trên độ cao 700 m so với mực nước biển, được xây dựng từ thế kỷ 12 – 13.

Xưa kia, chùa này là nơi các công chúa nhà Trần đến tu hành, nên còn được gọi là Am Ni Tự. Hiện nay chùa vẫn còn nhiều dấu tích xưa, như hàng Tiền, hang Gạo, giếng cổ, bàn Cờ Tiên, dấu chân Phật…
 

tay_yen_tu

Check-in tại các di tích. Ảnh: kenh14

Chụp ảnh ở Cổng Trời

Cổng trời nằm ở khu vực chùa Hạ, là một phông nền sống ảo không thể bỏ qua tại Tây Yên Tử. Đây cũng chính là nơi mà ca sĩ tài năng Việt Nam – Sơn Tùng M-TP đã quay MV Lạc Trôi tram triệu view vài năm trước. 
 

tay_yen_tu

Chụp ảnh ở Cổng Trời. Ảnh: dulichchat

Săn mây nơi chùa Thượng

Khu vực chùa Thượng mùa nay có nhiều mây. Nếu bạn là người thích đi săn mây thì có thể đến đây.  Tham quan chùa Bổ Đà và chụp ảnh với khung trời tuyệt đẹp, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. 
 

tay_yen_tu

Mùa này rất thích hợp để đến Tây Yên Tử săn mây. Ảnh: travelmag

Ngồi cáp treo vãn cảnh Tây Yên Tử

Cáp treo Tây Yên Tử được xây dựng năm 2013, nhưng mới được đưa vào hoạt động từ Tết nguyên đán 2019. Tuyến cáp này giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức di chuyển lên đến các ngôi chùa trên núi.

Tuyến cáp có chiều dài hơn 2 km, tổng cộng có 45 cabin, vận chuyển khoảng 1.500 khách/giờ. Ngồi cáp treo, bạn có thể dễ dàng di chuyển từ Tây Yên Tử Bắc Giang sang chùa Đồng Quảng Ninh chứ không phải đi bộ mất 3 giờ đồng hồ như trước đây. 
 

tay_yen_tu

Ngồi cáp treo vãn cảnh Tây Yên Tử. Ảnh: kenh14

Tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử rộng hơn 13 ha, bao gồm rừng và đất đặc dụng. Tại đây có 5 kiểu thảm thực vật chính: tràng cỏ và cây bụi; cây gỗ nhỏ và tre nứa; rừng kín thường xanh; cây lá rộng xen cây lá kim; rừng cây gỗ lá rộng.

Đây cũng là ngôi nhà chung của nhiều loại động vật lớp thú, bò sát, ếch nhái… Người yêu thiên nhiên và thích khám phá thế giới động vật hẳn sẽ không thể bỏ qua cơ hội tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.
 

tay_yen_tu

Tây Yên Tử có nhiều hạng mục du lịch hấp dẫn. Ảnh: travelmag

 

Kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử: Mùa nào đẹp nhất?

Tây Yên Tử năm trên độ cao 1000 m so với mực nước biển, được bao bọc bởi rừng núi yên tính, thời tiết bốn mùa mát mẻ, không khí trong lành. Bạn có thể ghé thăm nơi này bất cứ khi nào, nhưng mùa xuân

hè là thời điểm đẹp nhất. Mùa xuân người dân và du khách đến hành hương khá đông, không khí sôi nổi khiến cho mọi vật dường như cũng có linh tính, tràn đầy sức sống.

Mùa hè vắng hơn một chút, chỉ có các nhóm bạn đến chụp ảnh sống ảo và vãn cảnh. Mỗi dịp rằm hoặc lễ lớn, Tây Yên Tử mới thu hút đông người hơn. 
 

tay_yen_tu

Mùa xuân hè là thời gian đẹp nhất để đến tham quan Tây Yên Tử. Ảnh: instagram

Giá vé tham quan tại Tây Yên Tử

Vé cáp treo Tây Yên Tử khứ hồi là 260.000Đ/khách. Vé 1 chiều: 150.000Đ/khách. Vé xe điện là 10.000Đ/khách.

Lưu ý: Đây là không gian chùa chiền nên hãy ăn mặc kín đáo khi ghé thăm. Nên mang theo mũ, nón, ô để che nắng khi đi dạo. Mang theo nước và thức ăn cũng được, nếu không có thể mua ở khu vực nhà hàng, tất nhiên là giá sẽ cao hơn so với bên ngoài. 
 

tay_yen_tu

Tây Yên Tử là điểm du lịch tâm linh gần Hà Nội ấn tượng nhất. Ảnh: dulichchat

Tây Yên Tử trầm mặc, trang nghiêm như một bức tranh, đẫm hương khói hương và công đức. Những người yêu thích không gian yên tính có thể đến đây để dạo chơi và thư giãn.

Nếu muốn tìm một điểm dừng chân nhân dịp cuối tuần, đừng ngần ngại chọn khu du lịch tâm linh gần Hà Nội này. Tháng 3 tháng 4 đang là mùa đẹp nhất để ghé thăm, bạn hãy lên kế hoạch ngay. 

Cẩm Luyến

(Theo Báo Thể thao Việt Nam)