Kinh doanh là gì? Tổng hợp từ A – Z các thông tin về kinh doanh
Đánh giá post
Kinh doanh là từ khóa được đông đảo các bạn trẻ khởi nghiệp tìm kiếm. Nội dung bài viết của JobsGO phần nào giúp bạn hiểu đúng “kinh doanh là gì?” “Ngành nghề kinh doanh là gì?”. Cùng đọc và tham khảo ngay các bạn nhé.
TÌM VIỆC LÀM kinh doanh
Những khái niệm liên quan đến kinh doanh
Khái niệm kinh doanh là gì?
Trong tiếng Anh, kinh doanh được hiểu là Business. Nó là tập hợp mọi hoạt động mua bán, sản xuất, cung cấp dịch vụ, đầu tư cho cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. Cụ thể, nó sẽ tạo ra của cải, vật chất để cung ứng nhu cầu tối thiểu người dùng. Sau đó sản phẩm sẽ được tung ra thị trường để đem về doanh thu.
Các hoạt động của kinh doanh sẽ phải thông qua thể chế như: Công ty, tập đoàn hoặc các cá nhân như sản xuất, buôn bán quy mô hộ gia đình.
Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hoạt động này như: Lợi nhuận, doanh số, tăng trưởng,…
👉 Xem thêm: Kinh doanh thương mại là gì? Tổng quan về ngành kinh doanh thương mại
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh chính là thành tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Vì nó mở ra cho công ty giá trị bền vững. Thế nhưng việc phát triển mô hình này lại không chỉ nói đến vấn đề phục vụ lợi nhuận, giảm chi phí mà nó còn là sự phát triển của toàn doanh nghiệp ở mọi mặt.
Để triển khai tốt mô hình này, bạn cần tạo ra những giá trị thực cho các bên liên quan. Cũng nhờ đó mà bạn nắm được yếu tố nào làm cho khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm.
Ngành kinh doanh là gì?
Ngành kinh doanh chính là ngành mà có hoạt động liên quan đến tạo ra giá trị, trao đổi vì lợi ích của các bên liên quan.
Trong thời đại công nghiệp mới, ngành kinh doanh đang có những chuyển biến mới mẻ, đột phá với có ứng dụng công nghệ. Bên cạnh những ngành nghề mới ra đời thì một số ngành cũng có khả năng mất đi.
Đặc điểm của kinh doanh
-
Trao đổi hàng hoá dịch vụ: Mọi hoạt động trong kinh doanh điều có liên quan đến trao đổi hàng hoá, dịch vụ để đổi lấy tiền hoặc giá trị ngang tiền.
-
Giao dịch trong giao dịch: Trao đổi hàng hoá, dịch vụ luôn được diễn ra với tần suất thường xuyên. Một hàng hoá trước khi đến tay người dùng có thể đã đi qua rất nhiều cuộc giao dịch khác.
-
Mục tiêu chính là lợi nhuận: Hầu hết hoạt động kinh doanh đều thực hiện mục đích lợi nhuận. Nó cũng là phần thưởng của sản phẩm dành cho người kinh doanh.
-
Có kỹ năng kinh doanh: Nếu muốn trở thành doanh nhân thành đạt bạn cần có kiến thức, kỹ năng kinh doanh để điều hành công ty.
-
Rủi ro, không chắc chắn: Kinh doanh phải chịu rủi ro là điều hết sức bình thường. Ví dụ: Rủi ro mất của cải do cháy, lũ lụt, trộm cắp,… Đây là điều mà các doanh nghiệp, cá nhân cần phải lường trước và đưa ra phương án xử lý kịp thời.
-
Người mua và người bán: Đối với mỗi giao dịch kinh doanh cần có tối thiểu là một bên mua và một bên bán.
-
Kết nối với sản xuất: Các hoạt động kinh doanh có thể được kết nối với sản xuất dịch vụ, hàng hóa (còn gọi là hoạt động công nghiệp).
-
Tiếp thị và phân phối: Khi sản phẩm được tiếp thị, phân phối thì nó gọi là hoạt động thương mại.
-
Đáp ứng được nhu cầu của người dùng: Doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng những mong muốn của con người qua hoạt động kinh doanh. Theo đó, họ sẽ sản xuất các mặt hàng khác nhau và cố gắng đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
-
Nghĩa vụ xã hội: Hiện nay các doanh nhân đều có ý thức về trách nhiệm xã hội, bên cạnh lợi nhuận họ cũng sẽ tạo ra giá trị bền vững cho con người.
👉 Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp phát triển
Những lĩnh vực kinh doanh hiện nay
Ngành nông nghiệp, khai thác
Có thể nói đây là ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô nông sản, khoáng sản. Nguyên liệu này chủ yếu đến từ việc chăn nuôi, khai thác gỗ, khai thác khoáng sản, trồng cây nông nghiệp.
Ngành dịch vụ tài chính
Ngành dịch vụ tài chính sẽ gồm: Ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính,… Họ kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư, quản lý vốn.
Với sự phát triển kinh tế xã hội, ngành này cũng có bước tiến lớn. Rất nhiều dịch vụ về lĩnh vực tài chính, ngân hàng có lợi cho cả bên cung cấp và sử dụng như: Cho vay tín dụng, gửi tiết kiệm,…
Ngành thông tin
Với ngành này, doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi nhuận bằng cách bán lại quyền sở hữu trí tuệ. Mà quyền sở hữu trí tuệ là quyền của người có sản phẩm đó khi đăng ký có thể bán lại, nhượng lại theo thời hạn.
Ngành kinh doanh vận tải
Công ty kinh doanh vận tải kiếm lợi nhuận bằng cách thu phí vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Ngành kinh doanh này có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, phương tiện khác nhau. Họ sẽ xem xét nhu cầu của khách hàng để có thay đổi sao cho phù hợp nhất.
Ví dụ: Khách hàng muốn di chuyển từ Hà Nội lên Cao Bằng bằng xe ô tô rộng rãi, có nhiều không gian ngồi hoặc có thể trực tiếp nằm nghỉ ngơi. Doanh nghiệp sẽ phải lắng nghe nhu cầu đó và đổi sang xe giường nằm thay vì xe chỉ có ghế ngồi như trước.
👉 Xem thêm: [Bật mí] Nguyên tắc sử dụng vốn hiệu quả trong kinh doanh
Ngành kinh doanh dịch vụ
Dịch vụ là ngành kinh doanh đang rất phát triển. Với ngành này, con người không trực tiếp tạo ra hàng hóa hữu hình mà họ sẽ cung cấp dịch vụ, hàng hóa vô hình rồi thu phí bằng giá sức lao động và trải nghiệm. Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ vì sức khỏe, tư vấn bất động sản, tư vấn pháp lý,…
Bán lẻ và phân phối
Kinh doanh bán lẻ, phân phối là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng lên cao. Nhờ có ngành này mà sản phẩm được lưu thông thuận lợi từ nơi sản xuất đến người dùng.
Ngành sản xuất
Hoạt động trong ngành này chính là chế biến, xử lý nguyên liệu thô thành sản phẩm sau đó bán và thu lợi nhuận. Công sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc cung ứng sản phẩm, hàng hóa .
Ngoài các ngành kinh tế trên thì còn có ngành kinh doanh dịch vụ công cộng. Ví dụ: Xử lý nước thải, chất thải, cung cấp điện,…
👉 Xem thêm: Nhân viên kinh doanh nội thất là gì? Kỹ năng cần có trong công việc
Kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận cho người bán và giá trị thực tế cho người mua, đặc biệt nó còn giúp nền kinh tế của đất nước phát triển hơn. Mong rằng qua những chia sẻ này bạn đọc đã hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh.
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)