Kinh Doanh Là Gì? Những Khái Niệm Căn Bản Cập Nhật

Kinh doanh được coi như là thành công vĩ đại nhất của con người. Xã hội sẽ không thể phát triển nếu không gắn liền với các hoạt động giao dịch, buôn bán.

Vậy kinh doanh là gì? Với những người đang làm chủ, những khái niệm kinh điển trong kinh doanh nào có thể giúp bạn phát triển mô hình của mình. Mời quý bạn đọc tìm hiểu cùng Nef Digital qua bài tổng hợp dưới đây.

Kinh doanh là gì?

Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Hoạt động này thường được thông qua các thể chế như tập đoàn, công ty. Nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân như sản xuất, buôn bán nhỏ kiểu hộ gia đình.

Trích nguồn Wikipedia

Kinh doanh được coi là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá. Gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương pháp mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình.

Nó bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận chuyển, thương mại, tiếp thị…. Trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời tốt nhất.

Kinh doanh trong thời đại 4.0

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội để phát triển và hội nhập. Không quên đi kèm với cả nhiều thách thức.

Sự kết hợp giữa cổ điển, hiện đại, thông tin và công nghệ để làm giảm khoảng cách đã không ngừng tạo ra những ý tưởng độc đáo, mới lạ. Từ đó các doanh nghiệp tự đẩy mình để tìm ra được nhiều hướng phát triển hiệu quả nhất. 

kinh doanh trong thời đại 4.0

Cơ hội khi kinh doanh ở thời đại 4.0

Theo nhận định của các chuyên gia thì cuộc cách mạng 4.0 đã tạo nên những diện mạo mới trong sản xuất, bán hàng và tiếp thị.

Ví dụ như trước đây, mọi quá trình mua bán đều diễn ra trực tiếp tại cửa hàng. Thì nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ số hóa, hoạt động mua bán online đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Đây chính là cơ hội  thuận lợi phát triển cho các công ty Start-up trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử, công nghệ,…

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được xem là quốc gia có tinh thần startup mạnh mẽ hàng đầu trong làn sóng khởi nghiệp toàn thế giới.

Điều này càng tạo động lực để các doanh nghiệp mới bắt tay vào Start-up. Bắt nhịp với nền công nghiệp 4.0 và tạo ra những đột phá mới trong phát triển kinh tế.

Tổng quan về kinh doanh

Dưới đây là những bước chính để bạn có thể tạo và phát triển thành công mô hình kinh doanh cho riêng mình:

Ý tưởng kinh doanh gì?

Thế nào là một ý tưởng tốt?

Một ý tưởng kinh doanh độc đáo đó phải là một ý tưởng mang tính khác biệt, mới lạ, đặc biệt về ý tưởng. Ý tưởng có thể là:

  • Sản phẩm
  • Mô hình kinh doanh
  • Phương pháp sản xuất
  • Những đổi mới sáng tạo từ hệ thống phân phối SP/DV của công ty.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý tưởng về sản phẩm mà bạn cho là tốt nhất chúng ta cũng cần phải xem xét thị trường có nhu cầu đối với sản phẩm đó hay không.

Nhiều khi sản phẩm bạn cho là tốt nhất thực tế lại không có thị trường cho sản phẩm đó. Nhận định trên vẫn đúng trong trường hợp không có sự cạnh tranh đối với sản phẩm đó.

Bởi khi nhu cầu cho sản phẩm gần như không tồn tại đồng nghĩa với việc không có sự cạnh tranh đối ở lĩnh vực đó.

>> Xem thêm: 10 ý tưởng kinh doanh hiệu quả và độc đáo

Đăng ký kinh doanh

Khi bạn chắc chắn đã có một ý tưởng và mô hình hài lòng. Bạn cần đăng ký kinh doanh. Có thể đây là hoạt động cá thể hoặc thành lập công ty. Vậy tại sao phải đăng ký kinh doanh?

  • Nhằm đáp ứng niềm tin của khách hàng: Khách hàng sẽ khó tin tưởng nếu doanh nghiệp chưa tồn tại với tư cách một tổ chức được thành lập & hoạt động hợp pháp. Đồng nghĩa với việc tính chịu trách nhiệm trong hoạt động chưa rõ ràng. Rất khó tìm được khách hàng thật sự thoải mái khi giao dịch với một startup không có giấy phép kinh doanh.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký theo quy định pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Theo quy định ĐKKD và những quy định khác của pháp luật.
  • Đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư (nếu có): Trong một số bước triển khai dự án, nhu cầu về nguồn vốn để tạo thị trường là thiết yếu. Khi đó những nhà đầu tư chuyên nghiệp là nơi mà các startup tìm đến. Trong đó, đa số các nhà đầu tư sẽ đặt ra yêu cầu về tư cách khi tiến hành các hoạt động hợp pháp. Hoặc đơn giản không bị bỏ lỡ những hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh

Kinh doanh nhưng không có kế hoạch hành động cụ thể, chắc chắn bạn sẽ phải đi kèm với thất bại.

Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là những nội dung, một dạng tài liệu phác thảo chi tiết quá trình hoạt động của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch này có thể bao gồm những định hướng, mục tiêu, kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing…

Business Plan có nhiều loại khác nhau. Nhưng nhìn chung là có thể mô phỏng được tương lai hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Bao gồm các vấn đề chính yếu như: nguồn lực, tài chính, chiến lược bán hàng và marketing. Giúp doanh nghiệp đón đầu cơ hội và chuẩn bị trước những rủi ro và thách thức.

Chiến lược

Dù là mô hình kinh doanh nhỏ hay lớn. Mà công ty hoạt động mà không có chiến lược ví như một người đi trên đường mà không xác định điểm đến.

Chiến lược là bao gồm những hoạt động được thiết kế nhằm để tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài so với các đối thủ.

Môi trường hoạt động của công ty, bao gồm cả thị trường và đối thủ, chiến lược vạch ra cho công ty một cách nhất quán. Chiến lược là sự đánh đổi của công ty mà giới chuyên môn thường gọi là định vị chiến lược.

>>Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hút khách hàng nhất

Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám sát hoạt động của công ty. Và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị.

Một nhà quản trị doanh nghiệp sẽ là người giám sát doanh nghiệp và hoạt động của nó. Nhiệm vụ nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đạt được mục tiêu và được tổ chức và quản lý phù hợp. Nhiệm vụ của một người trong vị trí này rất đa dạng và thường xuyên. Bao gồm:

  • Đảm bảo rằng các nhân viên được tuyển dụng và đào tạo phù hợp
  • Lập kế hoạch cho sự thành công của doanh nghiệp
  • Giám sát hoạt động hàng ngày.

Hình thức kinh doanh chính

Với những người đang chuẩn bị khởi nghiệp thì việc lựa chọn giữa hai phương thức kinh doanh online hay truyền thống thật sự là một quyết định khó khăn.

Hãy cùng xem sự khác biệt giữa 2 hình thức này. Kết hợp cùng với loại hình sản phẩm và tình hình thị trường. Để chọn ra hình thức phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình.

Hoạt động truyền thống

Như chúng ta đã biết trong mô hình Truyền Thống, sản phẩm tạo nên từ nhà sản xuất. Để đến được tay người tiêu dùng cần phải đi qua rất nhiều các khâu trung gian khác nhau. Như các Tổng đại lý, đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3, và cuối cùng là đến các cửa hàng bán lẻ gần nhà chúng ta.

Có thể nói phương pháp Kinh Doanh Truyền Thống là một mô hình tốt, và đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới đã song song tồn tại một mô hình khác rất hiện đại. Thực sự mang lại quyền lợi cho người tiêu dùng, được gọi là kinh doanh online.

Kinh doanh Online

Kinh doanh online là hình thức bán hàng, giao dịch trên mạng internet thông qua các kênh trực tuyến và mạng xã hội. Như: thiết kế website bán hàng, bán hàng trên youtube, quảng cáo facebook, quảng cáo trên zalo… để tiếp thị trưng và bán sản phẩm. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí khi không cần phải thuê mặt bằng và nhân viên.

>>Xem thêm: Kinh doanh online là gì? Những bí quyết giúp thành công

Những kiến thức tổng quan về kinh doanh đã được tổng hợp tương đối đầy đủ. Đây chắc chắn rất bổ ích giúp doanh nghiệp áp dụng triển khai thành công các mô hình doanh nghiệp phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Đội ngũ Nef Digital

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email:  [email protected]
  • Website: https://nef.vn

Tham gia Digital Marketing Group trên Facebook để cùng nhau chia sẻ, học hỏi và phát triển.

Tóm lược nội dung

Kinh doanh là gì?

Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Hoạt động này thường được thông qua các thể chế như tập đoàn, công ty. Nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân như sản xuất, buôn bán nhỏ kiểu hộ gia đình.

Ý tưởng kinh doanh gì?

Một ý tưởng kinh doanh độc đáo đó phải là một ý tưởng mang tính khác biệt, mới lạ, đặc biệt về ý tưởng. Ý tưởng có thể là:
– Sản phẩm
– Mô hình kinh doanh
– Phương pháp sản xuất
– Những đổi mới sáng tạo từ hệ thống phân phối SP/DV của công ty.

Hình thức kinh doanh chính

Hoạt động truyền thống
Kinh doanh Online