Kinh doanh hộ gia đình là gì?

Hiện nay, kinh doanh hộ gia đình là một loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ nhưng được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm của nó. Trên thực tế, kinh doanh hộ gia đình ngày càng phổ biến và mang lại hiệu quả cao.

Để lý giải được những thắc mắc của mình về kinh doanh hộ gia đình, mời Qúy bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi về vấn đề Kinh doanh hộ gia đình là gì?

Kinh doanh hộ gia đình là gì?

Kinh doanh hộ gia đình hay còn được gọi là Hộ kinh doanh. Kinh doanh hộ gia đình là một mô hình kinh doanh được pháp luật điều chỉnh bởi các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ hộ kinh doanh và các bên liên quan. Cụ thể, kinh doanh hộ gia đình được quy định tại Nghị định 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP 04/01/2021.

Kinh doanh hộ gia đình (hộ kinh doanh) được quy định tại điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP 04/01/2021 như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

>>>>> Tham khảo: Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Đặc điểm của hộ kinh doanh

Dựa vào quy định trên ta có thể nhận thấy Kinh doanh hộ gia đình (hộ kinh doanh) có các đặc điểm sau:

Thứ nhất: Chủ sở hữu hộ kinh doanh là một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một gia đình. Lưu ý: Cá nhân phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên. Đặc điểm ngày của hộ kinh doanh có thể giúp phân biệt với các loại hình doanh nghiệp.

Thứ hai: Phải đăng kí hộ kinh doanh và chỉ kinh doanh tại một địa điểm. Tuy nhiên đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Thứ ba: Hộ kinh doanh sử dụng dưới mười lao động. Nếu hộ kinh doanh có nhiều hơn mười lao động thì phải đăng kí thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Thứ tư: Chủ sở hữu hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của hộ kinh doanh.

Ngoài việc giải đáp Kinh doanh hộ gia đình là gì? chúng tôi còn chia sẻ những thông tin hữu ích có liên quan trong các phần tiếp theo của bài viết, mời Quý vị theo dõi.

Đặt tên kinh doanh hộ gia đình như thế nào?

Cùng như các loại hình doanh nghiệp thì hộ kinh doanh cũng được pháp luật quy định về cách đặt tên. Cụ thể tại điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 quy định như sau:

1.Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh được quy định cụ thể tại điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021, cụ thể như sau:

1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

4. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Lưu ý: Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trên đây là bài viết của chúng tôi liên quan đến vấn đề Kinh doanh hộ gia đình là gì? Hi vọng rằng qua bài viết, sẽ giúp Qúy bạn đọc nắm rõ về nội dung này.