KIẾN TRÚC CẢNH QUAN là gì? Vai trò, Xu hướng… toàn bộ thông tin
Thuật ngữ Kiến trúc cảnh quan lần đầu tiên ra đời vào năm 1828 tại London – Anh và kể từ đó nó đã trở thành một nghề, một xu hướng phát triển mới của ngành kiến trúc trên toàn thế giới. Vậy thực chất kiến trúc cảnh quan là gì? Nó có vai trò như thế nào trong tổng thể thiết kế kiến trúc?
Thiết kế kiến trúc cảnh quan là gì?
Kiến trúc cảnh quan tên Tiếng Anh là “Landscape Architecture” – đây được coi là một lĩnh vực đa nghề có sự kết hợp của nhiều khía cạnh như thực vật học, làm vườn, mỹ thuật, kiến trúc, khoa học đất, tâm lý môi trường sinh thái và kỹ thuật dân dụng.
Sự ra đời của ngành nghề mới này nhằm giải quyết tổng thể các vấn đề về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, cải tạo môi sinh, tổ chức môi trường nghỉ ngơi – giải trí hợp lý để từ đó đem lại mối quan hệ hòa hợp nhất giữa thiên nhiên – con người – kiến trúc thúc đẩy ngành kiến trúc nói chung phát triển theo hướng bền vững.
Không gian kiến trúc cảnh quan là gì? Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn thì kiến trúc cảnh quan chỉ là công việc nghiên cứu và thực hành thiết kế cảnh quan môi trường trong nhà, ngoài trời với nhiều quy mô khác nhau được chi phối bởi các yếu tố nghệ thuật, môi trường, kiến trúc, kỹ thuật và xã hội học giúp cho không gian trở nên đẹp hơn, khoa học và tinh tế.
Những người học ngành đào tạo kiến trúc cảnh quan sau khi ra trường sẽ nhận tấm bằng kiến trúc sư cảnh quan. Có thể bạn quan tâm: Ngành kiến trúc thi khối nào?
Các lĩnh vực hoạt động của kiến trúc cảnh quan
Vì gắn liền và chú trọng đến môi trường trong lành, sạch đẹp nên ngành này thường bị nhiều người nhầm lẫn với nghề làm vườn. Cũng có một số ý kiến lại nói rằng nó đồng nghĩa với thiết kế đô thị. Quả thật các mối quan hệ này có sự gần gũi và những điểm tương đồng nhất định. Nhưng thực chất thiết kế cảnh quan lại có phạm vi rộng và có tính chất bao trùm hơn rất nhiều. Không chỉ dừng lại ở kiến trúc cảnh quan đô thị.
Các lĩnh vực hoạt động gồm:
- Thiết kế cảnh quan công viên chung và cơ sở hạ tầng công công.
- Thiết kế gắn liên và luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc của phát triển bền vững.
- Thiết kế và tái tạo nước ngầm, cơ sở hạ tầng xanh.
- Thiết kế cảnh quan cho chức năng giáo dục, các tổ chức công công và cơ quan chính phủ.
- Công viên , vườn thực vật , vườn cây , đường xanh và bảo tồn thiên nhiên.
- Các cơ sở giải trí, như sân chơi, sân golf, công viên giải trí và khu thể thao.
- Khu nhà ở, khu công nghiệp và phát triển thương mại.
- Động sản và cư trú cảnh quan lập kế hoạch và thiết kế.
- Cảnh quan và điểm nhấn trên đường cao tốc , cấu trúc giao thông, cầu , và hành lang quá cảnh.
- Đóng góp cho thiết kế đô thị , quảng trường thành phố và thành phố, bờ sông, đề án cho người đi bộ.
- Công viên tự nhiên, điểm đến du lịch, và tái tạo cảnh quan lịch sử, và nghiên cứu bảo tồn và bảo tồn vườn lịch sử.
- Hồ chứa, đập, nhà máy điện, cải tạo các ứng dụng công nghiệp khai thác hoặc các dự án công nghiệp lớn và giảm thiểu.
- Đánh giá môi trường và đánh giá cảnh quan, tư vấn quy hoạch và đề xuất quản lý đất đai.
- Phát triển và giảm thiểu vùng ven biển và ngoài khơi.
- Thiết kế sinh thái (bất kỳ khía cạnh nào của thiết kế giúp giảm thiểu tác động hủy hoại môi trường bằng cách tích hợp chính nó với các quá trình tự nhiên và bền vững).
Vai trò của kiến trúc cảnh quan trong tổng thể kiến trúc
Vai trò lớn nhất quan trọng nhất của thiết kế cảnh quan chính là làm mềm sự xuất hiện của các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng trên nền thiên nhiên, đặc biệt là tại các thành phố lớn, dân cư tập trung đông đúc.
Thiết kế cảnh quan trong lành, hòa hợp với thiên nhiên sẽ giúp con người có cuộc sống tích cực, trẻ trung và năng động. Đồng thời làm giảm sức ép lên môi trường, đất đai hướng tới phát triển bền vững về mọi mặt.
>>> Bài viết liên quan: Kiến trúc bền vững là gì? Khái niệm, thông tin, tiêu chí
Xu hướng phát triển của kiến trúc cảnh quan
- Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và các sáng kiến mới: nhằm tạo ra nhiều giải pháp thiết kế mới phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, các sự kiện thời tiết cực đoan, hiệu ứng nhà kính..
- Cơ sở hạ tầng mới với tiêu điểm cảnh quan: Thiết kế thêm những công trình cơ sở hạ tầng mới để tạo thành không gian cảnh quan có giá trị kinh tế, môi trường và ý nghĩa xã hội. Đặc biệt trong các thành phố dân cư đông đúc. Điểm nhấn mạnh cốt lõi là tích hợp 3 yếu tố: đất ở, cơ sở hạ tầng và không gian xanh trong một hệ thống mang đến lợi ích thiết thực cho dân cư.
- Tái sử dụng cơ sở hạ tầng cũ, tái chiếm dụng: Tận dụng và chuyển đổi cơ sở hạ tầng cũ thành không gian cung cấp cho dân cư để giảm sức ép về đất đai, môi trường.
- Cải thiện khu dân cư và hi sinh hóa.
- Một lần nữa: Cũ sẽ là mới: Không ngừng cải tiến về phía trước bằng cách nhìn nhận lại lịch sử. Đây có thể sẽ là một khuôn khổ để hướng tới tương lai.
- Bình đẳng giới.
- Thành phố thông minh: Từ các dự án thiết kế kiến trúc cảnh quan có thể kéo theo rất nhiều yếu tố thông minh cần thiết cho một thành phố dân cư đông đúc: thùng rác thông minh, chỗ đậu xe thông minh, giao thông thông minh…
- Học máy móc, thực tế tăng cường và phân tích dữ liệu.
- Đa dạng phương thức ngành vận tải.
- Dân cư.
- Vật liệu.
Tóm lại, thiết kế kiến trúc cảnh quan vô cùng cần thiết với môi trường và con người. Nó cho phép sử dụng nguồn tài nguyên ít hơn, giảm thiểu lãng phí, tái sử dụng để bảo vệ thiên nhiên, cải tạo khu vực ô nhiễm, giảm các hiện tượng cực đoan của thời tiết mang đến cho con người cuộc sống trong lành, khỏe mạnh.
5/5 – (1 bình chọn)